Thông báo mời họp xử lý kỷ luật

Công ty Vận tải biển Sài gòn kiến nghị như sau: Hiện nay, trong khi tiến hành quy trình xử lý kỷ luật lao động có nhiều khó khăn do có những điểm khác nhau giữa Nghị định 148/2018/ND-CP và Thông tư 47/2015/TT-BLDTBXH nên đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có hướng dẫn cụ thể về quy trình xử lý kỷ luật trong trường hợp nếu người lao động đã được mời họp mà không đến tham dự thì doanh nghiệp có được tiến xử lý kỷ luật luôn không? Hay phải đợi sau 03 lần thông báo mới được họp xem xét kỷ luật để có thể bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người lao động theo đúng pháp luật cũng như để doanh nghiệp có cơ sở để thực hiện?

Thông báo mời họp xử lý kỷ luật

Bởi theo quy định tại Khoản 12, Điều 1 của Nghị định 148/2018 thì đã sửa đổi quy định tại Điều 30 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP với quy định mới là: “Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi phạm đã xảy ra, có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của người lao động thì Người sử dụng lao động thông báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến thành phần tham dự quy định tại Điểm b, c; Khoản 1, Điều 123 của Bộ luật Lao động, bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp và tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động khi có sự tham gia của các thành phần thông báo.

Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, thành phần tham dự quy định tại Điểm b, c; Khoản 1, Điều 123 của Bộ luật Lao động phải xác nhận tham dự cuộc họp. Trường hợp không tham dự phải thông báo cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do”.

Trong khi tại Khoản 2, 3, Điều 12 của Thông tư số 47/2015 ngày 16 tháng 11 năm 2015 hướng dẫn Nghị định số 05/2015/ND-CP ngày 12/01/2015 lại có quy định: “Trường hợp người sử dụng lao động đã thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiếp tục thông báo lần kế tiếp. Sau 03 lần thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động (không tính các lần hoãn hoặc hủy hoặc thay đổi địa điểm cuộc họp) mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4, Điều 123 của Bộ luật Lao động”.

Rất mong được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội giải đáp nhanh nhất có thể để quyền lợi người lao động được bảo đảm và đúng chế độ theo đúng pháp luật cũng như để doanh nghiệp có cơ sở để triển khai.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có Văn bản số 3458/LĐTBXH-PC trả lời doanh nghiệp như sau:

Kể từ ngày 15/12/2018, trình tự xử lý kỷ luật lao động được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 148/2016/NĐ-CP ngày 24/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động.

Mục Lục

  • 1 Trong một số trường hợp, vì một lý do nào đó người lao động đã có những vi phạm về quy định, nội quy về kỷ luật lao động thì khi đó họ phải chịu xử lý kỹ luật lao động. Theo quy định luật lao động 2012 được Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật lao động và được Nghị định 148/2018/NĐ-CP với nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều đã hướng dẫn về trình tự xử lý kỹ luật gồm 5 bước:
    • 1.1 Mẫu thông báo về việc xem xét kỷ luật khiển trách chi tiết!
    • 1.2 Bước 1: Lập biên bản vi phạm
    • 1.3 Bước 2: Thông báo
    • 1.4 Bước 3: Tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động
    • 1.5 Bước 4: Nội dung cuộc họp
    • 1.6 Bước 5: Ra quyết định xử lý kỷ luật
    • 1.7 Trình tự thủ tục xử lý kỷ luật lao động và thông báo vi phạm kỷ luật lao động trong công ty
      • 1.7.1  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      • 1.7.2 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
      • 1.7.3 THÔNG BÁO

Trong một số trường hợp, vì một lý do nào đó người lao động đã có những vi phạm về quy định, nội quy về kỷ luật lao động thì khi đó họ phải chịu xử lý kỹ luật lao động. Theo quy định luật lao động 2012 được Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật lao động và được Nghị định 148/2018/NĐ-CP với nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều đã hướng dẫn về trình tự xử lý kỹ luật gồm 5 bước:

Thông báo mời họp xử lý kỷ luật

Mẫu thông báo về việc xem xét kỷ luật khiển trách chi tiết!

Bước 1: Lập biên bản vi phạm

Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm.

Bước 2: Thông báo

Thông báo đến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật trong trường hợp người lao động là người dưới  18 tuổi, để tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động.

Trường hợp  đặc biệt người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi phạm đã xảy ra, có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của người lao động và trong thời hiệu xử lý kỷ luật thì thực hiện như sau:

  1. a) Người sử dụng lao động thông báo nội dung, thời gian, địa điểm cuộc họp xử lý kỷ luật lao động đến thành phần tham dự, đảm bảo các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp và tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động khi có sự tham gia của các thành phần thông báo.
  1. b) Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, phải xác nhận tham dự cuộc họp. Trường hợp không tham dự phải thông báo cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.

Bước 3: Tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động

Tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động khi có sự tham gia của các thành phần đã thông báo.

Trường hợp một trong các thành phần quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 123 của Bộ luật lao động không xác nhận tham dự cuộc họp, hoặc nêu lý do không chính đáng, hoặc đã xác nhận tham dự nhưng không đến họp thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành xử lý kỷ luật lao động.

Bước 4: Nội dung cuộc họp

Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên tham dự cuộc họp. Trường hợp một trong các thành viên đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.

Bước 5: Ra quyết định xử lý kỷ luật

– Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.

– Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động theo Điều 124 của Bộ luật lao động. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người dưới 18 tuổi và tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Thông báo mời họp xử lý kỷ luật

Trình tự thủ tục xử lý kỷ luật lao động và thông báo vi phạm kỷ luật lao động trong công ty

Ở bài viết này công ty Luật NVCS mời quý bạn đọc tham khảo Mẫu Thông báovề việc xem xét xử lý kỹ luật lao động tại đây. Những thắc mắc liên qua đến biểu mẫu này, cũng như vấn đề pháp luật doanh nghiệp cần được tư vấn, hỗ trợ. Quý bạn đọc vui lòng liên hệ công ty Luật NVCS qua Hotline: 0916303656

 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

THÔNG BÁO

Về việc xem xét xử lý kỷ luật lao dộng

(Lần thứ: [*])

Kính gửi:                       ÔNG/BÀ:  [*]                                        ĐỊA CHỈ:  [*]
  • Căn cứ Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012; và
  • Căn cứ các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất.

Công ty [*] đề nghị Ông/Bà có mặt tại [ghi địa chỉ văn phòng Công ty hoặc văn phòng chi nhánh] vào lúc [*] giờ [*] phút ngày [*] tháng [*] năm [*] để tham gia cuộc họp xem xét xử lý kỷ luật lao động đối với hành vi [nêu rõ hành vi vi phạm]. Nếu Ông/Bà không thể tham dự buổi họp này, vui lòng thông báo cho Công ty được biết lý do vắng mặt. Trong trường hợp Ông/Bà không thông báo lý do vắng mặt, Công ty sẽ tiến hành xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Nơi nhận:                                                                                                              Thay mặt và Đại diện cho
–Như trên;và                                                                                                                           Công ty [*]

–Lưu công ty.

                                                                                                  [Họ và tên]

                                                                                                    [Tổng giám đốc]

BẠN NÊN XEM THÊM

  • Luật sư riêng
  • Thủ tục thành lập doanh nghiệp- công ty :
  • Thành lập công ty theo luật doanh nghiệp 2020 có gì mới
  • Dịch vụ kế toán thuế :
  • Quy trình đăng ký Nhãn hiệu, lô gô độc quyền:
  • Luật sư tranh tụng tại toà án các cấp
  • Công bố thực phẩm thông thường, thực phẩm chức năng
  • Công bố mỹ phẩm nhập khẩu
  • Thủ tục đầu tư ra nước ngoài
  • Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
  • Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
  • Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Giấy phép con:
  • Visa cho người nước ngoài:
  • Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam: