Thường trực và không thường trực là gì

Đại diện 5 nước được bầu vào vị trí ủy viên không thường trực mới HĐBA LHQ chụp ảnh cùng nhau. Phải ngoài cùng là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung - Ảnh: UNSC

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc [HĐBA LHQ] có tổng cộng 15 thành viên, gồm 5 thành viên thường trực [Anh, Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc] và 10 thành viên không thường trực được Đại hội đồng LHQ bầu chọn với nhiệm kỳ 2 năm.

5 thành viên thường trực [hay còn được biết tới là nhóm "P5"] tất nhiên có quyền lực cao hơn 10 thành viên còn lại, đáng chú ý nhất là quyền phủ quyết các dự thảo nghị quyết. Chính vì thế, trong một số trường hợp khi quan điểm của một số thành viên trong nhóm P5 khác nhau, nếu có 1 thành viên phủ quyết, dự thảo nghị quyết sẽ không được thông qua.

Chẳng hạn hồi đầu tháng 3-2019, khi Mỹ đề xuất dự thảo nghị quyết thúc giục HĐBA LHQ kêu gọi Venezuela tổ chức "bầu cử tổng thống tự do và công bằng", dự thảo nghị quyết này nhận được tối thiểu 9 phiếu thuận của HĐBA. Tuy nhiên, sau đó Nga và Trung Quốc đã dùng quyền phủ quyết, "dìm chết" dự thảo nghị quyết này ngay lập tức.

5 nước mới nhất vừa được Đại hội đồng LHQ bầu chọn làm ủy viên không thường trực mới của HĐBA LHQ là: Estonia, đảo quốc Saint Vincent và Grenadines, Niger, Tunisia và Việt Nam. Vậy khi 5 thành viên mới này kết hợp làm việc với 5 thành viên cũ, họ sẽ có vai trò gì trong HĐBA LHQ?

Theo trang web của Bộ Ngoại giao Cộng hòa Ba Lan, sau đây là vai trò của các thành viên không thường trực trong những hoạt động của HĐBA LHQ:

Bản chất hạn chế của quyền phủ quyết

Theo các điều khoản trong Hiến chương LHQ, quyền phủ quyết của các thành viên thường trực HĐBA không phải là tuyệt đối. Vì để thông qua một nghị quyết, trước hết phải nhận được sử ủng hộ của ít nhất 9/15 thành viên HĐBA, bất chấp có thành viên thường trực hay không thường trực đồng ý hay không.

Bên cạnh đó, đối với mỗi đề cử kết nạp thành viên mới, trước khi qua "ải" P5, cũng phải cần ít nhất 9/15 phiếu thuận từ HĐBA.

Ngoài ra, quyền lực của các thành viên không thường trực về lý thuyết cũng được tăng cường bởi cái gọi là "quyền phủ quyết tập thể". Theo đó, nếu ít nhất 7 thành viên không thường trực của HĐBA nhất trí bỏ phiếu chống lại một dự thảo nghị quyết, họ có thể ngăn chặn dự thảo nghị quyết, dù cho dự thảo nghị quyết này nhận được sự ủng hộ của tất cả thành viên thường trực.

Chủ tịch HĐBA hàng tháng

Một cơ hội thuận lợi dành cho các thành viên không thường trực của HĐBA là giữ chức chủ tịch HĐBA luân phiên hàng tháng theo thứ tự vần chữ cái tiếng Anh của tất cả thành viên. 

Cùng với một số lợi ích khác, chiếc ghế chủ tịch HĐBA sẽ có ảnh hưởng lên việc định hình chương trình làm việc hàng tháng của HĐBA. Thành viên giữ vị trí này cũng được cấp nhiều quyền lực về công việc tổ chức, gồm các quyết định liên quan tới thủ tục bỏ phiếu bên trong HĐBA đối với những sửa đổi nghị quyết.

Quốc gia hay vùng lãnh thổ giữ chức chủ tịch HĐBA trong 1 tháng cũng thường đề xuất nội dung của cái gọi là tranh luận chủ đề. Đối với nhiều thành viên không thường trực, các cuộc tranh luận này là cơ hội để thu hút sự chú ý đối với các vấn đề quan trọng với họ trong phạm vi hòa bình và an ninh quốc tế.

Các thành viên HĐBA LHQ trong một phiên họp về Syria vào ngày 30-4-2019 - Ảnh: AP

Các vấn đề khủng hoảng, ủy ban cấm vận

Các biện pháp được HĐBA đưa ra liên quan tới những cuộc khủng hoảng toàn cầu thường sẽ được đề xướng bởi các thành viên thường trực. Tuy nhiên, các thành viên không thường trực cũng có thể đóng góp một số vai trò nhất định, trong những vấn đề liên quan tới khu vực địa lý của họ.

Trong khi đó, ảnh hưởng ngày một tăng lên các quyết định của HĐBA là các ủy ban cấm vận và các nhóm làm việc của HĐBA, mà về truyền thống có sự tham gia của các thành viên không thường trực.

Cơ hội xây dựng liên minh các quốc gia

Tầm quan trọng của các thành viên không thường trực sẽ tăng lên khi một nhóm lớn các thành viên không thường trực của HĐBA nhất trí quan điểm về một vấn đề nào đó, trong chương trình nghị sự của HĐBA.

Điều này thường diễn ra trong các tình huống mà một vài thành viên HĐBA đến từ cùng tổ chức khu vực hay nhóm lợi ích nào đó. Tầm quan trọng của các thành viên không thường trực cũng tăng lên trong suốt các cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng, đặc biệt khi các thành viên thường trực không nhất trí về quan điểm.

Bản chất đồng thuận của một số quyết định ở HĐBA

Một vấn đề khác là trong quy trình làm việc, HĐBA thường phải đạt được sự đồng thuận, không chỉ về các văn bản pháp lý [các nghị quyết] và các văn bản chính trị [tuyên bố], mà còn các vấn đề về tổ chức [chương trình làm việc của HĐBA trong 1 tháng được trao].

Những cuộc họp không chính thức về những vấn đề quan trọng nhất cũng trao cho các thành viên không thường trực cơ hội bảo vệ lợi ích của mình và đưa ra các vấn đề quan trọng đối với họ trong phạm vi nội dung những văn bản được thảo luận.

Những năm gần đây, các thành viên không thường trực không chỉ giữ vai trò quan trọng trong quá trình thảo luận nội dung các văn bản, họ cũng bắt đầu trình bày các đề xuất giải pháp.

Tranh cãi về mở rộng vai trò thành viên không thường trực

Theo Đài NHK của Nhật, hôm 6-6 vừa qua, HĐBA cũng đã có cuộc tranh luận về vai trò của thành viên không thường trực. Các thành viên thường trực HĐBA do dự trong việc mở rộng vai trò của 10 thành viên còn lại.

Nam Phi và Kuwait - 2 thành viên không thường trực hiện tại của HĐBA - kêu gọi cho phép các thành viên không thường trực tham gia hơn nữa vào quá trình đưa ra quyết định. Họ lập luận rằng nhóm P5 chỉ thường đưa ra các quyết định trong các cuộc họp kín.

Họ cũng kêu gọi cho phép các thành viên không thường trực tham gia vào việc soạn thảo các dự thảo nghị quyết. Trong khi đó, Mỹ - một thành viên thường trực của HĐBA - cho rằng vai trò của các thành viên không thường trực chỉ nên được mở rộng nếu điều đó là hiệu quả.

Các cuộc thảo luận về cải tổ HĐBA đã được tổ chức nhiều năm qua, nhưng sau khi tranh luận, các bên vẫn chưa tìm được sự đồng thuận.

Việt Nam trúng cử ủy viên không thường trực HĐBA Liên Hiệp Quốc

BÌNH AN

Phái đoàn Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đang ở New York, Mỹ để tham dự kỳ họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và vận động để được bầu vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc [LHQ] nhiệm kỳ 2020 – 2021.

Hội đồng Bảo an LHQ là một trong 6 cơ quan chính của LHQ có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, chấp nhận các thành viên mới vào LHQ và phê chuẩn thay đổi với Hiến chương LHQ. Quyền hạn của cơ quan này bao gồm thiết lập các hoạt động gìn giữ hòa bình, các biện pháp trừng phạt quốc tế và chấp nhận hành động quân sự thông qua các nghị quyết.

Trong khi các cơ quan khác của LHQ chỉ có thể đưa ra các quyết định mang tính khuyến nghị và tạo dư luận thì các quyết định của Hội đồng Bảo an có tính cưỡng chế thực hiện. Tất cả thành viên của LHQ có trách nhiệm tôn trọng và thi hành. Vì vậy, Hội đồng Bảo an là cơ quan có thực quyền nhất của Liên Hợp Quốc.

Cơ quan này gồm 15 thành viên. Những cường quốc chiến thắng trong Thế chiến II – Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Mỹ là những ủy viên thường trực. 10 ủy viên không thường trực được chia thành hai nhóm với nhiệm kỳ hai năm xen kẽ nhau, tức mỗi năm có 5 thành viên ra đi để nhường chỗ cho 5 gương mặt mới được bầu.

10 thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an hiện tại gồm Bolivia, Ethiopia, Kazakhstan, Hà Lan, Thụy Điển [nhiệm kỳ kết thúc vào năm 2018] và Bờ Biển Ngà, Peru, Ba Lan, Guinea Xích Đạo, Kuwait [nhiệm kỳ đến năm 2019].

Xem thêm:  nghị quyết 96-2015-qh13 - Hoatieu.vn

Cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tại New York ngày 26/9. Ảnh: Reuters.

Mỗi thành viên thường trực đều có quyền phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào. Chỉ cần một phiếu phủ quyết cũng đồng nghĩa với việc nghị quyết không được thông qua. Trong khi đó, thành viên không thường trực không có quyền phủ quyết nhưng được quyền tranh luận và bỏ phiếu cho các nghị quyết.

Việc tham gia Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là cơ hội để các nước nâng cao vị thế trên trường quốc tế và đề xuất, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến khu vực và thế giới.

Các ghế không thường trực được phân bổ trên cơ sở khu vực: 5 cho các nước châu Phi và châu Á; một cho Đông Âu; hai cho Mỹ Latinh và Caribe; hai cho Tây Âu và các nước khác. Một nước muốn trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an phải đạt tối thiểu 2/3 số phiếu bầu của các nước thành viên LHQ có mặt và tham gia bỏ phiếu tại phiên họp Đại hội đồng. Nước vừa mãn nhiệm sẽ không được bầu lại tại nhiệm kỳ kế tiếp.

Nhóm các nước châu Á – Thái Bình Dương tại Liên Hợp Quốc hồi tháng 5 đã nhất trí đề cử Việt Nam vào vị trí ủy viên không thường trực và Việt Nam sẽ tham gia cuộc bỏ phiếu vào tháng 6/2019.

Vai trò của Việt Nam

Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm [trái] chủ trì một phiên họp của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc tháng 10/2009. Ảnh: TTXVN.

Xem thêm:  Mẫu quyết định tiếp nhận và điều động nhân viên

Việt Nam từng là ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2008 – 2009. Theo Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, khi đảm đương vị trí này, Việt Nam đã đóng góp vào nỗ lực chung xử lý xung đột ở một số khu vực, tăng cường hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, có sáng kiến cụ thể về tăng cường vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực hòa bình và an ninh.

“Trong nhiệm kỳ năm 2008 – 2009, Việt Nam đã được Mỹ ca ngợi vì những đóng góp tích cực về các vấn đề then chốt như không phổ biến vũ khí hạt nhân và chống khủng bố”, Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales, nhận xét.

Trong bài viết trên trang geopoliticalmonitor, cây bút chuyên về châu Á James Borton đánh giá tầm quan trọng của Việt Nam trong an ninh quốc tế đã tăng tiến kể từ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương [APEC] năm ngoái. Việt Nam đã đón tiếp thành công Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các lãnh đạo khác tại Đà Nẵng.

Borton cho rằng với việc ứng cử vào Hội đồng Bảo an, Việt Nam muốn thể hiện tiếng nói ngày càng có trọng lượng tại ASEAN, thể hiện các kỹ năng ngoại giao mềm và tăng cường hội nhập quốc tế. “Vị trí này sẽ đưa Hà Nội đến mức hội nhập quốc tế cao nhất”, ông viết.

Chia sẻ về trông đợi của cộng đồng quốc tế nếu Việt Nam trúng cử, Đại sứ Olof Skoog, Trưởng phái đoàn Thuỵ Điển tại HĐBA Liên Hợp Quốc cho hay Việt Nam đã thể hiện mình là một bên đáng tin cậy khi đề cao các luật lệ quốc tế nói chung, trong đó có luật biển.

Xem thêm:  Cách nấu chè lủm chủm bằng bột gạo

“Tôi cho rằng các nước trông đợi Việt Nam tiếp tục truyền thống tôn trọng luật quốc tế đó, khi Hà Nội tham gia Hội đồng Bảo an LHQ”, ông Skoog nói.

Ông Skoog cũng nêu lên một số thách thức mà các thành viên không thường trực của HĐBA sẽ phải đối diện, đó là chương trình nghị sự có yêu cầu rất cao, các thành viên thường trực có nhiều nhân lực và kinh nghiệm hơn, vì thế các nước không thường trực cần chuẩn bị rất kỹ để thực hiện tốt vai trò. Một thách thức khác là các thành viên thường trực có quyền phủ quyết, làm cản trở tiến trình đạt được kết quả chung về một vấn đề nào đó.

Dù vậy, Đại sứ Thuỵ Điển khuyến cáo các thành viên không thường trực không nên đánh giá thấp những gì mình có thể làm. Nếu chuẩn bị tốt, các nước có thể đóng vai trò tích cực với các vấn đề quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi các thành viên thường trực đôi lúc gần như ở trong tình trạng chiến tranh lạnh.

“Sự hiện diện của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Liên Hợp Quốc gửi một thông điệp rõ ràng tới Hội đồng Bảo an rằng Hà Nội cam kết hợp tác với ASEAN trong việc chủ động thúc đẩy đối thoại và hiểu biết lẫn nhau, xây dựng môi trường hợp tác và hữu nghị trong khu vực”, Borton đánh giá.

Phương Vũ

Video liên quan

Chủ Đề