Thực trạng công tác đảm bảo chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Hội thảo trực tuyến với chủ đề “ Đảm bảo chất lượng và kiểm định trong giáo dục đại học tại Việt Nam: Các bài học thực tiễn từ Đức và Việt Nam” do Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức [DAAD] và Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội phối hợp tổ chức đã dành được sự quan tâm rất lớn từ các trường đại học trên khắp cả nước. Hội thảo không chỉ đề cập tới những thông tin cơ bản mà còn tập trung vào các ví dụ thực tiễn đến từ Đức và Việt Nam.

Trong 15 năm qua, hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam đã phát triển tích cực với nhiều phương pháp đổi mới sáng tạo, tách khỏi mô hình giáo dục của Liên Xô trước đây để hướng tới mô hình giáo dục đại học hiện đại với định hướng quốc tế. Các Bộ, ngành đang ngày càng khuyến khích các trường đại học thể hiện được tính tự chủ, đồng thời giảm thiểu sự chỉ đạo và kiểm soát của mình đối với các trường đại học. Với hướng đi như vậy, các trường đại học Việt Nam phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục của mình, đặc biệt là các chương trình đào tạo. Bởi mọi nỗ lực cải cách đều hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng của các trường đại học.

Do đó, công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giáo dục đại học tại Việt Nam. Để có thể thúc đẩy mạnh mẽ quá trình này cũng như trao đổi quan điểm, kinh nghiệm với các đối tác Đức, Văn phòng Đại diện Văn phòng Đại diện Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức [DAAD] tại Hà Nội đã phối hợp với Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề “Đảm bảo chất lượng và kiểm định trong giáo dục đại học: Các bài học thực tiễn từ Đức và Việt Nam” vào ngày 17 và 18 tháng 11. Hội thảo đã thu hút khoảng 220 đại biểu đến từ các Trường Đại học trên khắp cả nước, trong đó có 20 đại biểu đã có mặt trực tiếp tại hội thảo.

Trong bài phát biểu khai mạc của mình, Thứ trưởng Bộ Giáo dục [đồng thời là cựu học viên DAAD] – PGS.TS Hoàng Minh Sơn đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng giảng dạy đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam. Cũng tại hội thảo, ông Jörg Kinnen – Tham tán Văn hóa, Báo chí và Khoa học Đại sứ quán Đức tại Hà Nội đã đề cập đến chủ đề hợp tác học thuật trong quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và CHLB Đức. PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng – Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã giới thiệu kế hoạch phát triển trong tương lai của ngôi trường đại học đã có bề dày lịch sử 65 tuổi, trong đó đảm bảo chất lượng sẽ đóng vai trò trọng tâm. Hội thảo diễn ra với sự tham gia trực tuyến của Trưởng Đại diện Cơ quan Trao đổi Hàn lâm Đức tại Hà Nội, ông Stefan Hase-Bergen. Vì lý do sức khỏe, ông đã không thể tham dự trực tiếp hội thảo này. Do đó, ông Đỗ Minh Việt đã thay mặt Trường Đại diện để giới thiệu với đông đảo những người tham gia về DAAD và các nguồn tài trợ của tổ chức.

Tại hội thảo, PGS. TS Phạm Quốc Khánh – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Giáo dục Việt Nam – Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu lên những vấn đề thực tiễn và giới thiệu về các chủ trương, chính sách của Bộ. Trong ngày thứ nhất của hội thảo, bà Fiona Crozier – Nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội đảm bảo chất lượng Châu Âu [ENQA] đã trình bày về những tiêu chuẩn và hướng dẫn đạt kiểm định của châu Âu. Cùng với đó là bài trình bày của PGS.TS. Trương Việt Anh – Trưởng phòng Quản lý Chất lượng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội về hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ của trường. Mô hình đảm bảo chất lượng giáo dục được đánh giá rất cao của Trường Đại học Khoa học Ứng dụng Münster cũng đã được bà Petra Pistor giới thiệu tại hội thảo.

Tại ngày thứ hai của hội thảo, ông Ronny Heintze – Chuyên viên tư vấn cấp cao của Tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học [AQAS] và Tiến sĩ Iring Wasser – Giám đốc tổ chức ASIIN đã trình bày về các tiêu chí và quy trình kiểm định của từng cơ quan đối với chương trình đào tạo và cơ sở giáo dục. Để minh họa cho điều này, giáo sư Tomas Benz – Hiệu trưởng Trường Đại học Việt Đức đã đưa ra ba ví dụ về kiểm định chất lượng tại trường đại học của ông. Tiến sĩ Võ Đại Nhật từ Trường Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh cũng mô tả quy trình kiểm định từ ba tổ chức của Đức là AQAS, ASIIN và FIBAA. Ba tổ chức trên cùng với Hội đồng cấp cao về kiểm định nghiên cứu và giáo dục của Pháp [HCÉRES] đều là các tổ chức kiểm định uy tín được công nhận chính thức tại Việt Nam. Cuối hội thảo, PGS. TS. Phạm Văn Tuấn – Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã lấy trường đại học của mình làm ví dụ để giải thích tầm quan trọng của việc đảm bảo và kiểm định chất lượng đối với việc cải tiến chương trình học theo hướng “Outcome Based Education” [tạm dịch: giáo dục dựa trên kết quả]. Cuối cùng, ông đã đưa ra kết luận rằng chất lượng không nên được đánh giá bằng những chứng chỉ mà phải được đánh giá dựa trên những hành động thiết thực và ý thức trách nhiệm về việc đào tạo tốt.

[Stefan Hase-Bergen]

Giáo dục tại Việt Nam hiện nay đang tồn tại những thực trạng nào? Có con đường nào tốt hơn cho Học sinh - sinh viên Việt Nam đến với tri thức?

Trong bối cảnh giáo dục đại học Việt Nam hiện nay có quá nhiều vấn đề mà nguyên nhân bắt nguồn từ chính hệ thống giáo dục lỗi thời, lạc hậu không dễ gì giải quyết trong một sớm một chiều.

Bất cập ngay từ ở cấp trên

Hầu như năm nào Bộ Giáo Dục cũng đều có những sửa đổi, bổ sung hệ thống giáo dục đại học từ việc thi cử cho đến nội dung giảng dạy nhưng đến nay thực sự vẫn chưa hoàn thiện, còn quá nhiều những vấn đề nảy sinh mà hàng ngày người ta phân tích đầy trên các mặt báo.

Còn tồn tại khá nhiều bất cập trong giáo dục tại Việt Nam

Nội dung chương trình nặng về lý thuyết suông, xa rời thực tế

Đây là vấn đề muôn thuở của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã tồn tại cả chục năm về trước, nguyên nhân của vấn đề này là do thiếu sự liên kết chặt chẽ của nhà trường đối với doanh nghiệp, chưa nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp thành ra nội dung đào tạo cứ lẩn quẩn bao nhiêu năm cũng chỉ có bấy nhiêu đó, dần dà trở nên lạc hậu vì thế không nắm bắt đúng nhu cầu của doanh nghiệp. Hệ lụy này dẫn đến nạn thất nghiệp tràn lan của sinh viên mới tốt nghiệp, thống kê năm 2013 cho thấy có tới 101.000 sinh viên thất nghiệp có bằng đại học.

Thiếu thốn và “giao phối cận huyết” trong công tác đào tạo giảng viên

Khác với số lượng giáo viên trung học, tiểu học, giảng viên đại học rất khan hiếm, rất nhiều trường tư không có giảng viên giảng dạy, phải hợp đồng với giảng viên của các trường công lập. Vấn đề này ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM đã lớn thì ở các tỉnh lẻ còn trầm trọng hơn.

Việc đào tạo nguồn nhân lực cho các trường đại học ở Việt Nam hầu hết là bồi dưỡng những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi trở thành giảng viên, cái tư duy sai lầm vẫn cứ tồn tại suốt hàng chục năm nay, một sinh viên mới ra trường chỉ có lý thuyết suông, thiếu thực tế và do trường đào tạo thì chỉ có cái tư duy "nội bộ" của trường đó mà thôi, thiếu cái nhìn toàn diện thì khó phát triển, việc này cứ quay đi quẩn lại mà dần dần dẫn đến hệ lụy là “tư duy lối mòn” mà có một người đã hài hước ví von “giống như giao phối cận huyết” vậy.

Mang nặng tính thương mại

Khác với nền giáo dục tiên tiến ở một số nước phương Tây, Nhật Bản... xem giáo dục như nghĩa vụ của Chính phủ đối với cộng đồng, ở Việt Nam giáo dục lại đặt nặng vào tính thương mại, thậm chí còn được coi là "ngành kinh doanh béo bở”. Có nhiều trường “sáng tạo” ra rất nhiều môn học tạp nham, không liên quan gì đến ngành học nhằm mục đích thu tiền học phí của sinh viên.

Bạn tốn bao nhiêu tiền cho 4 năm đại học ở Việt Nam?

Du học là một trong những con đường tốt nhất đến với tri thức của sinh viên Việt Nam

Quả thật, với quá nhiều vấn đề của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, đi học đại học trong nước sẽ chỉ tốn thời gian, công sức và tiền bạc. Du học là con đường tốt nhất để tìm kiếm tri thức, mở rộng tương lai của sinh viên Việt Nam.

Du học có khó lắm không?

Trả lời: “Du học là con đường tiến đến những kiến thức mới với nhiều khó khăn, thử thách chỉ dành cho những ai thật sự hiểu rõ được những giá trị xứng đáng từ việc du học mới có được”.

Quả thật, chẳng dễ dàng gì để bạn đến một đất nước hoàn toàn xa lạ, gặp gỡ những người xa lạ với nền văn hóa khác biệt và phải sử dụng ngôn ngữ không phải mẹ đẻ, bạn sẽ phải đối mặt với cảm giác cô đơn, nhớ nhà, cảm giác hụt hẫng và bạn còn phải cố gắng thích nghi với cuộc sống mới. Tuy nhiên, có gian khó mới trui rèn nên nhân tài, tập cho bạn tính tự lập, tính thích nghi, bởi vậy “thử thách chỉ dành cho những ai thật sự hiểu rõ được những giá trị xứng đáng từ việc du học”.

Một trong những khó khăn lớn nhất của việc du học là tìm kiếm thông tin. Nắm bắt được điều này, nhiều công ty tư vấn du học mở ra như nấm, nhưng không phải công ty nào cũng làm ăn đàng hoàng, có lắm những công ty “làng nhàng” mở ra với mục đích lừa đảo đã khiến nhiều người ôm mộng du học phải lâm vào cảnh “tiền mất tật mang”.

Lôi kéo, dụ dỗ khách hàng là những chiêu trò của các công ty du học lừa đảo

ASAHI - Công ty tư vấn du hoc Nhat Ban tai Hai Duong là Địa chỉ tin cậy cho bạn lựa chọn!

- Cam kết tư vấn “trung thực - uy tín - chuyên nghiệp -  hiệu quả".

- Được đảm bảo đỗ VISA trên 99%.         

- Miễn phí tư vấn 100% về hồ sơ.

- Hỗ trợ vay vốn ngân hàng cho những trường hợp có nhu cầu.

- Chúng tôi cam kết hỗ trợ, hướng dẫn học sinh vào nhập học tại các trường và các khu vực có chính sách hỗ trợ học sinh làm thêm với mức lương cao.

- Đảm bảo cam kết học sinh được nhận việc làm thêm sau khi nhập học từ 1 đến 2 tháng đầu tiên, ổn định nơi ăn ở, được cấp giấy phép đi làm thêm tại Nhật.

- Công ty chúng tôi có đủ các lựa chọn cho tất cả các bạn với sự hợp tác cùng nhiều trường trên tất cả các vùng miền của Nhật Bản. Phối hợp với trường liên kết đến các cơ sở sản xuất, giới thiệu việc làm cho học sinh theo quy định của chính phủ Nhật Bản để có thu nhập cao nhất theo khả năng của từng học sinh.

ASAHI rất hân hạnh phục vụ bạn!

Theo Selina

Video liên quan

Chủ Đề