Thời gian trực tiếp xây dựng công trình bảo tàng hồ chí minh diễn ra trong vòng bao nhiêu năm? *

04 Tháng 07 Năm 2008 / 26154 lượt xem

I- Lịch sử hình thành và phát triển

1. Từ 1970 đến 1990 

        Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ngày 25/11/1970 Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 206 - NQ/TW thành lập Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí  Minh, trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Hội đồng Chính phủ. Ban có nhiệm vụ: “Xây dựng ngay kế hoạch toàn diện về Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh để Bộ Chính trị và Chính phủ xét duyệt; bảo quản tốt khu lưu niệm, các di tích và hiện vật lưu niệm của Hồ Chủ tịch tại Phủ Chủ tịch”.

        Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong thời gian đó là giữ gìn và bảo quản Khu di tích Phủ Chủ tịch, tập trung sưu tầm, kiểm kê, bảo quản những tài liệu, hiện vật gắn bó với cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Song song với việc quy hoạch, bồi dưỡng và đào tạo cán bộ có trình độ đại học về lịch sử và nghiệp vụ bảo tồn bảo tàng là việc xây dựng nội dung trưng bày bảo tàng. Để thực hiện nhiệm vụ này Ban phụ trách đó chủ động phối hợp với nhiều cơ quan khoa học ở trung ương và địa phương tổ chức các cuộc hội thảo khoa học về tư tưởng, cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

        Năm 1975, cùng với việc khánh thành Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương  Đảng cho phép mở cửa Khu di tích Phủ Chủ tịch, nơi có ngôi nhà sàn lịch sử, đón khách trong và ngoài nước đến tham quan và tưởng niệm về Người.

        Ngày 12/9/1977, Bộ Chính trị BCH TW Đảng ra Nghị quyết số 04 - NQ/ TW  thành lập Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Năm 1978 nhiệm vụ thiết kế Bảo tàng Hồ Chí Minh đó được Hội đồng Chính phủ phê chuẩn. Ngày 15/10/1979 Chính phủ đó ban hành Nghị định số 375/ CP về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Viện Bảo tàng: “Là trung tâm nghiên cứu những tư liệu hiện vật và di tích lịch sử có quan hệ đến đời sống và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng của Người và tuyên truyền, giáo dục quần chúng về sự nghiệp tư tưởng, đạo đức và tác phong của Người thông qua những tư liệu, hiện vật và di tích đó”.

Ngày 30/12/1982, Bộ Chính trị ra quyết định số 14 - QĐ/ TW về xây dựng công trình Bảo tàng Hồ Chí Minh, trong đó xác định thời gian khởi công là năm 1985 và năm 1990 đưa công trình vào hoạt động nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

        Những năm 80, cùng với việc sưu tầm, tiếp nhận tài liệu và hiện vật, Bảo tàng tiến hành công việc ghi hồi ức của các cán bộ lão thành cách mạng, của những người đó được làm việc và gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong hơn mười năm, Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh đó sưu tầm, tiếp nhận được trên 7000 tài liệu, hiện vật, phim ảnh,... trong đó có rất nhiều hiện vật gốc quí hiếm. Năm 1983-1984, Bảo tàng Trung ương V.I. Lênin đã giúp Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh xây dựng phương án trưng bày bảo tàng, đặc biệt đã tạm chọn bổ sung nhiều tài liệu qúi về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà Bảo tàng chưa có.

 Ngày 11/10/1984, Đề cương trưng bày Bảo tàng Hồ Chí Minh được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước thông qua. Đây là mốc quan trọng có tính pháp lý trong công việc làm nội dung trưng bày bảo tàng.

        Ngày 31/8/1985 lễ khởi công xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh đó được tổ chức trọng thể. Sự kiện quan trọng này xác định công tác xây dựng nội dung khoa học trưng bày chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn thiết kế trưng bày. Từ đây có sự hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia Liên Xô và Tiệp Khắc để thiết kế mỹ thuật, chuẩn bị thi công lắp ráp.

        Ngày 27/9/1989, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 91- QĐ/TW, chuyển Bảo tàng Hồ Chí Minh trực thuộc Viện Mác - Lênin. Bảo tàng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quan trọng là đảm bảo tiến độ công việc, để khánh thành đúng ngày đã định.

2. Từ 1990 đến nay

Ngày 19/5/1990, Bảo tàng Hồ Chí Minh khánh thành, đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, kết thúc chặng đường hai mươi năm chuẩn bị và xây dựng. Từ đây Bảo tàng Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Văn hóa Thông tin, có thêm điều kiện để hội nhập với ngành bảo tồn bảo tàng và văn hóa thông tin toàn quốc.

Mười sáu năm qua Bảo tàng đã đón gần 20 triệu lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công tác giáo dục bảo tàng được thực hiện bằng nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau đáp ứng nhu cầu của khách tham quan: giới thiệu trực tiếp tài liệu, hiện vật trưng bày tại Bảo tàng; tổ chức triển lãm chuyên đề, nói chuyện; cung cấp tư liệu; phối hợp  với các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng các chương trình tuyên truyền ... nhân các ngày lễ lớn của đất nước. 

       Cùng với hoạt động phát huy tác dụng công trình, Bảo tàng tiếp tục nghiên cứu, xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho Bảo tàng Hồ Chí Minh hoạt động liên tục, lâu dài. Bảo tàng có thư viện chuyên đề sách, báo, tạp chí…về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thư viện hiện có hơn 6.318 đầu sách với khoảng 20.000 nguyên bản. Kho Tư liệu có hơn 12.000 tài liệu, trong đó có nhiều tư liệu quí. Tư liệu - Thư  viện đã áp dụng cụng nghệ thông tin để quản lý, phục vụ bạn đọc tra cứu, thực sự trở thành địa chỉ tin cậy cho nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

         Công tác sưu tầm, tiếp nhận hiện vật tài liệu từ các cơ quan, cá nhân ở trong và ngoài nước được thường xuyên thực hiện. Hàng nghìn đơn vị tài liệu, hình ảnh, hiện vật được tiếp tục bổ sung cho Kho cơ sở, giúp cho việc nghiên cứu trưng bày, giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng đầy đủ, phong phú hơn.

Thời gian mở cửa hàng ngày: 

       - Các ngày trong tuần, trừ thứ Hai và chiều thứ Sáu.        - Giờ mở cửa : - Sáng từ 8h đến 11h30.

                             - Chiều từ 14h đến 16h00.

Thời gian nghỉ trong năm:

- Vào tháng 10 và tháng 11 hằng năm Bảo tàng nghỉ để tu bổ kỹ thuật định kỳ. Thời gian cụ thể sẽ được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. 

Liên hệ tham quan:

Phòng Tuyên truyền giáo dục - Bảo tàng Hồ Chí Minh                Tel. : -  [84.4] 8463757 -  8463752, mỏy : 176

                         -  [84.4] 7341800.

Sáng 24/11, tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh [Bộ VHTTDL] đã tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông đã đến dự buổi lễ.

Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, thể theo nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bảo tàng về Người. Ngày 25/11/1970, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 206-NQ/TW về việc thành lập Ban phụ trách xây dựng Bảo tàng Hồ Chí Minh, đến nay vừa tròn 50 năm.

Bảo tàng Hồ Chí Minh - công trình văn hóa lớn về Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là một biểu tượng cao đẹp của tình đoàn kết quốc tế, tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô. Công trình Bảo tàng được khởi công xây dựng ngày 31/8/1985. Thời gian trực tiếp xây dựng công trình chỉ diễn ra 5 năm, nhưng quá trình chuẩn bị về mọi mặt cho sự ra đời ấy kéo dài đến 20 năm với biết bao khó khăn và thử thách.

Thứ trưởng Tạ Quang Đông phát biểu tại buổi lễ

Ngày 19/5/1990, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã khánh thành, đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Người, cũng chính là ngày đầu tiên Bảo tàng mở cửa đón khách tham quan.

50 năm kể từ khi ra đời, trong đó có 30 năm chính thức mở cửa đón khách tham quan, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã đón tiếp hơn 30 triệu lượt khách, trong đó có gần 7 triệu lượt khách quốc tế. Công tác trưng bày, triển lãm chuyên đề của Bảo tàng được đánh giá cao, luôn đổi mới theo hướng hiện đại, thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng. Sau 50 năm, Kho Cơ sở Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện đang lưu giữ khoảng 170.000 tài liệu, hiện vật, trong đó có nhiều tài liệu, hiện vật gốc, độc bản, đặc biệt quý hiếm.

Bảo tàng Hồ Chí Minh là bảo tàng đầu hệ trong Hệ thống các bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trải dài trên khắp cả nước. Trong những năm qua, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã giữ vững và làm tròn vai trò hướng dẫn về nghiệp vụ cho các đơn vị trong Hệ thống. Mối quan hệ giữa Bảo tàng Hồ Chí Minh và các đơn vị chi nhánh không ngừng được củng cố và phát triển. Các đơn vị cùng nhau đoàn kết, phát huy tốt giá trị di sản Hồ Chí Minh với nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế.

Bảo tàng có mối quan hệ đối ngoại truyền thống tốt đẹp với các cơ quan, tổ chức và các nhà khoa học ở một số nước như: Liên bang Nga, Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Thái Lan, Lào... Trong những năm gần đây, Bảo tàng đã thiết lập, mở rộng quan hệ hợp tác với một số đối tác mới như Israel, Italia, Bungari... thông qua đó giúp Bảo tàng tăng cường hoạt động trao đổi, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn và phát huy các di tích về Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sau 50 năm, hình ảnh và thương hiệu Bảo tàng Hồ Chí Minh ngày càng được biết đến rộng rãi không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Không gian, cảnh quan bên trong và bên ngoài Bảo tàng từng bước được chỉnh trang, hoàn thiện.

Tiết mục nghệ thuật chào mừng Lễ kỷ niệm

Hệ thống nhận diện thương hiệu của Bảo tàng được đổi mới theo hướng hiện đại, đồng bộ, chuyên nghiệp, phù hợp với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Bảo tàng Hồ Chí Minh đã trở thành một trung tâm giáo dục về truyền thống cách mạng, là điểm đến thân thiết của đồng bào, đồng chí cả nước, một địa điểm tham quan yêu thích của bạn bè khắp năm châu mỗi khi đến với Thủ đô Hà Nội.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Tạ Quang Đông chúc mừng các thế hệ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động Bảo tàng Hồ Chí Minh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, hiện vật, chuẩn bị nội dung, thiết kế mỹ thuật, tổ chức trưng bày, giới thiệu một cách toàn diện, chân thực và sinh động nhất tới đông đảo công chúng trong và ngoài nước về Bác Hồ muôn vàn kính yêu; đồng thời khẳng định vai trò của một thiết chế văn hóa luôn đi đầu trong việc tuyên truyền và triển khai có hiệu quả các cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".

Thứ trưởng khẳng định, với vị thế của một bảo tàng đầu hệ, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã và đang thực hiện tốt công tác hướng dẫn về khoa học, nghiệp vụ cho toàn hệ thống các bảo tàng và di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cả nước.

Những nỗ lực, cố gắng của mình trong suốt nửa thế kỷ qua, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã vinh dự được Đảng và nhà nước ghi nhận, đánh giá cao bằng những phần thưởng cao quý như: Huân chương Lao động hạng Nhất [1994], Huân chương Độc lập hạng Ba [2000], Huân chương Hữu nghị của Nhà nước CHDCND Lào [2012], Huân chương Độc lập hạng Nhì [2005], Huân chương Độc lập hạng Nhất [2010], Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ [2014]… cùng nhiều phần thưởng cao quý khác; đặc biệt là sự trân trọng, tín nhiệm của các cơ quan hữu quan, các bảo tàng, di tích trong và ngoài hệ thống; cùng những lời khen ngợi, tình cảm của nhân dân mọi miền đất nước, bạn bè quốc tế…

Bảo tàng nhận quà tặng từ Bưu chính Hà Nội: Bộ tem Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Tạ Quang Đông tin tưởng, với sứ mệnh cao cả của mình, bằng tất cả trách nhiệm, lòng kính yêu dành cho Bác, đội ngũ lãnh đạo, viên chức, người lao động của Bảo tàng Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục đoàn kết, phát huy những mặt mạnh, khắc phục những tồn tại, khó khăn, giữ vững ổn định nội bộ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó./.

Hồng Hà

Video liên quan

Chủ Đề