Thông tư hướng dẫn triển khai Nghị định 76 2022

        Nội dung văn bản tập trung hướng dẫn cụ thể thêm về giải quyết chế độ trợ cấp lần đầu, trợ cấp chuyển vùng; các trường hợp được điều động, biệt phái, luân chuyển đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; các trường hợp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

         * Để xem chi tiết văn bản hoặc tải về, xin bấm vào đường dẫn: CV 2016.CS-NC.pdf 

Theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, bà Cường được hưởng phụ cấp công tác lâu năm tại vùng đặc biệt khó khăn.

Ngày 8/10/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2019/NĐ-CP, bãi bỏ Nghị định số 61/2006/NĐ-CP, bà Cường bị cắt phụ cấp lâu năm. Bà Cường hỏi, bà có được hưởng phụ cấp lâu năm nữa không?

Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Hiện tại chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo quy định tại Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 8/10/2019 của Chính phủ.

Theo đó, tại Điều 5 của Nghị định này quy định phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, cụ thể như sau:

“Mức 0,5 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm; mức 0,7 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm; mức 1,0 áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên”.

Như vậy, nếu bà Phan Thị Minh Cường đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm trở lên sẽ được hưởng phụ cấp lâu năm theo quy định tại Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 8/10/2019 của Chính phủ.

Chinhphu.vn


Theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP của Chính phủ, thời gian công tác từ đủ 5 năm đối với nam thì mới được hưởng 10 tháng lương cơ sở. Hiện nay Nghị định số 116/2010/NĐ-CP đã được thay thế bởi Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 10/8/2019 của Chính phủ.

Ông Ngọc hỏi, ông có được hưởng 10 tháng lương cơ sở theo Nghị định số 76/2019/NĐ-CP hay không? Những trường hợp đã được hưởng đầy đủ các khoản phụ cấp theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP đủ 60 tháng [5 năm] thì có được tiếp tục được hưởng phụ cấp theo Nghị định số 76/2019/NĐ-CP không?

Về vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời như sau:

Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 8/10/2019 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn [có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/12/2019] đã thay thế Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Tại Điều 6 Nghị định số 76/2019/NĐ-CP đã quy định trợ cấp lần đầu khi đến nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nếu ông Là Văn Ngọc chưa nhận trợ cấp lần đầu quy định tại Điều 6 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP thì được hưởng trợ cấp lần đầu theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 76/2019/NĐ-CP.

Về phụ cấp thu hút, căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định số 76/2019/NĐ-CP, trường hợp đã nhận đủ phụ cấp thu hút quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP thì không được hưởng phụ cấp thu hút theo quy định tại Nghị định số 76/2019/NĐ-CP.

Việc tổ chức thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [cấp tỉnh] thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh. Vì vậy, đề nghị ông Ngọc liên hệ với cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức của UBND tỉnh Sơn La [Sở Nội vụ] để được giải đáp.

Chinhphu.vn


Bích Tuyền

[1] Về đối tượng áp dụng

Bổ sung thêm đối tượng là Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được NSNN hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP và Nghị định 33/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

[2] Về trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK

Hiện hành: Người đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK từ 3 năm trở lên đối với nữ và từ 5 năm trở lên đối với nam được hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung.

Quy định mới: Người đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK được hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở.

Như vậy, đã không còn quy định giới hạn về thời gian công tác để được hưởng trợ cấp.

[3] Về thời gian thực tế làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK để được hưởng trợ cấp

- Hướng dẫn cánh tính thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK theo tháng: + Trường hợp có từ 50% trở lên thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK theo chế độ làm việc do cơ quan có thẩm quyền quy định thì được tính cả tháng; + Trường hợp có dưới 50% thời gian trong tháng thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK thì không tính; + Đối với nhà giáo đạt từ 50% định mức giờ giảng trong tháng trở lên thì được tính cả tháng; thời gian nghỉ hè được hưởng lương đối với nhà giáo theo chế độ thì được tính hưởng phụ cấp thu hút và phụ cấp ưu đãi theo nghề. - Thời gian không được tính hưởng các chế độ phụ cấp, trợ cấp: + Thời gian đi công tác, làm việc, học tập không ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK từ 01 tháng trở lên; + Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên; + Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; + Thời gian bị tạm đình chỉ công tác, thời gian bị tạm giữ, tạm giam.

Nghị định 76/2019/NĐ-CP  có hiệu lực từ ngày 01/12/2019.

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN


Thống nhất thời điểm chi trả

Ngay sau khi Chính phủ ban hành NĐ 76 [ngày 8/10/2019], nhiều cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang [gọi chung là cán bộ] đang công tác tại vùng ĐBKK đã bày tỏ băn khoăn về những điểm mới trong Nghị định này. Trong đó có những băn khoăn về trợ cấp lần đầu khi nhận công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội [KT - XH] ĐBKK.

Theo quy định tại NĐ 76, khi đến công tác ở vùng có điều kiện KT - XH ĐBKK, cán bộ sẽ được hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở. Trước đó, theo NĐ 116, người đến công tác ở vùng có điều kiện KT - XH ĐBKK từ 3 năm trở lên đối với nữ và từ 5 năm trở lên đối với nam mới được hưởng trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương cơ sở.

Như vậy, so với NĐ 116, NĐ 76 không quy định giới hạn về thời gian công tác để được hưởng trợ cấp lần đầu. Điều này là nhằm khắc phục tình trạng “bát nháo” trong việc chi trả trợ cấp lần đầu. Bởi khi thực hiện NĐ 116 đã xuất hiện tình trạng: Có địa phương trả ngay 1 lần sau khi cán bộ chuyển đến, có địa phương để 3 năm, 5 năm sau mới thanh toán.

NĐ 76 quy định như vậy, nhưng thời điểm chi trả trợ cấp lần đầu cho cán bộ còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Đầu tiên là Thông tư hướng dẫn NĐ 76, kế đó là việc bố trí kinh phí thực hiện của các địa phương. Tình trạng “bát nháo” trong thời điểm chi trả trợ cấp lần đầu theo NĐ 116 là do Thông tư hướng dẫn [Thông tư liên tịch số 08/2011/BNV-BTC] của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính còn hướng dẫn chung chung, thiếu cụ thể, dẫn tới các địa phương làm theo… cách hiểu của mình.

Cũng vì thực hiện “theo cách hiểu của mình” mà ngay trước khi Chính phủ ban hành NĐ 76, việc chi trả chế độ cho cán bộ theo NĐ 116 ở một số địa phương vẫn có những bất cập. Như ngành Y tế Quảng Trị, từ năm 2017 trở về trước, chế độ theo NĐ 116 được chi trả hằng tháng. Nhưng sau khi những bất cập trong việc thực hiện NĐ 116 [chi sai đối tượng, sai địa bàn] được chỉ rõ, từ năm 2018, 2019, Sở Tài chính và Sở Y tế tỉnh Quảng Trị thống nhất thực hiện chi trả chế độ 116 theo định kỳ… 6 tháng/lần [!].

Đừng nhầm… địa bàn!

Trong 10 năm thực hiện NĐ 116 [2010 - 2019], một trong những bất cập khiến ngân sách Trung ương hỗ trợ bị lãng phí rất lớn chính là việc các địa phương xác định “nhầm” địa bàn. Do hướng dẫn thực hiện NĐ 116 chưa chặt chẽ, nên một số xã không thuộc khu vực ĐBKK, mà là xã theo Chương trình 135, xã an toàn khu, xã khu vực I, xã khu vực II cũng được thụ hưởng, dẫn tới số tiền ngân sách phải chi trả hằng năm rất lớn.

Để khắc phục tình trạng này, NĐ 76 đã quy định khá cụ thể địa bàn thụ hưởng. Cụ thể, NĐ 76 xác định vùng có điều kiện KT-XH ĐBKK bao gồm: Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1; 1.935 xã khu vực III và 20.176 thôn ĐBKK theo Quyết định 582/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ [QĐ 582].

Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, danh sách địa bàn ĐBKK theo QĐ 582 áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Nghĩa là, tính theo thời điểm NĐ 76 có hiệu lực thi hành [ngày 1/12/2019] thì danh sách này được sử dụng thêm đúng 1 năm và 1 tháng; hết năm 2020 thì danh sách này chỉ có ý nghĩa tham chiếu.

Ngoài ra, từ nay đến hết năm 2020, với nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Trung ương từ các chương trình, dự án giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới… sẽ có không ít xã, thôn đang nằm trong danh sách theo QĐ 582 thoát khỏi tình trạng ĐBKK. Sự biến động về địa bàn ĐBKK sẽ là một thách thức không nhỏ khi triển khai chính sách theo NĐ 76. Đây là vấn đề mà Bộ Nội vụ phải tính toán khi xây dựng thông tư hướng dẫn nghị định này.

Xem Hộ nghèo là đối tác để phát triển: Tạo đột phá trong giảm nghèo bền vững

Video liên quan

Chủ Đề