Tính 1 sử kiện cách ngày nay bao nhiêu năm 1200 TCN 2021 bao nhiêu năm 40 2021

Giải bài 1 trang 15 Lịch sử 6 Kết nối tri thức: Các sự kiện dưới đây xảy ra cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm? Khoảng thiên niên kỉ III TCN, ...

Bài 3. Thời gian trong lịch sử. Giải bài 1 trang 15 Lịch Sử và Địa Lí lớp 6 sáchKết nối tri thức và cuộc sống.

Câu hỏi:Các sự kiện dưới đây xảy ra cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm?

– Khoảng thiên niên kĩ III TCN, người Ai Cập đã biết làm lịch.

– Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40


Trả lời:

– Khoảng thiên niên kỉ III TCN, người Ai Cập đã biết làm lịch: 3000 + 2021 = 5021 năm

– Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40: 2021 – 40 = 1981 năm


    Bài học:
  • Bài 3. Thời gian trong lịch sử [Kết nối tri thức]
  • Chương 1. Vì Sao Phải Học Lịch Sử [Kết nối tri thức]

    Chuyên mục:
  • Lớp 6
  • Lịch Sử và Địa Lí 6 sách Kết nối tri thức


Bài trướcMuốn biết năm 2000 TCN cách đây bao nhiêu năm em sẽ tính như thế nào? Hãy cho biết các cách tính thời gian trong lịch sử
Bài tiếp theoHãy kể những ngày nghỉ lễ theo âm lịch và dương lịch ở nước ta.

Muốn biết năm 2000 TCN cách hiện nay bao nhiêu năm thì em sẽ tính như thế nào

❮ Bài trước Bài sau ❯

Soạn giải bài 1 phần luyện tập và vận dụng trang 16 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Đề bài

Dựa vào sơ đồ 2.4, em hãy xác định từ thời điểm đến hiện tại là bao nhiêu năm, bao nhiêu thập kỉ, bao nhiêu thế kỉ.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

quan sát sơ đồ

Lời giải chi tiết

- Năm 179 TCN cách năm 2021= 2200 năm =220 thập kỉ =22 thế kỉ.

- Năm 111 TCN cách năm 2021= 2132 năm=213 thập kỉ + 2 năm=21 thế kỉ+ 3 thập kỉ+ 2 năm.

- Năm 1 Công nguyên cách năm 2021=2022 năm=202 thập kỉ+2 năm= 20 thế kỉ+ 2 thập kỉ+ 2 năm.

- Năm 544 cách năm 2021=1477 năm=147 thập kỉ+ 7 năm= 14 thế kỉ+ 7 thập kỉ+ 7 năm.

- Năm 938 cách năm 2021=1083 năm= 108 thập kỉ+ 3 năm= 10 thế kỉ+8 thập kỉ + 3 năm.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

  • Soạn giải bài 2 phần luyện tập và vận dụng trang 16 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

    Hãy cho biết những ngày lễ quan trọng của nước Việt Nam: Giỗ Tổ Hùng Vương, Tết Nguyên đán, ngày Quốc Khánh, ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước được tính theo loại lịch nào?

  • Soạn giải bài 3 phần luyện tập và vận dụng trang 16 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

    Quan sát hình 2.3, theo em vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng năm âm lịch? Có nên chỉ ghi một loại lịch là dương lịch không?

  • Giải bài 4 phần luyện tập và vận dụng trang 16 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

    Hãy xây dựng trục thời gian những sự kiện quan trọng của cá nhân em. Ví dụ: Năm sinh, năm vào mẫu giáo, năm vào lớp 1, năm vào lớp 6…[lưu ý em có thể bắt đầu trục thời gian với năm sinh của em].

  • Trả lời câu hỏi mục II trang 16 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

    Lịch sử là gì? Dựa vào sơ đồ 2.4 và thông tin trong bài, em hãy giải thích các khái niệm trước Công nguyên, Công nguyên, thập kỉ, thế kỉ, thiên nhiên kỉ.

  • Trả lời câu hỏi mục I trang 15 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Chân trời sáng tạo

    - Người xưa sáng tạo ra lịch trên cơ sở nào? - Câu đồng dao "...Mười rằm trăng máu Mười sáu trăng treo..." thể hiện các tính thời gian của người xưa theo âm lịch hay dương lịch?

Quảng cáo
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch Sử và Địa Lí lớp 6- CTST - Xem ngay
Báo lỗi - Góp ý

Mục lục

Thời kỳ tiền sử

Bài chi tiết: Việt Nam thời tiền sử, văn hóa Tràng An, văn hóa Ngườm, và văn hóa Soi Nhụ

Lịch sử Việt Nam thời tiền sử [trước thời Hồng Bàng] chỉ được ghi nhận, dự đoán thông qua các di tích khảo cổ. Các truyền thuyết, dã sử đều có sau giai đoạn này.

Thời đại đồ đá

Bài chi tiết: Văn hóa Sơn Vi, Văn hóa Hòa Bình, và Văn hóa Bắc Sơn

Khu vực nay là Việt Nam đã có người ở từ thời kỳ đồ đá cũ. Các nhà khảo cổ đã tìm ra các dấu vết người thượng cổ cư ngụ tại hang Thẩm Hoi, Thẩm Khuyên [Lạng Sơn], núi Đọ [Thanh Hóa], Thung Lang [Ninh Bình] và Nga Sơn, Thanh Hóa cách đây hàng trăm nghìn năm. Thời kỳ này mực nước biển thấp hơn, và Việt Nam khi đó nối liền với bán đảo Malaysia, đảo Java, Sumatra và Kalimantan của Indonesia, với khí hậu ẩm và mát hơn bây giờ. Người Việt cổ khai thác đá gốc [ba-dan] ở sườn núi, ghè đẽo thô sơ một mặt, tạo nên những công cụ mũi nhọn, rìa lưỡi dọc, rìa lưỡi ngang, nạo,... bỏ lại nơi chế tác những mảnh đá vỡ [mảnh tước]. Những di tích ở núi Đọ được coi là bằng chứng cổ xưa nhất về sự có mặt của con người tại vùng đất Việt, khi tổ chức xã hội loài người chưa hình thành.

Vào thời kỳ mà các nhà nghiên cứu gọi là Văn hóa Sơn Vi, những nhóm cư dân nguyên thủy tại đây đã sinh sống bằng hái lượm và săn bắt trong một hệ sinh thái miền nhiệt - ẩm với một thế giới động vật và thực vật phong phú, đa dạng cách đây 11-23 nghìn năm, cuối thế Canh Tân [Late Pleistocene].

Cách đây 15.000 – 18.000 năm trước, đây là thời kỳ nước biển xuống thấp. Đồng bằng Bắc Bộ bấy giờ kéo dài ra mãi đến tận đảo Hải Nam và các khu vực khác. Về mặt địa chất học thời kỳ khoảng 15 nghìn năm trước Công nguyên [cách đây khoảng 18 nghìn năm] là thời kỳ cuối của kỷ băng hà, nước biển dâng cao dần đến khoảng năm 8.000 năm trước đây thì đột ngột dâng cao khoảng 130m [tính từ tâm của kỷ băng hà là khu vực Bắc Mỹ]. Nước biển ở lại suốt thời kỳ này cho đến và rút đi vào khoảng 5.500 năm trước đây. Ứng với thời kỳ này cùng với các di chỉ khảo cổ cho thấy nước biển đã ngập toàn bộ khu vực đồng bằng sông Hồng ngày nay đến tận Vĩnh Phúc trong suốt gần 3.000 năm.

Do chính đặc trưng về địa chất nên vùng đồng bằng sông Hồng, vịnh Bắc bộ không có điều kiện khai quật nền đất cổ đại có ở khoảng 8000 năm trước Công nguyên [trước khi có đại hồng thủy] để xác nhận dấu vết của các nền văn minh khác nếu có. Trang sử Việt có một khoảng trống không xác định được từ khoảng năm trước 5.500 năm - 18.000 năm trước.

Sau thời kỳ văn hóa Sơn Vi là văn hóa Hòa Bình và Bắc Sơn, thuộc thời kỳ đồ đá mới. Văn hóa Hòa Bình được ghi nhận là cái nôi của nền văn minh lúa nước, xuất thân từ Đông Nam Á có niên đại trễ được tìm thấy vào khoảng 15000 năm trước đây. Do đặc trưng địa chất về hồng thủy nên có thể một phần sự phát triển rực rỡ của nền văn hóa Hòa Bình có thể đã chưa bao giờ được nhận ra và tìm thấy. Các nhà khảo cổ đã liên kết sự khởi đầu của nền văn minh người Việt ở cuối thời kỳ đồ đá mới và đầu thời đại đồ đồng [vào khoảng hơn 5700 năm trước Công nguyên].[2]

Thời đại đồ đồng đá

Bài chi tiết: Văn hóa Phùng Nguyên

Văn hóa Phùng Nguyên là một nền văn hóa tiền sử thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới, cách đây chừng 4.000 năm đến 3.500 năm.[cần dẫn nguồn] Phùng Nguyên là tên một làng ở xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên tìm ra các di chỉ của nền văn hóa này.

Thời đại đồ đồng

Bài chi tiết: Văn hóa Đồng Đậu và Văn hóa Gò Mun

Văn hóa Đồng Đậu là nền văn hóa thuộc thời kỳ đồ đồng ở Việt Nam cách ngày nay khoảng 3.000 năm, sau văn hóa Phùng Nguyên, trước văn hóa Gò Mun. Tên của nền văn hóa này đặt theo tên khu di tích Đồng Đậu ở thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.

Thời đại đồ sắt

Bài chi tiết: Văn hóa Đông Sơn, Văn hóa Sa Huỳnh, và Văn hóa Óc Eo

Đến khoảng năm 1200 TCN, sự phát triển của kỹ thuật trồng lúa nước và đúc đồ đồng trong khu vực sông Mã và đồng bằng sông Hồng đã dẫn đến sự phát triển của nền văn hóa Đông Sơn, nổi bật với các trống đồng. Các vũ khí, dụng cụ và trống đồng được khai quật của văn hóa Đông Sơn minh chứng cho việc kỹ thuật đúc đồ đồng bắt nguồn từ đây, nhiều mỏ đồng nhỏ xưa đã được khai quật ở miền Bắc Việt Nam. Ở đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy quan tài và lọ chôn hình thuyền, nhà sàn, và bằng chứng về phong tục ăn trầu và nhuộm răng đen.

Lịch sửSửa đổi

Dionysius Exiguus sáng chế ra kỷ nguyên Kitô để tính ngày lễ Phục Sinh

Khái niệm kỷ nguyên Kitô được tu sĩ Dionysius Exiguus đặt ra vào thế kỷ VI khi ông tính lịch cho các ngày lễ Phục Sinh và được dùng với các lịch Julius và Gregory. Không có năm 0 trong các lịch này; năm 1 TCN được theo sau bằng năm 1 CN. Các nhà làm sử áp dụng thông lệ này vì nó được dùng lần đầu bởi tu sĩ Beda trong tác phẩm Historia Ecclesiastica Gentis Anglorum [Lịch sử giáo hội của người Anh, 731]. Ông không dùng số 0, mặc dù ông đã biết số 0 vào lúc đó, vì việc đếm số cho năm bắt đầu từ 1 chứ không phải 0. Năm 0 trong lịch thiên văn là năm 1 TCN; các năm trước 0 được đánh số âm, như −1 = 2 TCN.

Hầu hết các học giả Kinh Thánh hiện nay cho rằng Dionysius đã tính sai, và rằng trên thực tế Giêsu sinh trong khoảng từ năm 8 TCN tới năm 4 TCN. Dữ kiện muộn nhất liên quan đến sự giáng sinh của Giê-su là cái chết của Herod Đại đế vào năm 4 TCN.

Video liên quan

Chủ Đề