Mỏi có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Phúc - Bác sĩ Hồi Sức cấp cứu, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ đã có gần 20 năm kinh nghiệm trong Hồi Sức cấp cứu.

Lo âu, khó ngủ, mệt mỏi, kém tập trung, làm việc năng suất giảm là biểu hiện của suy nhược cơ thể khiến cho cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Do vậy, khi suy nhược cơ thể, bạn cần có chế độ ăn uống cân bằng, sinh hoạt khoa học và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.

Suy nhược cơ thể là triệu chứng mệt mỏi toàn thân, thời gian mắc bệnh có thể kéo dài ít nhất 6 tháng. Suy nhược cơ thể xảy ra mọi lứa tuổi ở nam và nữ, trong đó độ tuổi từ 20 – 40 có nguy cơ cao nhất, theo nghiên cứu, phụ nữ thường bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới.

Suy nhược cơ thể nếu không được khắc phục kịp thời, bệnh có thể nặng lên và xuất hiện thêm nhiều triệu chứng như sợ hãi vô cớ, sống khép kín, không muốn tiếp xúc với người khác, kèm theo ác mộng về đêm khiến người bệnh không thể ngủ được hoặc khó ngủ. Từ đó, dẫn đến những hệ luỵ như tư duy kém, khó tập trung tư tưởng, hay quên, phản xạ thần kinh chậm lại, cử chỉ hành vi đôi khi không chính xác,...

Với những dấu hiệu suy giảm sức khỏe kể trên, người bị suy nhược cơ thể sẽ không thích làm việc hoặc không hăng hái, mau mệt và năng suất cũng như chất lượng công việc kém... Do vậy, họ thường gặp thất bại, chán nản và buông xuôi.

Một số nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược như thiếu máu thiếu sắt, hạ đường huyết, nhiễm trùng toàn thân, tăng bạch cầu đơn nhân, suy giảm miễn dịch, thay đổi nồng độ hormone của vùng dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận, huyết áp thấp...

Suy nhược cơ thể cũng có thể không đo lường được như do nhiễm virus, viêm khớp dạng thấp hay Lupus.

Một số người lao động quá sức, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng hoặc bệnh nhân sau phẫu thuật, sinh đẻ... dễ dẫn đến bệnh này.

Tuy nhiên trên thực tế, đa số trường hợp không có nguyên nhân rõ ràng hay từ căn bệnh cụ thể nào.

Suy nhược cơ thể có thể do làm việc quá sức haowcj ăn uống thiếu chất dinh dưỡng

Có thể dự đoán cơ thể có bị suy nhược hay không dựa vào các triệu chứng dưới đây:

  • Mệt mỏi, kiệt sức, hay đổ mồ hôi trộm, da xanh xao, đôi khi ngất xỉu.
  • Đau yếu kéo dài hơn 6 tháng.
  • Viêm họng, đau cơ, đau khớp nhưng không sưng đỏ.
  • Nổi hạch lympho mềm.
  • Nhức đầu, khó ngủ.
  • Thấy khó chịu kéo dài hơn 24 tiếng sau khi đã cố gắng hết sức.
  • Khó nhớ hoặc kém tập trung về một vấn đề nào đó.
  • Lo lắng, bối rối, bi quan, dễ cáu gắt.
  • Thờ ơ và trầm cảm.
  • Cảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn, giảm ngon miệng, sụt cân.
  • Tính khí thất thường.
  • Giảm khả năng tình dục.

Suy nhược cơ thể có thể gây giảm khả năng tình dục

Cách điều trị:

  • Những người bị suy nhược cơ thể sẽ được bác sĩ cho thuốc và tư vấn 1 số hướng điều trị tích cực, đó là điều trị theo chương trình thể dục đặc biệt và điều trị hành vi để giúp bạn giảm triệu chứng suy nhược cơ thể như đau đầu, khó tập trung.
  • Bác sĩ sẽ cho thuốc điều trị đau đầu, đau cơ. Thuốc chống trầm cảm có thể giúp cải thiện mệt mỏi, tăng khả năng tiếp thu.
  • Người bệnh cần nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt trong quá trình điều trị bệnh.
  • Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
  • Có chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, điều độ.
  • Nên ăn uống có chọn lọc, phù hợp với sức khỏe. Thực đơn ăn uống cần đảm bảo 4 thành phần [đạm, béo, bột đường, vitamin] nhưng cần bổ sung thêm nhiều rau xanh như súp lơ, cải chíp, những loại rau nhiều axit folic và vitamin tốt cho sức khỏe, dễ ăn. Những loại hoa quả có vị thanh như thanh long, nho, cam... Nên ăn nhiều những món ăn mà mình có cảm giác ngon và thích thú. Nếu ăn uống thấy không ngon miệng thì nên chế biến món ăn loãng, dễ nuốt.
  • Không hút thuốc, uống rượu bia.
  • Không tạo áp lực cho bản thân, không nên thức đêm nhiều, tốt nhất là ngủ sớm, đủ giấc [7 tiếng một đêm] và ngủ sâu.
  • Làm những công việc quan trọng nhất vào buổi sáng khi sức lực còn nhiều.
  • Nhờ sự giúp đỡ ở nhà và nơi làm việc khi vượt quá sức.
  • Nghỉ ngơi trong ngày bằng cách đi bộ hoặc thư giãn [thư giãn ít nhất một hoặc hai lần một tuần.
  • Tham gia hội nhóm, trò chuyện với người có vấn đề tương tự để cùng nhau giúp đỡ.

Cách phòng ngừa:

  • Có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống điều độ.
  • Cần đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc thay đổi nào của cơ thể. Điều này giúp bác sĩ xác định và điều trị sớm những vấn đề tìm ẩn trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa tình trạng suy nhược tiến triển xấu đi.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Khám sức khỏe định kỳ tại Vinmec: Bảo vệ bạn trước khi quá muộn!

XEM THÊM:

Khi bị stress con người ta sẽ có những biểu hiện về tâm lý, cảm xúc bất thường gây ra những khó khăn trong cuộc sống và công việc. Rất nhiều trường hợp mệt mỏi và căng thẳng còn gây ra những bệnh lý nguy hiểm khác. Vậy những nguy cơ của bệnh stress tâm lý cụ thể là gì?

Căng thẳng là một phản ứng của cơ thể khi đối diện với các tình huống quá tải với sức chịu đựng của mình.

Căng thẳng cũng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, có thể là do căng thẳng áp lực về công việc, áp lực về công việc, áp lực về học tập hoặc áp lực khi nuôi dạy trẻ.

Căng thẳng có thể tác động đến mọi lứa tuổi từ trẻ em, người lớn đến người cao tuổi. Tuy tồn tại trên nhiều đối tượng và tác động theo những cách thức khác nhau nhưng căng thẳng tâm lý đều có một điểm chung là gây ra những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống cảm xúc của người bệnh.

Không phải tất cả căng thẳng đều xấu. Trong một số trường hợp, căng thẳng có thể mang lại cho bạn sức mạnh và giúp bạn làm được nhiều việc hơn.

Căng thẳng tác động đến mọi lứa tuổi kể cả trẻ em

2.1 Căng thẳng cấp tính

Đôi khi bạn có thể cảm thấy căng thẳng trong một khoảng thời gian ngắn. Trong điều kiện bình thường thì đa số sẽ không có triệu chứng, nhưng khi bạn cần thực hiện một dự án, hoặc bạn có một buổi thuyết trình trước đám đông thì vô hình khiến bạn cảm thấy căng thẳng. Có thể bạn sẽ cảm thấy hồi hộp, nôn nao và đôi khi lòng bàn tay đổ mồ hôi.

Những tác nhân gây căng thẳng tích cực này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và cách cơ thể giúp bạn vượt qua tình huống khó khăn.

2.2 Căng thẳng mãn tính

Nếu bạn xuất hiện tình trạng căng thẳng kéo dài quá lâu, nó có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc của bạn, đặc biệt là nếu nó trở thành mãn tính. Bạn cần nhận biết những dấu hiệu cảnh báo của tình trạng căng thẳng mãn tính để có thể đề phòng.

  • Tác động thể chất của căng thẳng mãn tính bao gồm những triệu chứng như: Đau đầu, khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều, đau hoặc căng cơ, vấn đề tiêu hóa, thay đổi ham muốn tình dục, huyết áp cao.
  • Những tác động cảm xúc của căng thẳng mãn tính bao gồm: Cảm thấy bạn không thể hoàn thành công việc, lo lắng, bồn chồn, thiếu động lực, cáu gắt, buồn bã hoặc trầm cảm.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn không thể kiểm soát hết được những căng thẳng này, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp từ một chuyên gia. Nói chuyện với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn để xem liệu họ có thể giúp bạn xác định có những vấn đề mà bạn đang trải qua như căng thẳng hay rối loạn lo âu.

Nên đến tìm chuyên gia tư vấn nếu tình trạng căng thẳng của bạn kéo dài

Các dấu hiệu của quá tải căng thẳng bao gồm: Cảm thấy hoảng loạn, lúc nào cũng lo lắng, cảm thấy bạn luôn phải chịu áp lực, uống rượu hoặc dùng ma túy để giải quyết căng thẳng của bạn, ăn quá nhiều, hút thuốc, phiền muộn, ra rời gia đình và bạn bè.

  • Nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng, bạn có thể có các triệu chứng về thể chất, chẳng hạn như: Đau đầu, đau bụng, huyết áp cao, đau ngực và các vấn đề về tình dục và giấc ngủ. Căng thẳng cũng có thể dẫn đến các vấn đề về cảm xúc, trầm cảm, các cơn hoảng loạn hoặc các dạng lo lắng và hồi hộp khác.
  • Khi bị stress, các tín hiệu dẫn truyền thần kinh thông qua dây thần kinh phế vị tác động mạnh mẽ đến hoạt động của dạ dày, gây ra chứng viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Đồng thời, stress ảnh hưởng đến hoạt động của đường ruột, làm mất cân bằng hệ khuẩn chí đường ruột, gây ra một số bệnh như: Hội chứng ruột kích thích, viêm ruột với những biểu hiện như đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đi cầu nhiều lần, khó tiêu...
  • Các nhà khoa học cũng chứng minh, tương tác giữa não bộ và đường ruột là tương tác hai chiều, nghĩa là khi bị các vấn đề ở đường tiêu hóa thì ngược lại sẽ dễ gây ra tâm lý lo lắng, stress.

Một số ảnh hưởng đến tình trạng sức khoẻ gây ra bởi những căng thẳng mãn tính như:

  • Các vấn đề về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như: Trầm cảm, lo âu và rối loạn nhân cách
  • Bệnh tim mạch, bao gồm bệnh tim, huyết áp cao, nhịp tim bất thường, đau tim và đột quỵ
  • Béo phì và các rối loạn ăn uống khác

Vấn đề ăn uống và cân nặng cũng góp phần gây nên những căng thẳng mãn tính

  • Vấn đề kinh nguyệt
  • Rối loạn chức năng tình dục, chẳng hạn như bất lực và xuất tinh sớm ở nam giới và mất ham muốn tình dục ở cả nam và nữ
  • Các vấn đề về da và tóc, chẳng hạn như mụn trứng cá, bệnh vẩy nến và bệnh chàm, và rụng tóc vĩnh viễn
  • Các vấn đề về đường tiêu hóa, chẳng hạn như: Viêm dạ dày, viêm loét đại tràng và ruột kết kích thích.

Nếu bạn nghĩ rằng cách bạn xử lý căng thẳng trong cuộc sống đang ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ để bạn có thể bắt đầu thực hiện những thay đổi có lợi cho cơ thể và tâm trí của bạn.

Mọi người có thể học cách kiểm soát trình trạng căng thẳng và có cuộc sống hạnh phúc hơn, lành mạnh hơn. Dưới đây là một số mẹo để giúp bạn tránh căng thẳng.

  • Giữ một thái độ tích cực.
  • Chấp nhận rằng có những sự kiện mà bạn không thể kiểm soát.
  • Hãy tự tin và khẳng định bản thân thay vì trở nên cảm xúc và hung hăng. Hãy khẳng định cảm xúc, ý kiến ​​hoặc niềm tin của bạn thay vì trở nên tức giận, né tránh hoặc thụ động.
  • Học và thực hành các kỹ năng thư giãn; thử thiền, yoga hoặc thái cực quyền để kiểm soát căng thẳng.
  • Tập thể dục thường xuyên. Cơ thể của bạn có thể chống lại căng thẳng tốt hơn khi tập luyện phù hợp.

Tập thể dục và thư giãn để có thể vượt qua những căng thẳng trong cuộc sống

  • Ăn các bữa ăn cân bằng và lành mạnh.
  • Học cách quản lý thời gian của bạn hiệu quả hơn.
  • Đặt giới hạn phù hợp và học cách nói không với những yêu cầu có thể tạo ra căng thẳng quá mức trong cuộc sống của bạn.
  • Dành thời gian cho sở thích, thú vui và thư giãn.
  • Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Cơ thể bạn cần thời gian để phục hồi sau những sự kiện căng thẳng.
  • Đừng tìm đến rượu, ma túy hoặc các hành vi ép buộc để giảm căng thẳng.
  • Dành đủ thời gian cho những người bạn thích.
  • Tìm cách điều trị với chuyên gia tâm lý hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần khác được đào tạo về quản lý căng thẳng hoặc các kỹ thuật phản hồi sinh học để tìm hiểu những cách lành mạnh để đối phó với căng thẳng trong cuộc sống của bạn.

Phòng khám Tâm lý - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City có chức năng khám, tư vấn, điều trị ngoại trú các vấn đề tâm lý, sức khỏe tâm thần. Với trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, phòng khám Tâm lý - Bệnh viện đa khoa Quốc Tế Vinmec Times City có khả năng triển khai các trắc nghiệm tâm lý, liệu pháp tâm lý chuyên sâu phục vụ công tác khám chữa bệnh.

Phòng khám Tâm lý hiện đang hợp tác với các giáo sư, chuyên gia hàng đầu của trường Đại học Y Hà Nội, các bệnh viện tuyến đầu trong cả nước và trên quốc tế để chẩn đoán và điều trị nhằm mang lại hiệu quả khám chữa bệnh tốt nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Nguồn tham khảo: webmd.com

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề