Tiềm lực quốc phòng, an ninh được xây dựng toàn diện trong đó tập trung vào máy nội dung cơ bản

Trả lời:Vấn đề bạn hỏi được quy định tại Khoản 2, Điều 7, Luật Quốc phòng năm 2018, nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân bao gồm:

a] Xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc, kế hoạch phòng thủ đất nước; nghiên cứu phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và hệ thống chính trị vững mạnh;

b]Xây dựng thực lực, tiềm lực quốc phòng;xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, có sức chiến đấu cao, làm nòng cốt bảo vệ tổ quốc;

c] Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật; phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, khoa học, công nghệ quân sự; huy động tiềm lực khoa học, công nghệ của Nhà nước và nhân dân phục vụ quốc phòng; ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ quân sự phù hợp để xây dựng đất nước;

d]Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm nhu cầu dự trữ quốc gia cho quốc phòng; chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm động viên quốc phòng;

đ] Xây dựng phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ vững chắc toàn diện, hợp thành phòng thủ đất nước; củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh ở các vùng chiến lược, trọng điểm, biển, đảo, khu vực biên giới, địa bàn xung yếu; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong phạm vi cả nước;

e] Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;

g] Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước;

h] Đối ngoại quốc phòng;

i] Kết hợpquốc phòng vớikinh tế-xã hội và kinh tế-xã hội với quốc phòng; kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại;

k] Xây dựng và bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân dân, thân nhân của người phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân;

l] Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh.

QĐND

QPTD -Thứ Ba, 23/08/2011, 00:55 [GMT+7]

Xây dựng tiềm lực quốc phòng-an ninh trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội

Tiềm lực quốc phòng-an ninh [QP-AN] là tổng thể mọi “khả năng” về vật chất và tinh thần có thể huy động từ mọi lĩnh vực trong nước và ngoài nước. Nó phải dựa vào toàn bộ sức mạnh quốc gia. Do vậy, xây dựng tiềm lực QP-AN trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội [KT-XH] là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

Ngày nay, nhiệm vụ QP-AN, không chỉ nhằm chống “thù trong, giặc ngoài” như trước, mà còn chuẩn bị phòng, chống các mối đe dọa phi truyền thống như: khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, các biến cố của thiên tai [bão, lụt, động đất, sóng thần...], gây ra những thiệt hại lớn cho quốc gia, dân tộc. Vậy, để giải [ứng] cứu và xử lý kịp thời những hậu quả do các biến cố gây ra phải dựa vào tiềm lực mọi mặt của quốc gia, dân tộc; trong đó, các lực lượng vũ trang là nòng cốt. Hiện nay, “an ninh sinh thái” đã được nhiều nước xem là bộ phận cấu thành của nền an ninh quốc gia. Từ đó, tiềm lực QP-AN có thể rút gọn là: tổng thể những sức mạnh có thể huy động vào việc khắc phục mọi biến cố do thiên tai-địch họa gây ra cho một quốc gia, dân tộc, nhằm giữ vững môi trường hoà bình ổn định cho đất nước liên tục phát triển về mọi mặt. Xây dựng tiềm lực QP-AN không thể chỉ là trách nhiệm của Chiến lược Quốc phòng hay Chiến lược An ninh mà còn phải là của Chiến lược phát triển KT-XH và nhiều chiến lược quốc gia khác; đó là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị mà các lực lượng vũ trang [Quân đội và Công an] làm nòng cốt. Để xây dựng tiềm lực QP-AN có hiệu quả, các chủ thể tham gia xây dựng cần nắm vững nội hàm của nó.

Trước hết, tiềm lực kinh tế là “khả năng” về kinh tế có thể huy động để phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng, phát triển của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, mà còn phải tính đến khả năng có thể huy động nhằm phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, trong đó có yêu cầu phát triển nền QP-AN vững mạnh. Trong điều kiện vũ khí, trang bị của ta đã sử dụng nhiều năm, xuống cấp, lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; nhiệm vụ quân sự, QP-AN hiện nay đòi hỏi phải hiện đại hóa các lực lượng vũ trang cả về biên chế, tổ chức và vũ khí, trang bị; nguồn kinh phí để bảo dưỡng, cải tiến, nâng cấp vũ khí, trang bị hiện có và mua sắm các loại vũ khí, trang bị mới rất tốn kém;..., nếu không có một nền kinh tế phát triển thì sẽ khó đáp ứng được. Tiềm lực kinh tế chẳng những được biểu hiện ở trình độ phát triển sản xuất và khối lượng sản phẩm xã hội, ở nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế, mà còn biểu hiện ở sức cơ động của nền kinh tế kịp thời chuyển từ thời bình sang thời chiến; đặc biệt, ở sức sống của nền kinh tế có thể đứng vững và nhanh chóng phục hồi khi bị địch họa, thiên tai tàn phá... Do vậy, tiềm lực kinh tế là nền tảng vật chất của các loại tiềm lực khác trên từng mặt.

Hai là, tiềm lực chính trị-tinh thần là khả năng về chính trị-tinh thần của toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị, có thể huy động để vượt qua mọi thử thách do thiên tai, địch họa gây ra, hoàn thành tốt các nhiệm vụ quân sự, QP-AN trong mọi tình huống. Tiềm lực chính trị-tinh thần giữ vị trí động lực để biến mọi tiềm lực khác thành sức mạnh, vì bất cứ lợi khí vật chất tinh thần nào của đất nước cũng nhất thiết phải nằm trong tay con người mới phát huy được tác dụng. Nó có thể “biến không thành có, biến khó thành dễ” và ngược lại. Tiềm lực chính trị-tinh thần xưa, nay vốn là ưu thế tuyệt đối của những sự nghiệp chính nghĩa, nhờ đó mà cách mạng nước ta lập nên những kỳ tích, chiến công vô cùng oanh liệt trong điều kiện nền kinh tế còn kém phát triển. Trong khi đó, tiềm lực chính trị-tinh thần lại đòi hỏi những yếu tố nuôi dưỡng rất kén chọn và “tinh khiết”. Nó đòi hỏi tính chất, nhiệm vụ phải thực sự trong sáng, vô tư; mục tiêu đạt tới phải rõ ràng vì nước, vì dân; lãnh đạo chỉ huy phải thực sự công bằng, mẫu mực... Tiềm lực chính trị-tinh thần rất dễ bị lay chuyển, biến dạng và khi bị khủng hoảng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các tiềm lực khác.

Ba là, tiềm lực quân sự, an ninhlà toàn bộ khả năng về vật chất, tinh thần có thể huy động để tạo thành sức mạnh phục vụ cho những nhiệm vụ mang tính quân sự trong hoạt động QP-AN có quy mô toàn cục [như chống chiến tranh xâm lược, chống bạo loạn vũ trang, nội chiến cách mạng...]. Tiềm lực quân sự, an ninh bao gồm: trình độ tổ chức chỉ huy, năng lực lãnh đạo quản lý, khả năng của vũ khí, trang bị và sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang, nhằm duy trì và thực hiện phương châm “càng đánh càng mạnh, càng đánh càng tinh nhuệ”. Xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh trong điều kiện mới đòi hỏi các bộ chủ quản [Bộ Quốc phòng, Bộ Công an] phải tiếp tục nghiên cứu, phát triển đường lối, nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân dân và lý luận, khoa học an ninh nhân dân; gắn chặt QP-AN với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển KT-XH; đồng thời, chủ động, tích cực xây dựng nền công nghiệp QP-AN, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang được trang bị vũ khí, kỹ thuật ngày càng hiện đại.

Bốn là, tiềm lực khoa học và công nghệ là khả năng của mọi ngành khoa học từ công nghệ kỹ thuật, khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội-nhân văn có thể huy động vào nhiệm vụ quân sự, QP-AN thời bình cũng như những biến cố trọng đại từ cục bộ đến toàn cục. Mục đích nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ là để phục vụ cuộc sống của con người, nhưng cuộc sống muốn phát triển ổn định tất phải không ngừng chăm lo cho sự nghiệp QP-AN là sự nghiệp có quan hệ tới an nguy của Tổ quốc, còn mất của chế độ. Sự đầu tư đúng mức là cơ sở tạo nên thành tựu khoa học quân sự, QP-AN có thể góp phần quyết định thành bại trong một cuộc chiến, ít nhất cũng làm đỡ hao tổn xương máu của những lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội. Đường lối chiến tranh nhân dân, an ninh nhân dân của Đảng ta không chỉ dựa vào lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin mà còn rút ra từ những bài học rất sâu sắc về tư tưởng chỉ đạo của ông cha trong lịch sử dân tộc, nhất là nghệ thuật quân sự “lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, lấy nhỏ thắng lớn”. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, chúng ta đã ứng dụng khoa học-công nghệ vào hoạt động quân sự-quốc phòng rất hiệu quả. Khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, càng thể hiện vai trò then chốt trong các lĩnh vực.

Các tiềm lực trên, trước hết, phải được xây dựng thành tiềm lực quốc gia, có thể huy động nhằm phục vụ cho xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất, cho sự tiến bộ xã hội; nhưng xây dựng không thể sao lãng yêu cầu bảo vệ, nên trong đó, nhất thiết phải có phần thích đáng chuyển thành tiềm lực QP-AN. Tiềm lực quốc gia mạnh, chưa hẳn tiềm lực QP-AN sẽ mạnh, nếu các chủ thể không ý thức đầy đủ về những yêu cầu to lớn và cấp bách của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Mặc dù, sản phẩm xã hội làm ra rất nhiều, nhưng nếu không có ý thức chuyển thành nguồn dự trữ để “nuôi quân đánh giặc” hoặc “cứu đói khi gặp thiên tai”... thì không dễ đáp ứng đủ nhu cầu khi cần thiết. Khoa học kỹ thuật phát triển, nhưng nếu không nghiên cứu ứng dụng vào các lĩnh vực, trong đó có các hoạt động quân sự, QP-AN, thì cũng không đem lại hiệu quả. Bởi vậy, muốn có tiềm lực QP-AN đủ mạnh, trong khi hoạch định và triển khai Chiến lược phát triển KT-XH, nhất thiết phải trải qua bước “lập dự án tổng thể” của mỗi bộ, mỗi ngành; trong đó, những yêu cầu về QP-AN phải do cấp chiến lược của các bộ: Quốc phòng, Công an đề xuất. Xây dựng tiềm lực QP-AN không thể chỉ dừng lại ở bước đề ra đường lối, chủ trương, quan điểm, mà phải đi sâu vào khâu phân công, tổ chức thực hiện; đồng thời, “dự án tổng thể” của các bộ, các ngành phải xác định rõ nhiệm vụ xây dựng tiềm lực QP-AN.

Trong kháng chiến, Đảng và Nhà nước ta có rất nhiều kinh nghiệm xây dựng và động viên tiềm lực cho cuộc chiến tranh giải phóng, đã thực hiện rất thành công khẩu hiệu: “Tất cả cho tiền tuyến! Tất cả để chiến thắng!” bằng sự hưởng ứng sáng tạo của các phong trào quần chúng. Nhưng, sự nghiệp QP-AN ngày nay lại đặt ra những vấn đề hoàn toàn khác trước:

Trong tương lai gần, chiến tranh xâm lược đối với nước ta chưa dễ xảy ra, nhưng sẽ có nhiều hoạt động “diễn biến và lật đổ” của các thế lực thù địch. Tiềm lực cần huy động trước tiên có thể chưa phải là “tiềm lực quân sự” hay “tiềm lực kinh tế”... mà là “tiềm lực chính trị-tinh thần”. Vì, những yêu cầu “chiến đấu hy sinh vì nền độc lập dân tộc” trước đây là rõ ràng và cụ thể, còn hiện nay, những yêu cầu đó lại nhạy cảm và tinh tế hơn về ý thức trách nhiệm đối với tương lai, tiền đồ của dân tộc và chế độ trong cuộc vật lộn khá gay gắt giữa những lợi ích chung và những toan tính riêng... Chất liệu “quý hiếm” của tiềm lực chính trị-tinh thần đang cần xây dựng, vun đắp là sự “trung thực, vô tư, thực sự vì dân, vì nướcn”- chất kết dính không thể thiếu để cho các nhân tố tích cực biến thành sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. Do vậy, tiềm lực chính trị-tinh thần ngày càng phải được củng cố, để trở thành trận địa vững chắc bảo vệ Tổ quốc, trước mọi biến cố có thể xảy ra.

Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN... trong mọi điều kiện. Điều đó đặt ra yêu cầu phải xây dựng tiềm lực QP-AN đủ sức bảo vệ các vùng [đất, biển, trời] cho toàn diện nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, nhất là ở các địa bàn xung yếu, dễ bị chia cắt chiến lược; trong đó, cần ưu tiên vùng biển, vùng trời, nhằm đáp ứng yêu cầu chống chiến tranh bằng vũ khí công nghệ cao; chủ động phòng, ngừa thiên tai khi môi trường có nhiều biến đổi khác thường.

Qua 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH 2001 - 2010, nước ta giữ được sự ổn định và phát triển trên mọi mặt của đời sống KT-XH, nhưng vẫn còn là một nước “nghèo”. Do vậy, dự thảo Chiến lược phát triển KT-XH 2011 - 2020 đề ra mục tiêu tổng quát “phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị-xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỷ cương; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”1. Trong bối cảnh “Vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị-xã hội và đe doạ chủ quyền quốc gia”2, tiềm lực QP-AN cần được xây dựng tương ứng với yêu cầu Chiến lược phát triển KT-XH 2011 - 2020, đúng với yêu cầu “kinh tế phải gắn kết với QP-AN, xây dựng CNXH phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc XHCN”.

Thiếu tướng, GS. BÙI PHAN KỲ

___________

1, 2 - Diễn văn bế mạc Hội nghị TƯ 12 [khóa X] của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Báo Nhân dân ngày 29-3-2010.

Video liên quan

Chủ Đề