Thực phẩm nào có thể thay thế thịt lợn

24/11/2021 1,915

A. Tôm tươi

Đáp án chính xác

D. Tất cả thực phẩm đã cho

Chất đạm là chất dinh dưỡng mà cơ thể cần để xây dựng và sửa chữa các tế bào. Nhiều người lầm tưởng chất đạm chỉ có ở các loại thịt động vật, nhưng thực tế nguồn đạm từ thực vật vẫn có thể được sử dụng làm thực phẩm thay thế thịt và đạm động vật khác. Dưới đây là một số loại thực phẩm và sản phẩm thay thế thịt thường được sử dụng.

1.Đậu phụ [Tofu]

Đậu phụ là thực phẩm thường được sử dụng với vai trò là loại thực phẩm thay thế thịt lợn và các loại thịt phổ biến khác. Đậu phụ có hàm lượng đạm khá cao, được làm từ đậu nành đông lại ép thành khối, không chứa cholesterol và ít chất béo bão hòa. Đậu phụ còn rất tiện lợi, bởi vì thực phẩm này có thể được phối hợp vào các công thức nấu ăn mà không làm thay đổi mùi vị của các nguyên liệu khác.

2.Tương nén [Tempeh]

Tương nén được làm từ đậu nành lên men, thậm chí còn có nhiều chất đạm hơn đậu phụ, mỗi 80 gram tương nén có chứa hơn 16 gram chất đạm. Do đó, tương nén được xem là một loại thực phẩm thay thế thịt rất tốt. Bạn có thể ướp tương nén trước khi nấu để tăng hương vị và áp chảo cho bên ngoài giòn.

3.Mì căn [Seitan]

Mì căn là một thực phẩm thay thế thịt tốt khác có thể mang lại hương vị của bất kỳ loại gia vị nào bạn thêm vào. Mỗi 45 gram mì căn có chứa khoảng 8 gram protein. Mì căn được làm từ gluten lúa mì nên những người không dung nạp với gluten không nên sử dụng.

Mì căn là một thực phẩm thay thế thịt tốt khác

4.Quả mít

Thật ngạc nhiên trái cây này lại có thể là thực phẩm thay thế thịt. Mít có đầy đủ vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ. Thêm vào đó, với mỗi 150 gram có chứa đến 2.6 gram, nó có nhiều protein hơn hầu hết các loại trái cây khác. Bạn có thể sử dụng mít để thay thế cho các loại thịt vụn thường được sử dụng trong các công thức nấu ăn. Mặc dù nó có nhiều đạm hơn trái cây khác, nhưng nó lại ít hơn so với thịt. Vì vậy, lợi ích của nó là góp phần xây dựng hình thái của món ăn và hương vị hơn là dinh dưỡng.

5.Nấm portobellos [nấm bàn] nướng

Nấm portobellos nướng là món mặn chứa nhiều chất đạm, người ta có thể sử dụng nó để lấp đầy một chiếc bánh hamburger một cách độc đáo với vai trò là thực phẩm thay thế thịt lợn hoặc các loại thịt khác. Trong 86 gram sản phẩm này có khoảng 3 gram đạm, tuy nhiên lại thiếu chất sắt, vitamin B12 và kẽm [những chất dinh dưỡng có nhiều trong thịt]. Vì vậy thực phẩm này không thể thay thế hoàn toàn được thịt.

6.Các loại đậu

Nếu muốn có một thực phẩm thay thế thịt có sự kết hợp giữa chất đạm và chất xơ thì đậu là một lựa chọn lý tưởng. Một chén đậu lăng [khoảng 200 gram] chứa gần 18 gram đạm và 15.6 gram chất xơ - khoảng một nửa giá trị khuyến nghị hàng ngày của bạn. Bạn có thể dễ dàng sử dụng các loại đậu để thay thế các loại thịt trong các món ăn hàng ngày.

7.Đạm thực vật có kết cấu

Đạm thực vật có kết cấu hay đạm thực vật thô là một thực phẩm thay thế thịt làm bằng bột đậu nành đã loại bỏ chất béo. Trong 50 gram loại đam này có khoảng 17.5 gram chất đạm, nhưng có hàm lượng carbohydrate cao hơn so với các sản phẩm thay thế thịt khác là 11.5 gram. Bạn có thể sử dụng đạm thực vật có kết cấu để tạo cấu trúc và hình thái cho các món ăn, hoặc được tạo hình giống như các sản phẩm từ thịt như gà chiên cốm.

Sinh tố là một trong các sản phẩm thay thế thịt

8.Đậu gà

Đậu gà [chickpeas] còn được gọi là đậu garbanzo là loại thực phẩm thay thế thịt giàu đạm và chất xơ. Đây là nguyên liệu chính tạo nên món ăn có tên là hummus phổ biến ở Trung Đông và Ả Rập hoặc cũng có thể sử dụng chúng để làm món chả đậu gà nướng. Trong khoảng 100 gram đậu gà cung cấp hơn 7 gram protein và 6 gram chất xơ, ít chất béo, không cholesterol, nhiều vitamin và khoáng chất.

9.Sinh tố

Sinh tố hỗn hợp từ các loại đạm từ đậu nành, lúa mì và các đạm thực vật khác là loại sản phẩm thay thế thịt rất tốt. Trên thị trường có rất nhiều thương hiệu sản xuất các loại sản phẩm này rất tiện dụng, mặc dù các sản phẩm này chứa nhiều chất đạm nhưng cũng có thể chứa nhiều natri, vì vậy hãy đọc kỹ nhãn mác trước khi lựa chọn.

Nhu cầu sức khỏe cá nhân và thói quen dinh dưỡng của bạn sẽ giúp quyết định loại sản phẩm thay thế thịt nào là tốt nhất. Tuy nhiên, tốt hơn là nên ăn thực phẩm nguyên hạt như đậu thay vì thực phẩm chế biến sẵn. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn đang gặp khó khăn về lựa chọn thay thế thịt phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

[SGTTO] –  Những ngày gần đây, tuy giá của thịt heo có chiều hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức khá cao, nhiều chị em nội trợ đã bắt đầu cân nhắc đến việc thay thế thịt heo bằng các thực phẩm khác để tiết kiệm chi tiêu.

  • Giá thịt heo hơi giảm ở ba miền, thịt bán lẻ Vissan đồng loạt tăng
Ảnh: Thành Hoa

Thịt heo là nguyên liệu chính trong bữa cơm hằng ngày của nhiều gia đình người Việt. Loại thịt này cung cấp protein dồi dào cùng nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khoẻ. Trên thị trường tiêu dùng hiện nay có khá nhiều thực phẩm tươi ngon khác có giá trị dinh dưỡng tương đương và có thể thay thế thịt heo như cá, tôm, thịt bò, trứng, đậu hũ… Tuy nhiên, mỗi loại thực phẩm sẽ có thành phần dinh dưỡng cụ thể khác nhau, đòi hỏi người tiêu dùng cần nắm rõ để đảm bảo chất lượng của mỗi bữa ăn.

NGUỒN THỰC PHẨM THAY THẾ

Nếu bạn quyết định lựa chọn các loại thực phẩm khác để thay thế cho thịt heo trong một số bữa ăn, bạn nên đảm bảo những loại thực phẩm này có thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng quan trọng như protein, sắt, kẽm và vitamin B12 cho cơ thể.

Protein: Thịt gà

Nguồn protein từ động vật cung cấp các axit amin thiết yếu mà cơ thể cần để tạo cơ bắp, mô, nội tiết tố, chất dẫn truyền thần kinh, các tế bào và kháng thể khác nhau trong hệ thống miễn dịch.

Nguồn: foodbusinessnews.net

So với thịt heo, thịt gà có chứa hàm lượng protein tương đối cao, khoảng 27,3g protein trong mỗi 100g thịt. Để đảm bảo chế độ ăn uống khoẻ mạnh, bạn phải cung cấp đủ protein từ nhiều nguồn động vật khác nhau cho cơ thể. Ví dụ, trung bình một ngày bạn nên ăn: 25g thịt gà, 28g cá, 1,5 quả trứng, 200g sữa, 50g phô mai.

  • Gợi ý một số món ăn ngon từ thịt gà cho bữa cơm: canh gà nấu lá giang, canh gà hầm rau củ, cánh gà chiên nước mắm, đùi gà nướng, gà xào sả ớt, gà kho gừng, gà chiên muối tỏi, gà quay…
Sắt: Thịt bò, thịt gà

Sắt là chất dinh dưỡng cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể bao gồm vận chuyển oxy vào máu. Thiếu chất sắt có thể dẫn đến thiếu máu, một tình trạng bệnh khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi và chậm chạp. Phụ nữ tiền mãn kinh cần khoảng 18mg chất sắt một ngày, trong khi nam giới cần khoảng 8mg chất sắt mỗi ngày.

Nguồn: tasteofhome.com

Để nhận đủ chất sắt trong bữa ăn hằng ngày, bạn có thể thay thế thịt heo bằng thịt bò hoặc thịt gà. Thịt bò là nguồn chất sắt dồi dào với 3,3mg sắt trong mỗi 100g thịt. Trong khi đó, 100g thịt ức gà chứa 0,4mg sắt và đùi gà chứa 0,9mg sắt.

  • Gợi ý một số món ăn ngon từ thịt bò: thịt bò xào rau muống, thịt bò xào bông bí, thịt bò xào bông thiên lý, thịt bò xào đậu Hà Lan, rau càng cua trộn thịt bò, canh rau củ thịt bò bằm…
Kẽm: Thịt bò, các loại động vật có vỏ

Kẽm là một trong những khoáng chất thiết yếu giúp các chức năng trong cơ thể hoạt động một cách tối ưu. Vai trò của kẽm đối với cơ thể bao gồm giúp xương chắc khoẻ, cải thiện não bộ, tăng cường sự săn chắc cơ bắp, hỗ trợ hoạt động của mắt, cân bằng nội tiết tố…

Nguồn: aptaclub.co.uk

Trong tất cả các loại thịt, thịt bò cung cấp nhiều kẽm nhất với 8,2mg kẽm trong mỗi 100g thịt. Ngoài ra, các loại động vật có vỏ như cua, sò, tôm, hàu… cũng chứa rất nhiều kẽm.

  • Gợi ý một số món ăn ngon từ các loại động vật có vỏ cho bữa cơm: canh cua rau đay, canh chua tép, trứng chiên hàu, nghêu xào sả ớt, tôm rim nước dừa…
Vitamin B12: Thịt bò, thịt gà, nấm và các sản phẩm từ sữa…

Vitamin B12 hầu như chỉ có trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Đây là loại vitamin rất quan trọng đối với sự hình thành máu và các chức năng não. Thiếu vitamin B12 có thể gây thiếu máu và tổn thương tế bào thần kinh. Lượng vitamin B12 cần thiết cho cả nam và nữ là 2,4 microgram [mcg] mỗi ngày.

Đối với các loại thịt, mỗi 100g thịt bò có thể cung cấp 2,5mcg vitamin B12 và thịt gà cung cấp khoảng 0,6mcg. Các sản phẩm từ sữa cũng có chứa vitamin B12. Cụ thể, một ly sữa có thể cung cấp một nửa nhu cầu vitamin B12 cần thiết mỗi ngày [1,24mcg] hoặc một lát phô mai khoảng 20g sẽ cung cấp 0,4mcg vitamin B12. Một lượng rất nhỏ vitamin B12 cũng được tìm thấy trong rau bina và thực phẩm lên men. Nấm hương có hàm lượng vitamin B12 tương đối cao với 5mcg trong mỗi 100g nấm.

Nguồn: selfhacked.com
  • Gợi ý một số món ăn ngon từ nấm hương cho bữa cơm: canh rau củ nấm hương, canh gà hầm nấm hương, nấm hương xào dầu hào, nấm hương xào thịt bò, cải thìa xào nấm hương…

K.P.

Theo The Conversation và Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia


Video liên quan

Chủ Đề