Thủ lĩnh là ai

Phân biệt lãnh đạo, quản lý và thủ lĩnh.Trong xã hội con người, khi xuất hiện các nhóm người, các cơ quan, tổ chức có chung yêu cầu hoạt động để đạt tới một mục đích nào đó thì xuất hiện người thủ lĩnh, người lãnh đạo hay người quản lý.Muốn phân biệt được lãnh đạo, quản lý và thủ lĩnh, ta phải xem xét cách hiểu về lãnh đạo, quản lý và thủ lĩnh:- Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người, làm cho họ thể hiện sự tự nguyện, sự nhiệt tình phấn đấu hoàn thành mục tiêu của tổ chức đề ra. Lãnh đạo xuất hiện khi người ta muốn gây ảnh hưởng đến các hành vi của một cá nhân hay một nhóm người nhằm làm cho họ phấn đấu một cách tự nguyện để đạt tới mục tiêu của tổ chức.- Về quản lý, nó xuất hiện trong các nhóm xã hội có nhu cầu, mục đích chung, có sự mong muốnnỗ lực của các thành viên để đạt được mục đích chung đó. Từ sự mong muốn nỗ lực chung đó, xuất hiện người quản lý. Người quản lý có chức năng, nhiệm vụ nhỏ hẹp hơn người lãnh đạo, nhưng thực tế hiện nay thì người lãnh đạo đều làm công tác quản lý, vì họ thực hiện các chức năng quản lý do thành quả đạt được các mục tiêu của tổ chức thông qua lãnh đạo chính là quản lý.Xét từ những cách hiểu về lãnh đạo và quản lý nêu ở trên ta thấy, giữa lãnh đạo và quản lý là cơ bản giống nhau. Điểm khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý là ở đối tượng: đối tượng của lãnh đạolà con người, còn đối tượng của quản lý có thể là con người, cũng có thể là đồ vật. Chức năng của lãnh đạo mang tính chính trị, tính định hướng, là tác động bằng các chủ trương, chính sách và tổ chức; còn chức năng của quản lý là tác động vào đối tượng để điều hành, tổ chức một cách cụ thể vào công việc của đối tượng và tổ chức lực lượng, phương tiện để thực hiện mục tiêu đề ra. Do đó, lãnh đạo và quản lý là hai mặt của một vấn đề, thường đi liền với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau; quản lý mà không lãnh đạo sẽ bị chệch hướng, dễ sa vào buông lỏng, hoạt động của mọi cá nhân sẽ tuỳ tiện; ngược lại, lãnh đạo mà không quản lý sẽ dẫn đến duy ý chí, đường lối lãnh đạo không đi vào thực tế và dẫn đến hiệu quả thực hiện mục tiêu của tổ chức không cao, thậm chí không đạt được mục đích đề ra.- Còn thủ lĩnh, thủ lĩnh cũng là một người đứng đầu nhóm, hoặc một tổ chức. Thủ lĩnh cũng có nhiệm vụ lãnh đạo nhóm, quản lý nhóm để nhóm hoạt động nhằm đạt tới mục đích nào đó. Thủ lĩnh ra đời trên cơ sở suy tôn tự nguyện của các thành viên trong nhóm. Thủ lĩnh tồn tại được trong nhóm nhờ uy tín của mình.Phân biệt giữa lãnh đạo và thủ lĩnh, có thể thấy một số điểm giống nhau và khác nhau cơ bản sau:Thứ nhất, sự giống nhau giữa lãnh đạo và thủ lĩnh: Người lãnh đạo và thủ lĩnh đều là những người đứng đầu các nhóm, các tổ chức, đều ra đời khi có nhiệm vụ đặt ra trước nhóm, trước tổ chức mà cần được giải quyết. Họ là những người có uy tín, đồng thời cũng là những người được những người dưới quyền thừa nhận về vị trí và là những người đưa ra các quyết định quan trọng định hướng mục tiêu hoạt động của nhóm.Thứ hai, sự khác nhau giữa lãnh đạo và thủ lĩnh: Về sự ra đời của người lãnh đạo là trên cơ sở do bổ nhiệm hoặc được bầu ra bằng phiếu tín nhiệm do cấp có thẩm quyền quyết định và quyền lực của họ được đảm bảo bằng pháp luật của nhà nước, họ lãnh đạo nhóm, tổ chức theo pháp luậtcủa nhà nước và được nhà nước bảo vệ về quyền lợi. Còn thủ lĩnh ra đời trên cơ sở sự suy tôn của nhóm mà không được pháp luật thừa nhận, do đó họ có thể lãnh đạo nhóm theo mục tiêu của nhóm, có thể trái pháp luật [ví dụ như các nhóm cướp, các nhóm cục bộ bản vị địa phương kiện cáo, biểu tình ].Về mức độ trách nhiệm về kết quả hoạt động của nhóm thì đối với người lãnh đạo họ có trách nhiệm lớn hơn thủ lĩnh rất nhiều. Người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trên tất cả các phương diện hoạt động của nhóm trước cấp trên và cấp dưới, khi nhóm không hoàn thành mục tiêu nhiệm vụ được giao thì người lãnh đạo phải chịu hình thức kỷ luật thích ứng. Trái lại, người thủ lĩnh chỉ chịu trách nhiệm công việc trước mọi người trong nhóm mà không phải chịu trách nhiệmtrước ai nữa, nếu hoạt động của nhóm không đạt mục đích, yêu cầu hoặc thất bại thì người thủ lĩnh sẽ bị mất uy tín và đồng thời sẽ mất vị trí đứng đầu của mình trong nhóm.Về tính chất nhiệm vụ thì người lãnh đạo được một tổ chức chính thức giao nhiệm vụ và họ có trách nhiệm thi hành nhiệm vụ đó bằng hình thức ra các quyết định bằng văn bản, họ tác động tớinhóm hay tổ chức trên cơ sở quyền lực và khả năng, phẩm chất của bản thân. Còn người thủ lĩnh thực hiện nhiệm vụ đó bằng năng lực, phẩm chất của mình và tác động tới nhóm bằng phương diện tình cảm.Ngày nay, vẫn còn tồn tại một số ít hiện tượng trong một cơ quan, tổ chức có cả người lãnh đạo và thủ lĩnh [người thủ lĩnh ở đây thường là đứng đầu các nhóm nhỏ, được mọi người tín nhiệm trên cơ sở bảo vệ một quyền lợi gì đó cho nhóm]. Vậy thì xử lý mối quan hệ này thế nào cho phùhợp là một vấn đề khó đặt ra cho người lãnh đạo, đòi hỏi người lãnh đạo phải nghiên cứu sâu tìmhiểu, nắm được việc suy tôn người thủ lĩnh trong nhóm nhằm mục đích gì để có biện pháp phù hợp điều hoà các quan hệ. Trong trường hợp này người lãnh đạo không nên cứng nhắc, quyết định một chiều, mà phải mềm dẻo, linh hoạt, tận dụng được ảnh hưởng của người thủ lĩnh mà nhóm suy tôn để khôn khéo tác động vào người thủ lĩnh của nhóm để hướng các hoạt động của nhóm theo mục đích của cơ quan, tổ chức. Biện pháp tác động có thể là các cuộc họp mở rộng mang tính dân chủ có sự tham gia của thủ lĩnh nhóm, hoặc gặp gỡ, động viên, làm công tác tư tưởng với chính thủ lĩnh của nhóm để qua thủ lĩnh tác động đến nhóm theo chiều hướng tích cựcDS Sưu tầm

Bạn đang chọn từ điển Tiếng Việt, hãy nhập từ khóa để tra.

Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng [trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…].

Định nghĩa - Khái niệm

thủ lĩnh tiếng Tiếng Việt?

Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ thủ lĩnh trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ thủ lĩnh trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ thủ lĩnh nghĩa là gì.

- Người đứng đầu một đoàn thể : Thủ lĩnh người da đen ở Mỹ.
  • thanh nữ Tiếng Việt là gì?
  • sinh tiền Tiếng Việt là gì?
  • Vân Hội Tiếng Việt là gì?
  • nằm bếp Tiếng Việt là gì?
  • sẵn tay Tiếng Việt là gì?
  • lâm thời Tiếng Việt là gì?
  • già đời Tiếng Việt là gì?
  • quốc công Tiếng Việt là gì?
  • lắc đầu Tiếng Việt là gì?
  • sát sạt Tiếng Việt là gì?
  • nói đãi bôi Tiếng Việt là gì?
  • gặp mặt Tiếng Việt là gì?

Tóm lại nội dung ý nghĩa của thủ lĩnh trong Tiếng Việt

thủ lĩnh có nghĩa là: - Người đứng đầu một đoàn thể : Thủ lĩnh người da đen ở Mỹ.

Đây là cách dùng thủ lĩnh Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Kết luận

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ thủ lĩnh là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Thế nào là thủ lĩnh...

Trọng Dũng

08:05 25/07/2017

Trên tạp chí Forbes có một chuyên mục rất hay mang tên Forbes Life, tập hợp những câu danh ngôn chọn lọc về các chủ đề khác nhau. Đọc những trích dẫn đã được tuyển lựa kỹ lưỡng và tinh tế đó, có thể “ngộ” ra được nhiều điều. Trong bài viết nhỏ này, xin giới thiệu một số suy nghĩ từ những nguồn có uy tín về vai trò của các nhà lãnh đạo trong đời sống cộng đồng.

Tổng thống Mỹ thứ 26 Theodore Roosevelt [nhiệm kỳ 1901-1909] có lần đã nói: “Người ta hỏi tôi về sự khác nhau giữa thủ lĩnh và sếp. Thủ lĩnh làm việc cởi mở, sếp làm việc kín đáo. Thủ lĩnh chỉ đường, còn sếp dẫn lối”… Cũng chính Theodore Roosevelt ý thức được rất rõ những điểm yếu có thể xuất hiện ở người đứng đầu tổ chức hay quốc gia nên thường xuyên đưa ra những lời phòng ngừa căn bệnh sùng bái cá nhân: “Tuyên bố rằng không ai được quyền chỉ trích Tổng thống hay rằng, dù đúng dù sai nhưng chúng ta phải luôn đứng về phía Tổng thống, đều không những là một thái độ khuất phục, không yêu nước, mà xét về mặt đạo đức, đó còn là sự phản bội lại nhân dân Mỹ…”

Yulian Semenov là nhà văn Nga Xôviết nổi tiếng về sách trinh thám, trong đó có bộ “17 khoảnh khắc của mùa xuân”, Ông kể: Một lần Hitler tới Strasser và thấy dưới tấm chân dung khổng lồ của mình một chàng thanh niên gầy gò, mặt đầy tàn nhang đang đứng ngây như tượng. Y nói: “Có nên chăng để cho một thủ lĩnh của đảng Quốc xã lại nhảy lên trên cao như thế hơn các đảng viên còn lại?” Himmler đã đáp: “Tôi đứng trong đội ngũ của một đảng được dẫn đầu không phải là thủ lĩnh mà là một lãnh tụ…” Hitler đã nhớ mãi câu nói này…

Bà Golda Mair, nữ Thủ tướng Israel trong những năm 1969-1974, nói: “Một thủ lĩnh không ngần ngại đẩy quốc gia mình vào chiến tranh thì không còn xứng đáng là thủ lĩnh nữa”. Năm 2005, bà Mair đã được bầu làm người Israel vĩ đại thứ 75 trong mọi thời đại qua cuộc điều tra xã hội do trang tin Ynet tiến hành nhằm lập nên danh sách 200 người Israel vĩ đại nhất mọi thời đại…

Nhà sử học La Mã cổ đại Titus Livius viết: “Người chồng và vị thủ lĩnh không bỏ lỡ thời cơ tốt lành và buộc nó phải phục vụ cho ý định của mình”.

Maximilien de Robespierre, một trong những nhà lãnh đạo của cuộc Cách mạng Pháp, nói: “Nhà lãnh đạo có hai phẩm chất quan trọng: thứ nhất, anh ta phải tự đi đâu đó, và thứ hai, anh ta có thể dẫn dắt mọi người…”

Luật sư người Mỹ Ralph Nader: “Nhiệm vụ của người lãnh đạo là phải làm sao cho có thêm nhiều nhà lãnh đạo, chứ không phải để thêm người đi theo sau lãnh đạo”.

Benjamin Disraeli, chính trị gia người Anh, từng hai đứng đầu nội các trên hòn đảo sương mù [từ cuối tháng 2 tới ngày 1/12/1869 và từ 20/2/1874 tới 21/4/1880], nói: “Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên của sự thận trọng: bây giờ thì các lãnh đạo cũng đi theo đuôi dân chúng.”

John Eday, một ông chủ trong ngành sản xuất pháo ở Mỹ: “Trong thời đại công nghiệp của chúng ta, không cần các ông chủ mà cần các thủ lĩnh”.

Nhà văn Ba Lan Karol Bunsch [1898-1987]: “Lãnh tụ càng lập chiến công lớn thì càng trở thành gánh nặng sau chiến thắng”.

Tony Blair, Thủ tướng thứ 73 của Vương quốc Anh trong giai đoạn từ 1997 tới 2007: “Bí quyết của thủ lĩnh là để nói không, chứ không phải nói có. Nói có thì thực dễ”.

Nhà tâm lý học người Mỹ Warren Bennis, một chuyên gia trong lĩnh vực lý thuyết tổ chức, nhấn mạnh: “Người quản lý hành xử theo quy chế, còn thủ lĩnh hành xử theo sự đúng đắn”.

Hoàng đế Napoleon Đệ nhất: “Thủ lĩnh giống như một ông chủ đang chờ đợi lợi nhuận”.

Nhà văn, nhà báo Anh George Orwell: “Những lãnh tụ đe dọa nhân dân của mình bằng nỗi sợ hãi với máu, sự cực nhọc, nước mắt và mồ hôi, thường giành được sự tín nhiệm lớn hơn các chính trị gia hứa hẹn sự giàu có và thịnh vượng”.

Nhà sử học kiêm chính trị gia người Anh Thomas Macaulay: “Trong bất cứ thời đại nào, cũng có thể tìm thấy những đại diện nhân loại tàn ác nhất ở giữa những thủ lĩnh nhân dân”.

Gregory Landau [1877-1941], nhà báo kiêm chính trị gia người Nga: “Trong thời đại dân chúng khởi nghĩa, các nhà tiên tri có thể trở thành các nhà lãnh đạo, còn trong thời đại suy thoái, các nhà lãnh đạo có thể trở thành các nhà tiên tri”.

Bác sĩ tâm lý học người Mỹ David Fink: “Dẫn dắt nhân dân dễ hơn là đẩy lưng họ”.

Chủ nhân của tạp chí Forbes, Malcolm Forbes, nói: “Chả ai là thủ lĩnh cả, nếu không có những người đi theo”.

Jack Stack, người sáng lập ra SRC Holdings: “Tôi đã nghĩ ra phương pháp tuyển dụng nhân sự riêng của mình: tìm kiếm những người từng làm đội trưởng ngay từ lúc còn ở trong trường đại học. Những người như thế là các thủ lĩnh bẩm sinh”.

Danh họa Leonardo da Vinci: “Đàn gà mái có thể sống hòa thuận dưới một mái nhà, nhưng hai con gà trống thì không bao giờ có thể chung một chuồng, - đó là bản chất của tự nhiên”.

Kinh Thánh: “Nếu người mù dẫn người mù đi thì cả hai cùng sa xuống hố… Khốn khố thay những lãnh tụ mù lòa”.

Chủ đề: thủ lĩnh

Video liên quan

Chủ Đề