Áp lực nhóm là gì

Photo by Lead The Change 2018 Exchange trip in Singapore

LÀM VIỆC NHÓM: HIỆU QUẢ HAY TẠO SỰ CĂNG THẲNG?

Cong-Thang HUYNH

Cong-Thang HUYNH

Strategic Mentor | Connector | Advisor

Published Sep 9, 2019
+ Follow

Kỹ năng phối hợp làm việc nhóm hiện được xếp thứ 4 trong top 10 những kỹ năng mềm cần thiết cho nguồn nhân lực đến năm 2020. Đây cũng là một trong những kỹ năng mà các nhà lãnh đạo trẻ trong chương trình đào tạo tại nước ngoài của Lead The Change được học tập, trải nghiệm và thực hành thông qua các dự án thực tế.

Bài chia sẻ được tôi lược dịch dưới đây của Chidiebere Ogbonnaya - giảng viên tại Đại học Kinh doanh Sussex thuộc Vương quốc Anh, sẽ mang đến cái nhìn toàn diện hơn về những vấn đề xoay quanh và lợi ích của việc làm việc nhóm.

LÀM VIỆC NHÓM: HIỆU QUẢ HAY TẠO SỰ CĂNG THẲNG?

Hầu hết công việc ngày nay đều được hoàn thành nhờ làm việc nhóm. Tuy mang lại nhiều ý tưởng cải tiến và hiệu suất cao, làm việc nhóm cũng tồn tại nhiều áp lực. Khi mâu thuẫn gia tăng, thành viên trong nhóm trở nên phụ thuộc vào nhau hơn, một vài người không nhận được sự tín nhiệm và công nhận như họ đáng có. Từ đó phát sinh vô số chi phí để giúp nhóm phối hợp làm việc tốt hơn.

Nhưng những nghiên cứu không hề cho chúng ta biết áp lực của làm việc nhóm lớn đến nhường nào và những áp lực đó thường đến từ đâu. Từ việc nghiên cứu về Các tác động của làm việc nhóm tới sức khỏe và hạnh phúc của nhân viên, Chidiebere nhận thấy phần lớn căng thẳng bắt nguồn từ những áp lực mà quản lý đặt lên nhân viên của họ.Trong khi áp lực có lúc cần thiết để nhân viên có thể làm việc hết sức mình nhưng nếu đẩy căng thẳng lên quá cao có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng như thành tích kém, năng suất thấp hay nghỉ việc gia tăng.

Chidiebere đã phân tích dữ liệu qua phỏng vấn trực tiếp 664 nhà quản lý từ những cơ sở làm việc khác nhau ở Anh, nơi mà các nhân viên làm việc trong các nhóm hoàn chỉnh.Tiếp theo, ông phân tích dữ liệu điều tra được từ một cuộc khảo sát ngẫu nhiên 20 nhân viên trong những nơi làm việc mà cách quản lý được phỏng vấn. Cuộc khảo sát điều tra nhân viên về mức độ cống hiến của họ đối với công ty, khi nào họ cảm thấy căng thẳng và lo lắng vì công việc.

Khi Chidiebere kết hợp dữ liệu từ những nhà quản lý và báo cáo của nhân viên, ông nhận thấy rằng làm việc nhóm có những ảnh hưởng khác nhau đến thành công của tổ chức và mức độ hạnh phúc của nhân viên. Ở nơi làm việc mà các nhân viên phải chia sẻ nhiệm vụ và tin tưởng nhau để làm những sản phẩm và dịch vụ cụ thể, những nhà quản lý báo cáo rằng họ nhận được năng suất lao động cao, sản phẩm và dịch vụ có chất lượng hơn và nhân viên càng muốn cống hiến nhiều hơn.

Mặt khác, Chidiebere thấy rằng sự gia tăng làm việc nhóm cũng làm tăng thêm mức độ đòi hỏi của công việc lên nhân viên, làm họ lo lắng hơn về công việc. Khi nhân viên cảm thấy những đồng nghiệp khác quá trông cậy vào họ, họ cho rằng họ không có đủ thời gian để hoàn thành công việc. Khi phân công công việc, nhân viên sẽ căng thẳng và cảm thấy như họ đang bị ép buộc làm việc quá giờ.

Tuy nhiên ông cho rằng nếu nhân viên cảm thấy tự hào khi họ làm việc cho tổ chức hoặc họ được chia sẻ quá nhiều lợi ích từ tổ chức thì họ sẽ cảm thấy ít căng thẳng hơn khi làm việc nhóm so với những người chẳng cống hiến gì cả. Càng muốn cống hiến, người nhân viên sẽ dần quen hơn với mức độ đòi hỏi của việc làm việc nhóm.

Phân tích xa hơn dữ liệu thu thập được, Chidiebere thấy rằng có một kiểu chắc chắn ở nơi làm việc là nhân viên được đãi ngộ tốt hơn khi có những cống hiến đặc biệt. Một điều là nhà quản lý sẽ thường nhận ra lợi ích của việc cung cấp những kỹ năng cần thiết và tài nguyên cho nhân viên. Họ báo cáo về thời gian họ dành riêng cho nhân viên để đào tạo nhằm cải thiện kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, lãnh đạo và giải quyết vấn đề. Khi được hỏi về điều kiện làm việc, hơn một phần ba quản lý nói rằng nhân viên của họ có những công việc rất đa dạng, có quyền quản lý không gian làm việc và được ra quyết định về trách nhiệm công việc của họ. Nhân viên thì báo cáo rằng tổ chức quan tâm đến mức độ hạnh phúc của họ và giúp họ thích ứng với áp lực.

Dữ liệu lại phản ánh một câu chuyện khác nơi mà nhóm làm việc không thật sự hoạt động hiệu quả. Trong trường hợp này, nhà quản lý không cho nhân viên của họ đủ cơ hội để phát triển thông qua đào tạo hay cho nhân viên sự tự do để chọn lựa nhiệm vụ của họ. Tóm lại: rào cản lớn nhất đối với hiệu quả của việc làm việc nhóm chính là mối quan hệ lỏng lẻo giữa nhà quản lý và nhân viên gây ra nhiều tranh cãi và áp lực đối với nhân viên trong công việc.

Làm việc nhóm chưa bao giờ mất đi giá trị, nhưng nó rất quan trọng khi nhà quản lý và nhân viên có thể biết được điểm tối sẽ nảy sinh khi làm việc với người khác. Để có được kết quả tốt hơn, nhà quản lý phải làm thật tốt việc đánh giá mức độ căng thẳng của công việc nhóm. Khi phân chia công việc, họ phải nhận ra công việc nào cần sự ưu tiên hơn và bàn bạc với các nhóm.

Nhân viên cũng có những vai trò đáng kể. Họ có thể xây dựng niềm tin với đồng đội và thể hiện sự cảm kích đến giá trị mà mỗi người mang đến dự án chung. Những nhóm chất lượng được xây dựng bởi những con người không ngại để giữ lời hứa và nhường nhịn. Khi tất cả nhân viên cùng nhau bàn luận, hãy nhớ rằng tất cả mọi người đều có nhiệm vụ đóng góp và phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện. Điều đó sẽ mang lại kết quả tích cực, bao gồm cả mối quan hệ giữa nhân viên, tinh thần nhóm và sự hỗ trợ lẫn nhau để giảm bớt áp lực. Nếu làm việc nhóm được thực hiện một cách hợp lý, nhân viên sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và hiệu quả công việc cùng với đó sẽ được duy trì.

To view or add a comment, sign in To view or add a comment, sign in

More articles by this author

See all
  • Ý ĐỊNH VÀ SỰ CHÚ Ý

    Aug 14, 2021

  • TỬ TẾ LIỆU CÓ KHÓ?

    Aug 3, 2021

  • SELF-HEALING HAY SELF-HIDING [Tự chữa lành hay tự trốn tìm]?

    Jun 9, 2021

Video liên quan

Chủ Đề