Vị trí địa lý và địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu

Ảnh hưởng của vị trí địa lí và địa hình đến khí hậu của châu Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [64.49 KB, 2 trang ]

Hãy nêu và phân tích các đặc điểm về vị trí địa lí, hình dạng, kích thước,
địa hình châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu?
 Vị trí địa lý, địa hình, khoáng sản châu Á:
Vị trí địa lý:
- Châu Á là một bộ phận của lục địa Á - Âu, nằm kéo dài từ vùng
cực Bắc đến vùng Xích đạo. Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện
tích là 44,4 triệu km2 [ chiếm 29,1% diện tích đất nổi trên thế giới]. Chiều rộng
từ Tây sang Đông khoảng 9.500km. trải dài từ Bắc xuống Nam trên 90 độ vĩ.
- Điểm cực:
 Điểm cực Bắc: mũi Chêliuxkin nằm trên bán đảo Taimưa
[Liên Bang Nga] 77o44’B.
 Điểm cực Nam: mũi Piai nằm trên bán đảo Mã Lai 1o16’B.
 Điểm cực Tây: mũi Baba [Thổ Nhĩ Kì] 26o4’Đ.
 Điểm cực Đông: mũi Đêgiơep [Liên Bang Nga] 169o40’T.
- Giới hạn lãnh thổ:
 Phía Bắc: giáp Bắc Băng Dương.
 Phía Nam: giáp Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
 Phía Tây: giáp châu Âu và châu Phi, Địa Trung Hải.
 Phía Đông: giáp Thái Bình Dương.
Địa hình:
- Châu Á có nhiều hệ thống núi: dãy Hi-ma-lay-a [8848m], dãy
Côn Luân [8611], dãy Nam Sơn [6346m]....; sơn nguyên cao, đồ sộ: sơn nguyên
Tây Tạng, sơn nguyên Trung Xi-bia....và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế
giới: đồng bằng Tây Xibia, đồng bằng Hoa Bắc, đồng bằng Hoa Trung, đồng
bằng Ấn Hằng,.....
- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính: đông - tây hoặc gần
đông - tây và bắc - nam hoặc gần bắc - nam là cho địa hình bị chia cắt phức tạp.
- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm.
Trên các cao nguyên có băng hà bao phủ quanh năm.
 Ảnh hưởng của vị trí địa lí, hình dạng, kích thước, địa hình châu Á
đến khí hậu:


Vị trí địa lý: Châu Á kéo dài từ Bắc Cực cho đến xích đạo nên
lượng bức xạ Mặt Trời phân bố không đều, giảm dần từ Nam lên Bắc. Lượng
bức xạ phân bố không đồng đều là nguyên nhân chủ yếu làm cho điều kiện nhiệt
nói riêng và khí hậu nói chung thay đổi từ Nam lên Bắc.
Hình dạng và kích thước: Châu Á rộng, với dạng hình khối vĩ đại
đã làm cho các vùng nội địa quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa
khô, dễ bị sưởi nóng và hóa lạnh theo mùa. Đó là điều kiện hình thành các trung


tâm khí áp. Mặt khác, điều kiện nhiệt và khí áp đó lại tương phản với các đại
dương xung quanh theo mùa, làm cho gió mùa phát triển rộng khắp châu lục. Có
thể nói châu Á là châu lục duy nhất trên thế giới có đầy đủ các kiểu khí hậu gió
mùa: gió mùa xích đạo, gió mùa nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.
Địa hình: Cấu tạo bề mặt lục địa bị chia cắt mạnh có ảnh hưởng
đến sự phân bố nhiệt, lượng mưa và sự phân hóa khí hậu rất phức tạp. Các bồn
địa nằm giữa các vùng núi và sơn nguyên cao về mùa đông không khí bị hóa
lạnh mạnh nên có nhiệt độ thấp hơn các vùng xung quanh. Về mùa hạ, không
khí trong bồn địa lại bị sưởi nóng nên lại có nhiệt độ cao hơn.Địa hình còn làm
lượng mưa trên châu Á phân bố không đồng đều. Các mạch núi hướng ĐôngTây hoặc Bắc-Nam có tác dụng chắn gió từ đại dương vào sâu trong lục địa. Kết
quả là các sườn đón gió mưa nhiều, còn các sườn khuất gió mưa ít. Châu Á có
đường bờ biển dài, khúc khuỷu nhiều vũng vịnh nhưng đia hình vùng trung tâm
lại cao nên sự ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền không rõ rệt làm hình
thành nên các kiểu khí hậu lục địa khô hạn.



Answers [ ]

  1. * Đặc điểm vị trí địa lí, kích thước lãnh thổ châu Á:

    – Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.

    + Điểm cực Bắc châu Á là mũi Seliusky, nằm ở vĩ tuyến 77°44′ Bắc.

    + Điểm cực Nam châu Á là mũi Piai, nằm ở vĩ tuyến 1°16′ Bắc.

    – Phía Bắc tiếp giáp với giáp 2 châu lục – Âu và Phi và 3 đại dương lớn: phía Bắc giáp Bắc Băng Dương, phía Đông giáp Thái Bình Dương, phía Nam giáp Ấn Độ Dương.

    – Đây là châu lục rộng nhất thế giới: chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam là 8500 km; chiều rộng từ bờ Tây sang bờ Đông nơi lãnh thổ mở rộng nhất là 9200 km.

    * Ý nghĩa của chúng đối với khí hậu :

    + Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.

    + Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau : Khí hậu ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.

  2. Vị trí địalí :

    Châu Álà một bộ phận của lụcđịa Á– Âu, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp vớichâuÂu,châuPhi và các đại dương Thái Bình Dương, Băc Băng Dương và Ấn Độ Dương.

    Ảnh hưởng:
    – Lãnh thổ kéo dài từ cực bắc đến xích đạo

    →Châu Á có đầy đủ các đới khí hậu trên Trái Đất.
    – Lãnh thổ rộng lớn : Cực đông
    →Cực tây = 9200km, các dãy núi và sơn nguyên ngăn cản ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền
    →Một số đới khí hậu bị phân hóa thành nhiều kiểu
    – Ngoài ra, khí hậu còn có sự thay đổi theo độ cao do các dãy núi và sơn nguyên cao đồ sộ.

Video liên quan

Chủ Đề