Tỉnh Đắk Nông có bao nhiêu huyện có chung đường biên giới với Campuchia

Ngày cuối tuần tháng 8, PV Tiền Phong theo chân các chiến sĩ Đồn Biên phòng Sêrêpốk vào xã Krông Na để tìm hiểu cách phòng chống dịch bệnh tại nơi có đường biên giới dài nhất của tỉnh Đắk Lắk tiếp giáp Campuchia.

Thượng úy Bun Bơ Lào, Đội trưởng Đội vận động quần chúng [Đồn Biên phòng Sêrêpốk] cho hay, khi dịch COVID-19 bùng phát, các chiến sĩ trong đội đều phối hợp chính quyền đến từng nhà tuyên truyền. Đội tuyên truyền hướng dẫn người dân tuân thủ quy định phòng chống dịch bệnh [đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, vệ sinh nhà cửa...], vận động được 3 gia đình hoãn đám cưới trong thời gian cách ly toàn xã hội.

Bộ đội tuyên truyền cho người dân phòng chống dịch bệnh

Bà Bun La Ka Lào [buôn Trí A, xã Krông Na] cho biết, đội tuyên truyền đã giúp bà hiểu rõ hơn mối nguy từ đại dịch COVID-19 nên quyết định hủy chuyến về Lào thăm người thân vào tháng 4/2020. “Mình phải gần dân, sát dân để nắm bắt thông tin kịp thời. Có vấn đề phát sinh, họ lại nghĩ đến bộ đội. Thậm chí ai đi từ vùng dịch bệnh về, người dân đều báo, nhờ thế công tác phòng chống dịch tại địa phương mới hiệu quả”, Thượng úy Bun Bơ Lào, thông tin.

Một chốt kiểm soát dịch bệnh thuộc Đồn Biên phòng Sêrêpốk

Dọc biên giới, Đồn Biên phòng Sêrêpốk bố trí các chốt kiểm soát dịch COVID-19, ngăn người xâm nhập, vượt biên trái phép. Tại chốt kiểm soát gần quốc lộ 14C, Thượng úy Cao Anh Tuấn, Đội trưởng Đội vũ trang cho hay, đã hơn 2 tháng chưa về thăm vợ con ở tỉnh Khánh Hòa. Vì nhiệm vụ bảo vệ biên giới, anh Tuấn nén nỗi nhớ , cùng các đồng đội phụ trách tuyến biên giới dài gần 10 km. Ban ngày, 1 người nhận nhiệm vụ túc trực tại chốt, số còn lại chia nhau đi tuần tra. Tối đến, đội của anh cũng chia nhau canh gác, tuần tra với quyết tâm không để người xâm nhập biên giới trái phép.

Chiến sĩ nấu ăn tại chốt kiểm soát dịch bệnh

Đại úy Nguyễn Hữu Lương, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Sêrêpốk kể, ngoài nhiệm vụ tuần tra biên giới ngăn người vượt biên trái phép, đơn vị còn phối hợp địa phương tuyên truyền bằng các hình thức như dùng loa phát thanh, phát tờ rơi, đến từng nhà vận đồng người dân kê khai y tế, chấp hành quy định phòng chống dịch, cài đặt phần mềm Bluezone. Tháng cao điểm, đơn vị còn tăng cường thêm lực lượng, hạn chế nghỉ phép, dồn sức phòng chống dịch.

Công việc dẫu vất vả nhưng các chiến sĩ đều gác những niềm riêng, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từ đầu tháng 8 đến nay, Đồn Biên phòng Sêrêpốk đã vận động tặng 1.000 khẩu trang y tế cùng nhiều nhu yếu phẩm cho người dân xã Krông Na; Phối hợp chính quyền vận động hơn 150 trường hợp đi từ vùng dịch về thực hiện cách ly tại nhà. Ngoài phòng chống dịch COVID-19, Đồn Biên phòng Sêrêpốk còn tuyên truyền người dân phòng bệnh bạch hầu, sốt xuất huyết...

Khám bệnh cho người dân buôn Drang Phốk

Bên cạnh phòng chống dịch, cán bộ biên phòng còn chăm lo sức khỏe cho người dân vùng biên tại Trạm Quân dân y kết hợp đóng ngay buôn Drang Phôk [xã Krông Na]. Cầm bịch thuốc trên tay, chị H’ Phen Knul [buôn Drang Phôk] chia sẻ, bệnh dạ dày tái phát nên ra đây khám lấy thuốc. Khi nào bệnh nặng chị mới ra trung tâm xã, huyện khám. Ngoài khám bệnh cho người dân, tại Trạm Quân dân y kết hợp đang chăm sóc cháu Y Phú Mlô, [SN 2014, buôn Drang Phốk] theo diện “con nuôn biên phòng”...

Đắk Nông có đường biên giới dài khoảng 141 km tiếp giáp với tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia. Trong nhiều năm qua, tình hình an ninh, trật tự và an toàn xã hội khu vực biên giới luôn được giữ vững, góp phần vun đắp mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước nói chung và hai tỉnh Đắk Nông - Mondulkiri nói riêng.

Lực lượng tuần tra bộ đội biên phòng tuần tra, kiểm soát khu vực Ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Campuchia. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Đắk Nông, những năm gần đây, công tác đối ngoại biên phòng và phân giới cắm mốc đoạn biên giới giữa hai tỉnh Đắk Nông và Mondulkiri đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Triển khai thực hiện Nghị định thư phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Campuchia, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Nông đã xây dựng hoàn thành 8 vị trí với 16 cột mốc chính; 89 vị trí với 168 cột mốc phụ, 11 cọc dấu; xác định được 48 tâm cồn bãi trên sông, suối, 9 điểm đặc trưng và đã phân giới được 117 km đường biên giới [tương đương với gần 83% chiều dài đường biên giới giữa hai tỉnh Đắk Nông -Mondulkiri]. Bên cạnh công tác phân giới cắm mốc và tuần tra bảo vệ biên giới, các đơn vị Bộ đội Biên phòng Đắk Nông còn chủ động, tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng củng cố hệ thống chính trị cơ sở, tập trung phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân khu vực biên giới. Theo đó, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Nông đã thực hiện thường xuyên, hiệu quả 7 chương trình giúp dân xóa đói giảm nghèo, tặng bà con 200 con bò giống làm tư liệu sản xuất, phát triển kinh tế gia đình. Từ năm 2015 đến nay, Bộ đội Biên phòng Đắk Nông đã thực hiện Chương trình "Nâng bước em tới trường" và đã hỗ trợ các em học sinh trên địa bàn biên giới và con em phía bên kia biên giới trên 2,2 tỷ đồng để các học sinh khó khăn tiếp tục có cơ hội đến trường. Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg, ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, Bộ đội Biên phòng Đắk Nông đã tích cực vận động các già làng, trưởng bon, những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, tích cực phát huy tinh thần trách nhiệm trong phong trào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đến nay đã thành lập 85 tổ tự quản an ninh trật tự thôn, buôn, bon, bản; 27 tổ, 6 tập thể tự quản đường biên cột mốc, tham gia quản lý, bảo vệ 84 km/7 mốc giới và một công trình cầu Đắk Dang. Các phong trào mô hình đã phát huy được hiệu quả, thay đổi và nâng cao nhận thức cũng như niềm tin của nhân dân vùng biên đối với Đảng, Nhà nước, giúp người dân tích cực, tự giác tham gia các phong trào bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, tạo sức mạnh tổng hợp trong xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng làm nhiệm vụ trên biên giới, cửa khẩu thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, không để lây lan qua biên giới, cửa khẩu, lối mòn, lối mở…Bộ đội Biên phòng Đắk Nông đã triển khai thường xuyên, liên tục 20 tổ chốt chặn cố định, 10 tổ lưu động trên biên giới với hơn 200 cán bộ, chiến sỹ túc trực. Lực lượng Bộ đội Biên phòng phối hợp với dân quân, công an các xã biên giới tăng cường công tác kiểm dịch y tế, kiểm soát người và phương tiện, hàng hóa qua lại khu vực biên giới. Hiện nay, Bộ đội Biên phòng Đắk Nông vẫn duy trì các tổ chốt cố định để kiểm soát, ngăn chặn dịch COVID-19. Có thể khẳng định, các tổ chốt chặn trên biên giới đang là lá chắn không để dịch bệnh từ bên kia biên giới vào địa bàn tỉnh.

Theo Đại tá Nguyễn Văn Lư, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Nông, với vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong xây dựng và bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, Bộ đội Biên phòng Đắk Nông luôn là “lá chắn thép” nơi “phên dậu” của Tổ quốc. Trong điều kiện, hoàn cảnh nào, những người lính biên phòng luôn xử lý mọi tình hình, vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên khu vực biên giới, cửa khẩu một cách thấu đáo, thuận lòng dân và theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, đảm bảo thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu qua biên giới, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển chung của tỉnh.

21:23, 17/05/2017

Ngày 17-5, tại 2 xã biên giới Ia R’vê, Ea Bung [huyện Ea Súp], Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức Lễ khánh thành cột mốc số 41 và 43 khu vực biên giới giữa hai tỉnh Đắk Lắk [Việt Nam] - Mondulkiri [Campuchia].

Tham dự buổi lễ có Thiếu tướng Thái Đại Ngọc, Phó Tư lệnh Quân khu 5; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Y Giang Gry Niê Knơng; Ngài Ching Sochantha, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Mondulkiri; Đại tá Phạm Quang Hùng, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh; đại diện Ban Chỉ đạo Tây Nguyên; các sở, ban, ngành của tỉnh; lực lượng bảo vệ biên giới của hai nước Việt Nam, Campuchia cùng đông đảo cán bộ, nhân dân khu vực biên giới…

Đại tá Phạm Quang Hùng, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh phát biểu tại buổi Lễ khánh thành cột mốc số 41.

 

Trong thời gian qua, với sự nỗ lực, hiểu biết lẫn nhau, Ủy ban Liên hiệp phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam – Campuchia đã cùng nhau khảo sát, xác định và tiến hành xây dựng cột mốc số 41 và số 43 trên đoạn biên giới giữa hai tỉnh Đắk Lắk [Việt Nam] và Mondulkiri [Campuchia]. Hai cột mốc biên giới số 41 và số 43 được khởi công xây dựng từ ngày 6-3-2017; sau hơn 2 tháng thi công, công trình đã hoàn thành bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn.

Lãnh đạo hai tỉnh Đắk Lắk và Mondulkiri thực hiện nghi lễ khánh thành tại cột mốc số 41.

 

Như vậy, sau 10 năm [2007-2017] Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Lực lượng Bảo vệ biên giới tỉnh Mondulkiri đã cơ bản hoàn thành việc phân giới, cắm mốc 7 vị trí gồm 11 cột mốc chính mà Ủy ban Biên giới quốc gia của hai Chính phủ giao cho tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Mondulkiri.

Lực lượng tuần tra bảo vệ biên giới của tỉnh Mondulkiri và Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk bên cột mốc số 43.

 

Đại tá Nguyễn Quang Hùng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cho biết: "Việc hoàn thành hai cột mốc 41 và 43 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thể hiện quyết tâm, đoàn kết một lòng của Chính phủ hai nước Việt Nam và Campuchia trong việc hoàn thành việc phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền, để cùng nhau xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững; tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý biên giới. Tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Mondulkiri có chung 73 km đường biên giới. Trong thời gian qua, công tác quản lý biên giới được duy trì theo đúng Hiệp ước, Hiệp định và Thỏa thuận giữa hai nước. Thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Mondulkiri tiếp tục phân giới, cắm các mốc phụ ở khu vực có chung đường biên giới giữa hai tỉnh…”.

Thế Hùng

Video liên quan

Chủ Đề