Tổ ngành sân khấu là ai

Đông đảo người dân biết tới khu nhà thờ Tổ nghề sân khấu hoành tráng trăm tỷ của danh hài Hoài Linh. Song cũng nhiều người chưa rõ nguồn gốc về ngày này ra sao.

Đây là câu hỏi chưa có lời giải đáp chính xác bởi có rất nhiều giai thoại về nhân vật được coi là tổ nghề sân khấu.

Ngày giỗ tổ nghề sân khấu là ngày nào?

Ngày giỗ tổ nghề sân khấu là ngày 12/8 Âm lịch.

Năm 2011, Thủ tướng ký quyết định ban hành Quyết định số 13/QĐ-TTg lấy ngày 12/8 Âm lịch làm ngày Sân khấu Việt Nam. Từ thời điểm đó, ngày này chính thức được thừa nhận rộng rãi là ngày Tổ nghề ngành sân khấu.

Tổ ngành sân khấu là ai
Năm 2011, ngày 12/8 âm lịch chính thức là ngày Sân khấu Việt Nam.

Ngày Tổ nghề sân khấu có liên quan tới các bộ môn nghệ thuật khác không?

Ngày 12/8 Âm lịch hiện nay không chỉ thuộc về ngành sân khấu mà còn dành cho tất cả các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác, bao gồm: điện ảnh, ca nhạc, MC, hài kịch... Từ năm 2011, các hoạt động kỷ niệm, tưởng nhớ ngày "giỗ tổ" được đông đảo nghệ sĩ tham gia và hưởng ứng.

Tổ ngành sân khấu là ai

Lễ giỗ tổ nghề sân khấu thường tổ chức ở đâu? Gồm những hoạt động gì?

Lễ giỗ Tổ nghề sân khấu phổ biến nhất là được tổ chức tại các nhà hát, sân khấu kịch hay đền thờ... Một trong những đền thờ Tổ nghề sân khấu lớn nhất trên cả nước chính là  Đền Tâm Linh Việt do danh hài Hoài Linh xây dựng. Quần thể Tâm Linh Việt có tổng diện tích xây dựng lên đến 500m2, tổng diện tích đất là 7000m2 và tiêu tốn 100 tỉ đồng để hoàn thiện. Đây là một trong những điểm tổ chức giỗ Tổ nghề long trọng nhất hàng năm, thu hút đông đảo nghệ sĩ và cả những người dân quan tâm.

Tổ ngành sân khấu là ai
Đền thờ tổ nghề Tâm Linh Việt của Hoài Linh.

Các hoạt động trong ngày giỗ Tổ thường chia làm hai phần chính là phần Lễ và phần Hội.

Phần Lễ bao gồm lễ dâng hương, cúng bái, nghi thức lễ tạ, phần này sẽ do một chủ tế cầm trịch, thường sẽ giao cho các nghệ sĩ gạo cội, có uy tín và có nhiều công lao, đóng góp cho ngành sân khấu. Còn phần hội, các nghệ sĩ sẽ thực hiện các tiết mục biểu diễn nổi bật nhất của mình để chung vui với nhau hoặc tri ân khán giả.

Tổ ngành sân khấu là ai

Theo nhà biên kịch nổi tiếng Chu Thơm thì giai thoại phổ biến nhất về ngày này là thuở xa xưa, có một vị vua hiếm muộn về đường con cái, khi đã cao tuổi mới sinh hạ được hai vị hoàng tử khôi ngô, tuấn tú. Cả hai hoàng tử đều rất mê ca hát mà không màng gì khác. Ngày 12/8 Âm lịch thì cả hai anh em hoàng tử trốn đi coi hát ở ngoài hoàng cung rồi cùng qua đời đúng hôm đấy. Linh hồn của họ ở lại sân khấu, độ trì cho người theo nghiệp cầm ca và những người theo nghề này đã lấy ngày 12/8 Âm lịch làm ngày giỗ Tổ nghề từ ấy.

Có một giai thoại cũng rất được tin tưởng nữa là xưa có 3 vị thánh tổ gồm có: Tiên Sư, Tổ Sư, Thánh Sư. Trong đó ông Tiên Sư là người sáng tạo ra nghề hát, ông Tổ Sư là người truyền bá, dạy nghề hát cho muôn nơi, ông Thánh sư là thánh về văn chương, thơ phú.

Tổ ngành sân khấu là ai

Ông Tiên sư vốn là hoàng tử trong cung nhưng lại mê ca hát đến mức bỏ ca ngai vàng, chính ông cũng sáng tạo và viết nên nghệ thuật diễn tuồng và được người theo nghề  thờ phụng khi mất. Ông Tổ sư thì vốn là người làm nghề buôn bán nhưng rất thương người làm nghề ca hát, diễn xướng và thường cho tiền bạc, giúp đỡ họ. Vì thế khi ông qua đời, các gánh hát tôn trọng và thờ phụng ông. Cũng có giai thoại thì ông tổ sư cũng là hoàng tử nhưng lại bỏ đi làm cướp, hung dữ nhưng ông lại yêu mến nghề hát và người nghệ sĩ, luôn bênh vực và bảo vệ cho họ.

Ở Việt Nam và nhiều nước người ta hay gọi những người làm nghề hát ca diễn xướng khi xưa là "gánh hát". Nguyên do là thời ấy, các nghệ sĩ đi diễn thì có thể không lấy tiền bạc mà gánh theo đôi quang gánh để bà con cho "quà" là đồ ăn, đồ uống hoặc những thứ vật dụng tùy tâm. Chính vì thế nhiều nơi nhầm rằng gánh hát, tổ nghề sân khấu xuất phát từ người hành khất, đó là không chính xác.

Ngày giỗ Tổ nghề sân khấu năm nay có những hoạt động gì?

Do ảnh hưởng của dịch bệnh và lệnh giãn cách xã hội nên ngày giỗ Tổ nghề sân khấu năm nay không còn làm rầm rộ như mọi khi mà được tinh giản hơn hẳn. Phần lớn các nhà hát, sân khấu chỉ giữ lại phần lễ, còn phần hội thì tiết chế tối đa.

Tổ ngành sân khấu là ai
Hoài Linh năm nay không làm lễ giỗ tổ đình đám như mọi khi.

Đền thờ Tâm Linh Việt, nơi luôn nhộn nhịp nhất vào ngày giỗ Tổ mọi năm thì năm nay im ắng. Nam danh hài vẫn "ở ẩn" và đưa ra thông báo ngắn gọn: "Tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát. Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh và nhằm đảm bảo tốt trong công tác phòng chống dịch cho cá nhân và cho cộng đồng, tôi thay mặt ban tổ chức lễ hội giỗ Tổ sân khấu và ngày Sân khấu Việt Nam 12/8 Âm lịch năm Canh Tý (28/9), đền thờ Tâm Linh Việt sẽ không tổ chức và mở cửa đón khách như mọi năm".

Tổ ngành sân khấu là ai
Biên kịch Chu Thơm.

Một danh hài khác là Vượng Râu thì tổ chức đơn giản lễ giỗ Tổ tại Thiên Trường Vọng phủ còn tại CLB Sân khấu thử nghiệm thuộc Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam ngoài phần lễ dâng hương sẽ cho diễn vở "Dưới ánh đèn" của biên kịch Chu Thơm - nói về cuộc đời của các nghệ sĩ mang "kiếp con tằm", nhả những sợi tơ đầu tiên và cuối cùng làm đẹp cho đời nhằm tôn vinh và cũng là lời từ tâm can của những nghệ sĩ theo nghiệm diễn xướng dưới ánh đèn sân khấu.

Danh hài Hoài Linh
[Ẩn - Hiện]
Tổ ngành sân khấu là ai

Hoài Linh được biết đến là nam danh hài đình đám của làng showbiz Việt, sở hữu nhiều tác phẩm hài kịch, điện ảnh nổi tiếng như Gieo quẻ đầu năm, Ra giêng anh cưới em, Tình chị duyên em... Bên cạnh đó, Hoài Linh còn nổi tiếng là nhân vật quyền lực, mát tay trong việc nâng đỡ nhiều đàn em trở thành ngôi sao như Đàm Vĩnh Hưng, Trường Giang, Trấn Thành, con trai Hoài Lâm...

* Profile Tiểu sử danh hài Hoài Linh

  • Tên thật: Võ Nguyễn Hoài Linh
  • Năm sinh: 18/12/1969
  • Quê quán: Khánh Hòa  
  • Chiều cao: 1m70
  • Nghề nghiệp: diễn viên hài, diễn viên điện ảnh, giám khảo

Chuyện đời tư của Hoài Linh cũng được khán giả quan tâm nhiều trong thời gian gần đây. Xem chi tiết: Tiểu sử Hoài Linh.

Theo bài viết "Vì sao có ngày giỗ Tổ sân khấu?" đăng trên báo Thể Thao Văn Hóa số ra ngày 12.9.2010, NSND Đinh Bằng Phi cho biết, trên bàn thờ tổ hát bội có thờ tượng hai em bé mà theo truyền thuyết là hai hoàng tử. Vì hiếm muộn nên để tạ ơn trời đất đã ban cho mình hai đứa con, nhà vua bèn lập đoàn hát biểu diễn trong cung ca ngợi công ơn trời đất để tỏ lòng thành của mình. Không ngờ hai hoàng tử lại quá ham coi hát, thường xuyên trốn trong buồng coi hát và chết luôn trong buồng hát vào ngày 12/8 Âm lịch. Người nghệ sĩ mượn hai vị hoàng tử này làm hai vị thần phù hộ cho nghề hát và ngày mất của hai vị trở thành ngày giỗ Tổ.

Tổ ngành sân khấu là ai
Tổ ngành sân khấu là ai

Đông đảo nghệ sĩ đến cúng Tổ

Tuy nhiên, nếu theo câu chuyện NSND Đinh Bằng Phi thì hai vị hoàng tử ấy chỉ là "khán giả" chứ không phải "ông tổ". Vì "Tổ nghiệp" phải là người đầu tiên của nghề đó. Còn chuyện hai vị hoàng tử ấy vì quá mê xem hát mà chết ngày 12.8 âm lịch chỉ là lý do ca ngợi cái nghề sân khấu mà thôi. Mặt khác, vua cha thành lập đoàn hát chứng tỏ những nghệ sĩ hát phải có trước. Vậy tổ nghiệp của sân khấu trước nữa là ai?

Cũng vì hoạt động sân khấu, nên tôi được biết giới nghệ sĩ trước đây có một điều cấm kỵ là không được bố thí tiền cho ăn mày, mà phải mua cái bánh, tô phở "trân trọng" mời ăn mày. Còn nếu rất muốn cho tiền, thì phải mượn tay người khác không cùng nghề đi cùng mình để bố thí, chứ không được trực tiếp đưa tiền, và thường thì số tiền cho ấy không phải tiền lẻ. Còn nếu không muốn cho, thì sẽ nói: "ông ơi, con là nghệ sĩ, ông thông cảm cho con". Và những người ăn mày lập tức hiểu điều đó, họ không nài nỉ và đi chỗ khác. Tại sao có chuyện này, hiện chưa ai lý giải được. Chỉ biết rằng nếu trực tiếp cho tiền sẽ bị "Tổ trác" vì cái tội dám coi thường nghề của mình: ăn mày.

Nếu ta suy luận logic thì sẽ thấy cái nghề sân khấu xuất thân từ ăn mày có vẻ hợp lý. Vì từ thời vua chúa, người dân phải lao động vất vả, tạo ra một cái nghề. Còn những người mất sức lao động chân tay phải đi ăn xin. Tuy nhiên, họ không muốn "xin không" mà phải bỏ sức lao động để không phải "nợ nần" ai, bằng cách đem "lời ca tiếng hát của mình" ra ngồi hát đầu đình xó chợ, xin "ông đi qua bà đi lại". Rồi muốn kiếm nhiều tiền hơn, họ phải diễn tuồng, vợ chồng con cái phải tự xây dựng kịch bản, tự diễn. Các nội dung thường là tiết mục hài diễu chế độ phong kiến, những bức xúc của dân đen. Cũng cần phải nói thêm, trong thời vua chúa, chỉ có anh hề mới được chế nhạo vua. Vì có nói gì đi nữa, thiên hạ cũng bảo là lời của "thằng hề", không chấp. Và vì diễn tuồng nên đôi lúc, con phải đóng vai vua, cha đóng vai dân, bị vua ra lệnh chém đầu... Họ diễn hay đến mức người xem nhập tâm vào nhân vật, rơi nước mắt và và tức tối chửi những đứa con đóng vai vua đó là "loại bất hiếu" hay "đồ xướng ca vô loại". Như vậy câu "xướng ca vô loại" không có nghĩa là "chỉ giỏi cái hát hò chứ chẳng ra thể thống gì" mà là thành quả lao động của những vai phản diện trên sân khấu. Và nếu ta ráp câu chuyện của NSND Đinh Bằng Phi vào "phần tiếp theo" thì lý do chọn ngày 12.8 âm lịch thì có vẻ hợp lý và logic.

Tổ ngành sân khấu là ai
Những nghệ sĩ tự dâng mâm quả của mình lên bàn thờ tổ

Hiện nay ở một số sân khấu nhà hàng, thù lao chủ yếu là "tiền boa", giống như ngày xưa những nghệ sĩ ăn mày kiếm sống. Thậm chí có những nơi tiền boa nhiều hơn catxe, và đời nghệ sĩ vẫn phải vui vẻ chấp nhận vì đó là nghiệp. Nếu nghệ sĩ nào không nhận, thì để lại cho ban nhạc phía sau, chứ không được phép từ chối.

Còn hằng năm, cứ đến giữa tháng 8 âm lịch là dịp các nghệ sĩ sân khấu dành hết tình cảm của mình cho tổ nghiệp. Cách làm là một sân khấu nào đó hô lên ngày ấn định tổ chức, các nghệ sĩ sau khi diễn đêm về tụ tập đến đó, người mang thùng beer, người mang heo quay, trái cây đến nhang khói cúng tổ rồi liên hoan giao lưu gặp gỡ nhau. Rồi hôm khác, nơi khác tổ chức, đúng nghĩa là tuần lễ của sân khấu. Ban đầu ngày giỗ tổ chỉ dành cho giới cải lương, hát bội, tuồng chèo. Nhưng về sau này giới nhạc Tân cũng xem đây là ngày giỗ tổ của mình. Cho đến năm 2010, Hội Sân khấu TP.HCM đã công bố quyết định của Ban Bí thư, Ban chấp hành Trung ương Đảng về việc chọn ngày 12/8 âm lịch (cũng là ngày giỗ Tổ truyền thống của ngành sân khấu) làm Ngày Sân khấu Việt Nam. Đây là một quyết định chính thức hợp với nguyện vọng của các nghệ sĩ sân khấu vốn vất vả với nghề yêu quý của mình./.