Thực trạng dịch vụ y tế ở Việt Nam

Xã hội hóa y tế là gì? Tìm hiểu về xã hội hoá công tác y tế? Thực trạng xã hội hóa y tế ở Việt Nam?

Y tế luôn là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Ta thấy được rằng, trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước ta đang rất hạn chế, các giải pháp được đưa ra để có thể huy động các nguồn lực từ xã hội nhằm mục đích đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để thông qua đó có thể nâng cao chất lượng dịch vụ y tế thực sự là một nhiệm vụ bức thiết. Chính vì thế mà xã hội hoá y tế là một vấn đề rất được quan tâm. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xã hội hóa y tế là gì? Thực trạng xã hội hóa y tế ở Việt Nam?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Xã hội hóa y tế là gì?

Xã hội hoá chính là một phong trào quần chúng rộng lớn, xã hội hoá có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc chủ động giải quyết những vấn đề liên quan đến bệnh tật, sức khỏe và xã hội hoá đòi hỏi phải có sự tham gia đa phương.

Xã hội hoá mang tính chiến lược để các chủ thể có thể chủ động thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe, cả trước mắt cũng như lâu dài.

Xã hội hoá y tế được hiểu cơ bản chính là phong trào cần sự tổ chức hướng dẫn, quản lý của ngành y tế và các ngành khác có liên quan, các tổ chức quần chúng, xã hội đều phải tham gia. Xã hội hóa y tế là một trong số những biện pháp có ý nghĩa quan trọng được sử dụng nhằm mục đích để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho toàn nhân dân.

2. Tìm hiểu về xã hội hoá công tác y tế:

Sức khỏe là một trong số những tài sản quý giá nhất của mỗi người, đồng thời sức khoẻ cũng là tài sản chung của xã hội và tài sản chung của mỗi quốc gia. Sức khỏe trên thực tế sẽ do nhiều yếu tố tác động. Để nhằm mục đích có thể giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mỗi người và cả cộng đồng không phải chỉ ngành y tế, cán Bộ Y tế mà đây cũng chính là nhiệm vụ của chính mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng và của toàn xã hội.

Điều đó thực chất cũng có nghĩa chính là mọi người, mọi cộng đồng, mọi ban ngành đoàn thể trên địa bản cả nước đều cần nhận thức và có trách nhiệm trong công tác thực hiện chăm sóc sức khỏe. Trên thực tế ngành y tế cần tổ chức, vận động, huy động mọi cá nhân, gia đình, cộng đồng, các ban ngành đoàn thể, tổ chức xã hội đều sẽ tham gia vào công tác chăm sóc sức khỏe, đó chính là hoạt động xã hội hóa công tác y tế. Các hoạt động này cũng rất được quan tâm trong giai đoạn hiện nay.

Xã hội hóa công tác y tế cũng được biết đến là một quá trình vận động nhân dân một cách tự giác, chủ động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động y tế trên đất nước, sự huy động hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của toàn cộng đồng, phối hợp với các nguồn lực của Nhà nước, nhằm mục đích để từ đó sẽ có thể đạt được các mục tiêu của các chương trình phát triển y tế.

Trong hoạt động thực tiễn của ngành y tế nước ta thời điểm hiện nay, cả trong thời chiến và thời bình, với có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngành y tế nước ta cũng đã vì thế mà đạt được các thành tích to lớn. Ta thấy rằng, đó chính là kết quả của sự vận động nhân dân tham gia vào các phong trào chăm sóc sức khỏe. Ngành y tế vẫn luôn coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục vệ sinh phòng bệnh, phòng chống dịch, vệ sinh môi trường. Đó thực chất chính là những hoạt động xã hội hóa công tác y tế đã được thực hiện và cũng thông qua đó mà đã đưa đến các kết quả khả quan.

Đã từ lâu, Bộ Y tế nước ta cũng đã chủ trương đẩy mạnh các phong trào vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch cả ở nông thôn và thành thị, chú trọng vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống, phòng bệnh theo mùa. Sự tham gia của cộng đồng vào các phong trào này trên thực tế cũng đã đóng góp to lớn cho công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Tuy chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tốt nhưng hiện nay chúng ta vẫn cần phải kiên trì truyền thông, giải thích vai trò của vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ môi trường trong phát triển xã hội bền vững.

Cần tích cực vận động các cá nhân trong cộng đồng tham gia công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe mà trước tiên đó chính là tham gia vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại từng gia đình và từng cộng đồng.

Cơ quan nhà nước cần có cách biện pháp khuyến khích các hoạt động có lợi cho sức khỏe, nhiều hoạt động cần mọi người cùng làm có thể làm được, không có nhiều khó khăn, chỉ cần phát huy tính tự giác của mỗi một chủ thể là các cá nhân, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng, dựa vào các tổ chức và cấu trúc sẵn có của cộng đồng, dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, chắc chắn cũng sẽ từ đó mà có được kết quả tốt.

Cũng rất cần phải có sự lồng ghép và xã hội hóa công tác bảo vệ sức khỏe, gắn liền với giáo dục về phòng chống các nguy cơ về bệnh tật do ô nhiễm môi trường gây ra. Ngoài ra thì cũng cần phải biết tận dụng nguồn lực sẵn có của cộng đồng để nhằm mục đích thực hiện giáo dục nâng cao sức khỏe.

3. Thực trạng xã hội hóa y tế ở Việt Nam:

Mặt trái của chính sách xã hội hóa y tế sẽ cần phải được giải quyết. Việc xã hội hóa y tế ở hầu hết các bệnh viện công, nếu không giải quyết triệt để thì có khả năng xảy ra những trường hợp trục lợi khác.

Ở đa số các nước phát triển, y tế luôn được coi là một ngành dịch vụ quan trọng. Y tế khác với nhiều dịch vụ khác, y tế chính là một dịch vụ thiết yếu mà những người cần nó có khi không có tiền trả để có thể nhận được dịch vụ như những người khác, ngay là ở cả mức cơ bản nhất bởi vì họ là những người nghèo.

Ở bất cứ nước nào, người ta cũng đều có trách nhiệm cần phải xây dựng một chính sách y tế sao cho những người nghèo đều được hưởng dịch vụ y tế khi họ cần.

Đầu tư cho y tế luôn được đánh giá là khoản đầu tư tốn kém, đa số các chính phủ đều muốn thực hiện việc xã hội hóa để các chủ thể là những tư nhân và các tổ chức xã hội tham gia đầu tư, gánh bớt gánh nặng đầu tư cho nhà nước. Việc xã hội hóa y tế ở những nước đó cũng được hiểu giống như vận động các chủ thể là những tư nhân tham gia đầu tư y tế, để nhà nước có thể dành nguồn lực của mình tập trung cho người nghèo.

Nhiệm vụ của các bệnh viện công ở các nước phát triển chính là chăm lo cho người nghèo. Việc xã hội hóa y tế là tận dụng nguồn lực đầu tư của xã hội, phục vụ những người có khả năng chi trả, giúp nhà nước dành được nhiều nguồn lực hơn nữa cho người nghèo.

Ở đất nước mà mức thu nhập bình quân còn khiêm tốn như tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, bệnh viện công nào cũng có rất nhiều những chủ thể là những người bệnh nghèo. Chưa cần đến chủ trương xã hội hóa y tế của nhà nước, xã hội đã tham gia giúp đỡ những người bệnh nghèo bằng các chương trình từ thiện được tổ chức một cách tự phát.

Nhưng ta cũng thấy được rằng, ở trong một xã hội còn nghèo, những nguồn lực tự phát ấy của xã hội không thể gánh vác được nhiều.

Y tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay rất cần có một chính sách xã hội hóa đúng đắn sao cho ngành y vẫn phát triển tốt về mặt chuyên môn kỹ thuật, các chủ thể là những người nghèo được hưởng lợi từ sự phát triển ấy, chứ không phải họ sẽ bị thiệt thòi từ sự phát triển ấy.

Trong khi đó, chính sách xã hội hóa y tế mà Việt Nam đang áp dụng, đưa các chủ thể là những tư nhân vô các bệnh viện công như hiện nay đang biến các bệnh viện công thành các cơ sở kinh doanh dịch vụ y tế, mập mờ công tư, sử dụng nguồn lực công cho lợi ích cụ thể của một nhóm người.

Khi đó, nguồn lực công dành cho các đối tượng là những người nghèo sẽ ít đi, người nghèo không những không được hưởng lợi mà còn bị thiệt hại.

Khi các cơ sở y tế công kinh doanh y tế, cơ chế hoạt động của các bệnh viện này cũng sẽ không rõ ràng, mập mờ công tư, việc những người có quyền sử dụng nguồn lực công, mượn danh nghĩa xã hội hóa y tế để nhằm mục đích thực hiện trục lợi là chuyện khó tránh khỏi. Trong bối cảnh đó, việc nâng khống đối với giá trị máy móc, trang thiết bị y tế thực chất sẽ chỉ là một trong các chiêu trò làm giàu cho các nhóm lợi ích trong y tế công, nhân danh xã hội hóa y tế để thực hiện trục lợi cho bản thân mình.

Đây cũng chính là mặt trái của chính sách xã hội hóa y tế mà hiện nay rất cần được quan tâm và phải được giải quyết.

Thị trường y tế số Việt Nam: thách thức và cơ hội cho các nhà đầu tư

[ĐCSVN] - Mạng lưới bệnh viện ở Việt Nam khá rộng khắp. Hầu hết được thiết lập tốt nhưng các bệnh viện tại Việt Nam hiện đang phải đối mặt với một số thách thức lớn. Hầu hết các bệnh viện công trong nước đã được xây dựng cách đây hơn hai thập kỷ, cơ sở hạ tầng đã cũ và lạc hậu, cần được nâng cấp.

Ảnh minh họa [Nguồn: A.N]

Việt Nam có khoảng 1.531 bệnh viện, trong đó hơn 86% là bệnh viện công và gần 14% là bệnh viên tư, chủ yếu tập trung ở các khu vực đô thị lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. 1.318 bệnh viện công được quản lý theo hệ thống phân cấp, được phân loại theo tuyến trung ương, tuyến tỉnh và tuyến huyện hoặc tuyến xã.

Tuy nhiên, tình trạng quá tải thường xuyên xảy ở các bệnh viện chuyên khoa sâu hay một số bệnh viện nổi tiếng đầu ngành. Số lượng bệnh nhân muốn được điều trị ở các bệnh viện tuyến trung ương quá đông do có đầy đủ trang thiết bị y tế và đội ngũ y bác sỹ tay nghề cao. Kết quả là các bác sĩ và y tá bị quá tải, phải phục vụ số lượng lớn bệnh nhân, làm việc nhiều giờ trong điều kiện căng thẳng với mức lương khá thấp.

Do đó, hệ thống bệnh viện tại Việt Nam cần được nâng cấp cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ. Những khoảng cách y tế hiện tại tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài vào để tăng cường cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nâng cao hiệu quả cũng như chất lượng dịch vụ.

Cơ hội cho các nhà đầu tư

Tiềm năng y tế Việt Nam nói chung và y tế số [digital healthcare] có thể thấy qua giá trị tăng trưởng của ngành này với tổng chi tiêu y tế hơn 17 tỉ USD năm 2019, tương đương 6,6% GDP [ước tính từ hãng nghiên cứu thị trường Fitch Solutions]. Công ty cũng dự báo rằng chi tiêu cho y tế vào năm 2022 sẽ đạt 23 tỉ USD với mức tăng trưởng kép [CAGR] hàng năm khoảng 10,7%.

Theo kết quả đánh giá của Fitch Solutions, việc áp dụng công nghệ viễn thông vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới, một phần là nhờ các nỗ lực của Chính phủ trong việc khuyến khích tận dụng các dịch vụ viễn thông trong ngành y tế, giúp người dân tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe công đồng.

Ngày 22/6/2020, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 2628/QĐ-BYT phê duyệt Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020 – 2025, hướng đến mục tiêu: “Mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ chuyên môn của các bác sỹ từ tuyến xã đến tuyến Trung ương; người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới. Các cơ sở y tế được hỗ trợ chuyên môn thường kỳ và đột xuất từ các bệnh viện tuyến cuối dựa trên nền tảng công nghệ thông tin; góp phần phòng chống dịch bệnh, giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả khám, chữa bệnh và sự hài lòng của người dân”.

Theo Đề án, sẽ có 24 bệnh viện tuyến trên tham gia vào mạng lưới khám, chữa bệnh từ xa. Các bệnh viện thực hiện đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ chuyên môn khám chữa bệnh từ xa…

Khu vực tư nhân cũng nhanh chóng tận dụng lợi thế của sự chuyển dịch sang các dịch vụ chăm sóc sức khỏe số. Nhiều công ty khởi nghiệp đã nhảy vào lĩnh vực này ở Việt Nam trước khi dịch COVID-19 bùng phát. Một số công ty cung cấp dịch vụ đặt lịch cho phép bệnh nhân đặt lịch hẹn với bác sĩ mà không cần đến bệnh viện, do đó giảm thời gian xếp hàng và nguy cơ lây nhiễm. Bệnh nhân có thể trao đổi và nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia y tế về các mối quan tâm sức khỏe.

Tương tự như vậy, các công ty y tế kỹ thuật số cũng có nhiều cơ hội góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe chất lượng cao hơn và tiết kiệm chi phí hơn ở Việt Nam. Với dân số hơn 90 triệu người và hơn 1.000 bệnh viện trên toàn quốc, tiềm năng ứng dụng CNTT trong y tế ở Việt Nam là rất lớn. Các startup hoàn toàn có thể khai thác tiềm năng đó bằng cách tham gia giải quyết bài toán điện tử hóa công tác quản lý khám chữa bệnh, đơn giản hóa các thủ tục, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế.

Theo một báo cáo của YCP Solidiance, các bệnh viện tư nhân hiện có hệ thống quản lý y tế tương đối tiên tiến, hiện đại so với các bệnh viện công vì một số lý do. Các bệnh nhân có thu nhập cao hơn sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại và chất lượng cao hơn. Với số hóa là một lợi thế cạnh tranh, các bệnh viện tư nhân đã đẩy mạnh đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của họ. Các bệnh viện này được trang bị các sản phẩm và dịch vụ của các công ty công nghệ và thông tin hàng đầu như Oracle hoặc SAP với các hệ thống tiêu chuẩn hóa. Do đó, việc triển khai các công cụ số tại bệnh viện tư nhân ít phức tạp hơn so với các bệnh viện công.

Vẫn còn những thách thức

Mặc dù lĩnh vực y tế số ở Việt Nam rất hấp dẫn, nhưng các rào cản về chính sách và khung pháp lý yếu vẫn tiếp tục là thách thức đối với các nhà đầu tư nước ngoài thiếu kinh nghiệm.

Thứ nhất là thói quen các bác sỹ, chuyên gia y tế và bệnh nhân trong việc sử dụng tài liệu giấy. Thứ hai, các quy trình hành chính rườm ra và phức tạp làm chậm việc áp dụng kỹ thuật số, ví dụ việc ứng dụng chữ ký điện tử trong thanh toán bảo hiểm y tế quốc gia.

Thứ ba, các hệ thống CNTT y tế vẫn chưa chia sẻ dữ liệu người bệnh với nhau, liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin, hồ sơ sức khỏe. Các bệnh viện cũng sử dụng những giải pháp, phần mềm khác nhau nên việc kết nối dữ liệu với nhau sẽ là một thách thức tương đối lớn.

Thực tế, lĩnh vực y tế số tại Việt Nam hiện chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó, vốn đầu tư thu hút được ít hơn đáng kể so với các lĩnh vực liên quan như thanh toán hoặc thương mại điện tử.

Chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy chương trình số hóa tại các bệnh viện và phòng khám trên cả nước. Các giải pháp thông minh đang được khuyến khích mạnh mẽ, như sử dụng các công nghệ dữ liệu lớn [big data], trí tuệ nhân tạo [AI], điện toán đám mây và công nghệ di động để giúp giảm bớt tình trạng quá tải của các bệnh viện công và nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.

Mới đây, Chính phủ đã thông qua Luật Đầu tư sửa đổi 2020 số 61/2020/QH14 gồm 7 chương và 77 Điều, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, nhằm khuyến khích đầu tư vào 5 lĩnh vực trọng điểm bao gồm y tế. Các dự án thuộc các lĩnh vực này sẽ được hưởng lợi từ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm tiền thuê đất và hỗ trợ tín dụng.

Nhìn chung, các giải pháp này khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư, đồng thời để đáp ứng nhu cầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe đang ngày càng phát triển.

A.N

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Trao tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó trước thềm năm học mới 2022-2023 tại Ba Đình, Hà Nội
  • Quận Ba Đình: Khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa
  • Ba Đình [Hà Nội]: Kết quả hoạt động nhân đạo ngày càng thiết thực và hiệu quả cao
  • Ngăn chặn tảo hôn hiệu quả khi ứng dụng công nghệ và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng
  • Thanh niên tiên phong thúc đẩy quyền sức khỏe sinh sản tình dục
  • Chính phủ Australia chia sẻ thêm 7,2 triệu liều vắc-xin Pfizer ngừa COVID-19 cho trẻ em Việt Nam
  • Khởi công nhà tình nghĩa trị giá 200 triệu đồng cho hộ gia đình khó khăn tại Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề