Thuốc gây hạ đường huyết quá mức

Hạ đường huyết là tình trạng mức đường trong máu thấp hơn bình thường. Bệnh thường liên quan đến điều trị bệnh tiểu đường, ngoài ra còn do việc sử dụng các loại thuốc khác nhau gây nên lượng đường trong máu thấp. 

Nếu lượng đường trong máu trở nên quá thấp sẽ xuất hiện các triệu chứng sau đây: 

  • Nhịp tim không đều, tim đập nhanh
  • Mệt mỏi
  • Da nhợt nhạt
  • Run rẩy chân tay
  • Lo lắng, bồn chồn
  • Đổ mồ hôi
  • Cáu gắt
  • Đau nhói hoặc tê môi, lưỡi

Hạ đường huyết ở mức độ nghiêm trọng có thể dẫn đến các triệu chứng:

  • Nhầm lẫn hành vi
  • Rối loạn thị giác
  • Co giật
  • Mất ý thức

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hạ đường huyết; phổ biến nhất là tác dụng phụ của thuốc dùng để điều trị bệnh tiểu đường.

Điều hòa đường huyết

Khi ăn, cơ thể phân hủy carbohydrate từ thực phẩm – chẳng hạn như người bệnh mì, gạo, mì ống, rau, trái cây và các sản phẩm sữa – thành các phân tử đường khác nhau, bao gồm glucose.

Glucose, nguồn năng lượng chính cho cơ thể đi vào các tế bào của hầu hết các mô với sự trợ giúp của insulin – một loại hormone do tuyến tụy tiết ra. Insulin cho phép glucose đi vào các tế bào và cung cấp nhiên liệu mà tế bào cần. Glucose bổ sung được lưu trữ trong gan và cơ bắp dưới dạng glycogen.

Nếu người bệnh không ăn trong vài giờ và lượng đường trong máu giảm, một loại hormone khác từ tuyến tụy báo hiệu gan sẽ phá vỡ glycogen được lưu trữ và giải phóng glucose vào máu. Điều này giữ cho lượng đường trong máu ở một phạm vi bình thường cho đến khi người bệnh ăn lại.

Cơ thể người bệnh cũng có khả năng tạo glucose. Quá trình này xảy ra chủ yếu ở gan, thận.

Bệnh tiểu đường

Nếu bị tiểu đường, người bệnh có thể không tạo đủ insulin [bệnh tiểu đường loại 1] hoặc người bệnh có thể ít đáp ứng với nó [bệnh tiểu đường loại 2]. Do đó, glucose có xu hướng tích tụ trong máu và có thể đạt đến mức cao vô cùng nguy hiểm. Để khắc phục vấn đề này, người bệnh có thể dùng insulin hoặc các loại thuốc khác để giảm lượng đường trong máu.

Nhưng quá nhiều insulin hoặc các loại thuốc trị tiểu đường khác có thể khiến lượng đường trong máu của người bệnh xuống quá thấp, gây hạ đường huyết. Hạ đường huyết cũng có thể xảy ra nếu người bệnh ăn ít hơn bình thường sau khi dùng thuốc trị tiểu đường, hoặc nếu người bệnh tập thể dục nhiều hơn bình thường.

Nguyên nhân hạ đường huyết đối với người không có bệnh tiểu đường

Hạ đường huyết ở những người không mắc bệnh tiểu đường ít phổ biến hơn nhiều. Nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Thuốc: Vô tình uống thuốc trị tiểu đường đường là nguyên nhân có thể gây hạ đường huyết. Các loại thuốc khác có thể gây hạ đường huyết, đặc biệt là ở trẻ em hoặc ở những người bị suy thận ví dụ như quinine [Qualaquin], được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét.
  • Uống rượu quá mức: Uống nhiều mà không ăn có thể ngăn chặn gan giải phóng glucose được lưu trữ vào máu, gây hạ đường huyết.
  • Một số bệnh hiểm nghèo: Các bệnh gan  như viêm gan hoặc xơ gan có thể gây hạ đường huyết. Rối loạn thận khiến việc bài tiết thuốc không hiệu quả, gây ảnh hưởng đến mức glucose do sự tích tụ của các loại thuốc đó.
  • Sản xuất insulin quá mức: Một khối u hiếm của tuyến tụy [insulinoma] có thể khiến cơ thể sản xuất quá nhiều insulin, dẫn đến hạ đường huyết. Các khối u khác cũng có thể dẫn đến việc sản xuất quá nhiều các chất giống như insulin. Sự mở rộng các tế bào của tuyến tụy sản xuất insulin có thể dẫn đến giải phóng insulin quá mức, gây hạ đường huyết.
  • Thiếu hụt nội tiết tố: Một số rối loạn tuyến thượng thận và tuyến yên có thể dẫn đến sự thiếu hụt các hormone chính điều chỉnh việc sản xuất glucose. Trẻ em có thể bị hạ đường huyết nếu có quá ít hormone tăng trưởng.

Hạ đường huyết thường xảy ra khi người bệnh không ăn, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Đôi khi các triệu chứng hạ đường huyết xảy ra sau một số bữa ăn nhiều đường vì cơ thể người bệnh sản xuất nhiều insulin hơn mức cần thiết.

Đây là hạ đường huyết phản ứng hoặc hạ đường huyết sau ăn, có thể xảy ra ở những người đã phẫu thuật cắt dạ dày. Nó cũng có thể xảy ra ở những người chưa phẫu thuật.

Theo thời gian, các đợt hạ đường huyết lặp đi lặp lại có thể dẫn đến hạ đường huyết không nhận thức được. Cơ thể và não không còn tạo ra các dấu hiệu cảnh báo lượng đường trong máu thấp, chẳng hạn như run hoặc nhịp tim không đều. Khi điều này xảy ra, nguy cơ hạ đường huyết nghiêm trọng, đe dọa tính mạng tăng lên.

Nếu người bệnh bị tiểu đường, tái phát các đợt hạ đường huyết và hạ đường huyết không nhận thức, bác sĩ có thể điều chỉnh phương pháp điều trị, nâng cao mục tiêu lượng đường trong máu và khuyến nghị đào tạo nhận thức về đường huyết.

Nếu người bệnh bị tiểu đường, các đợt có lượng đường trong máu thấp rất khó chịu và có thể đáng sợ. Sợ hạ đường huyết có thể khiến người bệnh dùng ít insulin hơn để đảm bảo lượng đường trong máu không quá thấp. Điều này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường không kiểm soát được. Nói chuyện với bác sĩ về nỗi sợ hãi của người bệnh, và đừng thay đổi liều thuốc trị tiểu đường mà không có bác sĩ.

Nếu người bệnh bị tiểu đường

Thực hiện theo kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường mà bác sĩ đưa ra. Nếu người bệnh đang dùng thuốc mới hay thay đổi lịch ăn uống, tập luyện bộ môn thể thao mới thì hãy chia sẻ với bác sĩ về những thay đổi này xem có ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh tiểu đường và nguy cơ hạ đường huyết hay không. 

Một máy theo dõi glucose liên tục [CGM] là một lựa chọn cho một số người, đặc biệt là những người bị hạ đường huyết không nhận thức được. Một CGM có một sợi dây nhỏ được luồn dưới da có thể gửi chỉ số đường huyết đến người nhận.

Nếu lượng đường trong máu giảm quá thấp, một số mô hình CGM sẽ cảnh báo người bệnh người bệnh một báo động. Một số máy bơm insulin hiện được tích hợp với CGM và có thể ngừng cung cấp insulin khi lượng đường trong máu giảm quá nhanh để giúp ngăn ngừa hạ đường huyết.

Khi bị hạ đường huyết, phải uống nước trái cây, nước đường hoặc ngậm kẹo để có thể điều trị mức đường trong máu trước khi nó xuống thấp đến mức nguy hiểm.

Nếu người bệnh không bị tiểu đường

Đối với các đợt hạ đường huyết tái phát, ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên trong ngày là một biện pháp ngăn chặn để giúp ngăn chặn lượng đường trong máu của người bệnh xuống quá thấp.

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Sau khi được chẩn đoán đái tháo đường [bệnh tiểu đường], việc điều trị sẽ được tiến hành. Tùy vào nhận định của bác sĩ và mục tiêu điều trị mà việc chọn lựa chế độ điều trị sẽ khác nhau tùy bệnh nhân. Nhìn chung, bên cạnh chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp, bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 sẽ được kê các loại thuốc uống còn bệnh nhân đái tháo đường type 1 sẽ dùng Insulin để điều trị.

Các thuốc cho bệnh đái tháo đường [bệnh tiểu đường] có nhiều loại và tác dụng bằng nhiều cách khác nhau. Trong bài viết này, bác sĩ Mai Trọng Trí sẽ cung cấp những thông tin về các các thuốc viên điều trị đái tháo đường, những thông tin về các loại Insulin và cách sử dụng, những quan điểm sai lầm phổ biến của người bệnh về các thuốc điều trị đái tháo đường xin được trình bày trong những bài viết khác.

Các nhóm thuốc viên dùng để điều trị đái tháo đường gồm:

  • Nhóm ức chế men Alpha-Glucosidase
  • Nhóm Biguanide
  • Nhóm ức chế men DPP4
  • Nhóm Sulfonylureas
  • Nhóm TZD
  • Nhóm ức chế kênh SGLT2
  • Các loại thuốc phối hợp

NHÓM ỨC CHẾ MEN ALPHA- GLUCOSIDASE

Acarbose [Glucobay] là thuốc thuộc nhóm ức chế men Alpha- Glucosidase. Thuốc này giúp ngăn chặn tình trạng phân cắt các chất đường đa [có trong bánh mì, khoai tây, cơm…] thành những phân tử đường nhỏ hơn trong ruột non, từ đó làm giảm đường huyết trong cơ thể. Thuốc làm giảm đường huyết sau ăn và nên được dùng sau miếng cơm đầu tiên. Tác dụng phụ có thể gặp là đầy hơi và tiêu chảy.

NHÓM BIGUANIDE

– Metformin [Glucophage] là thuốc thuộc nhóm Biguanide. Thuốc này giúp giảm đường huyết bằng cách ngăn không cho gan tạo thêm đường và giúp mô cơ dễ sử dụng Glucose hơn. Metformin thường được dùng sau ăn, một hoặc nhiều lần mỗi ngày. Một số bệnh nhân có thể bị tiêu chảy khi dùng thuốc nhưng sẽ tránh được nếu dùng thuốc chung với thức ăn hoặc ngay sau ăn, dùng liều thấp tăng dần, dùng các thuốc thế hệ mới hoặc cơ thể sẽ quen dần.

– Phenformin cũng là một thuốc trong nhóm này nhưng đã bị cấm dùng từ lâu do làm tăng nguy cơ nhiễm toan máu. Mặc dù vậy, nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc vẫn có thể được trộn thêm hoạt chất này nên người bệnh cần thận trọng khi mua các thuốc không có xuất xứ rõ ràng hoặc không được kê bởi bác sĩ.

NHÓM ỨC CHẾ MEN DPP4

Đây là nhóm thuốc mới có thể giúp kiểm soát đường huyết nhưng ít gây hạ đường huyết. Chúng thường có tên gọi kết thúc bằng chữ Gliptin. Thuốc giúp ngăn hủy nội tiết tố GLP1 trong cơ thể. GLP1 được tiết ra từ ruột sau khi chúng ta ăn hoặc uống các chất tinh bột hoặc đường, giúp kiểm soát đường huyết. Mặc dù vậy, chất GLP1 bị hủy rất nhanh bởi men DPP4 nên mất đi hoạt tính. Nhóm thuốc này giống như tên gọi, đã ngăn không cho men DPP4 tác dụng từ đó giữ lại khả năng hoạt động của chất GLP1. Các thuốc này ít có tác dụng phụ [ngoại trừ những bệnh nhân được chẩn đoán suy tim nên thận trọng khi dùng Saxagliptin].

NHÓM SULFONYLUREAS [SU]

Gliclazide [Diamicron], Glimepiride [Amaryl] là những thuốc thế hệ mới, trong khi đó Glibenclamide [thường được kết hợp với Metformin dưới tên gọi Glucovance] là thuốc thuộc thế hệ cũ hơn. Các thuốc này kích thích tuyến tụy tiết ra Insulin nên giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Tác dụng phụ là hạ đường huyết quá mức nhưng thường gặp ở Glibenclamide hơn những thuốc thế hệ mới. Trên những người bệnh dễ bị hạ đường huyết nên tránh dùng các thuốc nhóm này. Nhóm SU thường được khuyên dùng trước các bữa ăn.

NHÓM TZD

Pioglitazone [Actos] là thuốc duy nhất thuộc nhóm này có mặt ở Việt Nam. Chúng có tác dụng làm mô cơ và mỡ nhạy hơn với Insulin cũng như ngăn không cho gan tạo ra thêm đường trong cơ thể nên giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn. Các thuốc này có thể làm nặng thêm tình trạng suy tim, thiếu máu hoặc dễ gây tăng cân nên việc sử dụng cần cân nhắc và thảo luận kỹ với bác sĩ điều trị.

NHÓM ỨC CHẾ KÊNH SGLT2

Thuốc thuộc nhóm này giúp tăng thải đường qua nước tiểu nên giúp giảm đường huyết. Nhóm này thường có tên kết thúc bằng chữ Flozin. Đây cũng là nhóm thuốc mới giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả mà ít gây hạ đường huyết. Ngoài ra chúng còn có thể giúp giảm cân tốt nếu kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện đúng cách. Vì thuốc làm tăng đường trong nước tiểu nên có thể làm người bệnh bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm đường tiểu. Vì vậy, người bệnh cần chú ý uống nhiều nước, giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh tác dụng phụ này.

CÁC LOẠI THUỐC PHỐI HỢP

Các thuốc trên tác dụng bằng nhiều cách khác nhau nên có thể phối hợp với nhau để kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Hơn thế nữa, kết hợp nhiều hoạt chất trong cùng viên thuốc có thể làm giảm số lần dùng thuốc, giảm tác dụng phụ của thuốc trong một số trường hợp và giảm giá thành. Ngày nay, các bác sĩ thường tìm cách kê những loại thuốc phối hợp để giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn thay vì tăng liều loại thuốc cũ hoặc chuyển sang một nhóm thuốc khác.

Trên đây bài viết đã tổng hợp các nhóm thuốc viên thường được dùng để điều trị đái tháo đường. Người bệnh cần chú ý thời gian biểu dùng thuốc đặc biệt là những thời điểm liên quan bữa ăn để đảm tác dụng tốt nhất của thuốc. Mặt khác, kiểm soát đường huyết hiệu quả còn phải là sự kết hợp của ăn uống và tập luyện đúng cách.

Tài liệu tham khảo

American Diabetes Association. Medical management. What Are My Options? //www.diabetes.org/diabetes/medication-management/oral-medication/what-are-my-options
Mayo clinic. Type 2 diabetes-Diagnosis and treatment.
//www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-2-diabetes/diagnosis-treatment/drc-20351199

Theo Ngaydautien.vn

Video liên quan

Chủ Đề