Thế nào là trường từ vựng lớp 8

Nội dung bài gồm:

Ví dụ

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bây giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thủa còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhau trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

  • Những từ in đậm trong đoạn trích có nét chung về nghĩa: Mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng => Có nét chung về nghĩa: chỉ bộ phận cơ thể con người.

Kết luận: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

Lưu ý: 

a. Một trường từ vựng có thể có nhiều trường từ vựng.

Ví dụ: trường từ vựng “người” có những trường nhỏ sau đây:

  • Giới tính: nam, nữ, trai, gái, đàn ông, đàn bà…
  • Hoạt động: ăn, uống, đấm, đá, chạy, gọi hát…
  • Bộ phận cơ thể: đầu, chân, tay, mắt, mũi….
  • Tâm trạng: vui, buồn, lo lắng, đau khổ, háo hức….
  • Tính cách: hiền, ác, keo kiệt, thâm hiểm, ác độc…

b. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại

Ngọt:

  • Trường mùi vị [cùng trường với cay, đắng, chát, thơm]
  • Trường âm thanh [cùng trường với the thé, êm dịu, chối tai]
  • Trường thời tiết [trong rét ngọt, cùng trường với hanh, ẩm, giá…]

c. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.

Mắt:

  • Danh từ [con ngươi, lông mày…]
  • Động từ [nhìn, trông…]
  • Tính từ [lờ đờ, toét, …]
Đọc văn bản "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng, tìm các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”.

Trả lời:

  • Trường từ vựng “người ruột thịt” trong văn bản “trong lòng mẹ” là: Thầy, mẹ, cô, mợ, cọ, cháu, anh em, em.

a. lưới, nơm, câu, vó

b. tủ, rương, hòm, va ti, chai, lọ.

c. đá, đạp, giẫm, xéo.

d. buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi.

e. hiền lành, độc ác, cởi mà.

g. bút máy, bút bi, phấn, bút chì.

Trả lời:

Có thể đặt tên cho các trường từ vựng như sau:

a. lưới, nơm, câu, vó => dụng cụ đánh bắt thủy sản

b. tủ, rương, hòm, va ti, chai, lọ => dụng cụ để đựng

c. đá, đạp, giẫm, xéo => hoạt động của chân

d. buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi => trạng thái tâm lí

e. hiền lành, độc ác, cởi mà => tính cách

g. bút máy, bút bi, phấn, bút chì => dụng cụ để viết

Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý reo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệtruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến...

Trả lời:

Các từ: Hoài nghi, ruồng rẫy, khinh miệt, thương yêu, kính mến thuộc trường từ vựng chỉ thái độ của con người.

Hãy xếp các từ mũi, nghe, tai, thính, điếc, thơm, rõ vào đúng trường từ vựng của nó theo bảng sau [một từ có thể xếp ở cả hai trường].

Trả lời:

  • Trường từ vựng khướu giác: mùi, miệng, điếc, thính, thơm.
  • Trường tư vựng thính giác: tai, điếc, rõ, thính, nghe.

Trả lời:

Lưới:

  • Trường dụng cụ đánh bắt thủy sản [vó, chài, nơm…]
  • Trường tỏ chức vây bắt[ lưới phục kích, sa lưới mật thám, lưới phòng không…]
  • Trường hệ thống [mạng, đường dây…]
  • Trường dụng cụ sinh hoạt [lưới sắt, túi lưới…]

Lạnh:

  • Trường thời tiết [lạnh cóng, lạnh giá, lạnh buốt, lạnh lèo]
  • Trường thái độ, tình cảm [lạnh lùng, lạnh nhạt, mặt lạnh…]
  • Trường cảm giác [nóng, mát, ….]

Tấn công:

  • Trường chiến tranh [tiêu diệt, phòng ngự….]
  • Trường bệnh tật [ủ, xâm nhập, hủy diệt, …]
Trong đoạn thơ sau, tác giả đã chuyển các từ in đậm từ trường từ vựng nào sang trường từ vựng nào?

Ruộng rẫy là chiến trường,

Cuốc cày là vũ khí,

Nhà nông là chiến sĩ,

Hậu phương thi đua với tiền phương.

                                                [Hồ Chí Minh]

Trả lời:

  • Trong đoạn thơ trên, tác giả đã chuyển các từ [chiến trường, vũ khí, chiến sĩ] từ trường từ vựng “quân sự” sang trường từ vựng “nông nghiệp”.
Viết một đoạn văn có ít nhất năm từ cùng trường từ vựng “trường học” hoặc trường từ vựng “ môn bóng đá”.

Trả lời:

Ngôi trường Phan Chu Trinh thân yêu của em nằm trên đồi thông ở đường Hùng Vương. Mỗi buổi học, gió thổi vào các phòng học thoáng đãng, mát mẻ. Cô giáo chủ nhiệm luôn dạy bảo chúng em phải yêu trường, giữ gìn trường lớp ngày càng sạch đẹp. Mỗi sáng thứ Hai chào cờ, thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách Đội thường nhắc nhở các em về nội qui trường lớp.

I/THẾ NÀO LÀ TRƯỜNG TỪ VỰNG

1.

Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét nghĩa chung.

Các từ in đậm: "mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng" cùng là các bộ phận trên cơ thể con người.

II/LUYỆN TẬP

Câu 1: Các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”

- Thầy, mẹ, cô, mợ, cậu, bác, chú, thím.

Câu 2: Tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây:

a. Lưới, nơm, câu, vó -> dụng cụ đánh cá, bắt thủy sản.

b. Tủ, rương, hòm, vali, chai lọ -> đồ dùng để đựng trong gia đình [vật dụng].

c. Đá, đạp, giẫm, xéo -> động tác của chân [hành động].

d. Buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi -> trạng thái tâm lý, tình cảm.

e. Hiền lành, độc ác, cởi mở -> tính cách người.

g. Bút máy, bút bi, phấn, bút chì -> đồ dùng để viết.

Câu 3: Các từ in đậm "hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm" thuộc trường từ vựng: thái độ của con người.

Câu 4:

Khứu giác: Mũi, thính, điếc, thơm, rõ

Thính giác: nghe, tai, thính, điếc, rõ.

Câu 5:

- Lưới:

    + Trường đồ dùng bắt cá: vó, chài.

    + Trường dụng cụ, máy móc: rào lưới sắt, túi lưới, mạng lưới điện…

    + Trường tấn công: đá thủng lưới, lưới mật thám, lưới phục kích.

- Lạnh:

    + Trường thời tiết: rét, buốt, cóng…

+ Trường tình cảm: lạnh nhạt, giọng nói lạnh lùng, mặt lạnh như tiền..

    + Trường màu sắc: màu xám lạnh, màu xanh ngắt.

Câu 6: Tác giả đã chuyển trường từ vựng "quân sự" sang trường từ vựng "nông nghiệp".

Câu 7: Những ngày cuối năm học, quang cảnh sân trườngtrở nên rộn ràng và mới lạ. Hàng cây bằng lăng khoe sắc tím trong ánh nắng hè rộn rã. Cây phượng vĩ góc sân trường đã chớm nở những chùm hoa đỏ rực xen lẫn tiếng ve râm ran gọi hè. Trong lớp học, tiếng mở sách vở khe khẽ của những bạn học sinh đang tập trung ôn bài. Tiếng thầy cô giảng bài đầy nhiệt huyết vẫn vang vọng khắp các phòng học. Một bầu không khí rộn rang, khẩn trương, tất cả để chuẩn bị cho kì thi kết thúc năm học diễn ra thật tốt đẹp.

Giaibaitap.me

Bài này yêu cầu các em nắm được:

- Khái niệm về trường từ vựng.

- Một số đặc điếm của trường từ vựng.

1. Trường từ vựng là gì

- Trong thuật ngữ trường từ vựng, có thể hiểu trường là một tập hợp [khái niệm trường được mượn của các ngành khoa học tự nhiên, xuất hiện trong các tập hợp từ như: trường hấp dẫn, trường điện từ...], từ vựng chỉ các từ trong một ngôn ngữ [ở đây là tiếng Việt].

- Như vậy, trường từ vựng là tập hợp của những từ căn cứ vào một nét đồng nhất [nét chung] nào đó về nghĩa.

Một số ví dụ :

+ Trường từ vựng “động vật” gồm các từ: trâu, hò, lợn, gà, dê, khỉ; trống, mái; mõm, đuôi; phi, lồng, ...

+ Trường từ vựng về “biển”: bờ biển, eo biển; bão biển, sóng thần; hải âu, sò huyết, ...

2. Một số đặc điểm của trường từ vựng

a] Trước hết, cần hiểu mỗi trường từ vựng là một hộ thống. Mà đã nói tới hệ thống là nói tới tính cấp bậc, nghĩa là một hệ thống thường bao hàm trong lòng nó những hệ thống nhỏ hơn thuộc các tầng bậc, cấp bậc khác nhau. Nói cách khác, một trường từ vựng có thể bao gồm một số trường từ vựng nhỏ hơn. Ví dụ:

- Trường từ vựng “động vật” nói trên có thể có một số trường nhỏ sau:

+ Tên gọi các loài: gà, chó, lợn, mèo, dê, khỉ, hổ, báo,...

+ Về giống: đực, cái, trống, mái,...

+ Bộ phận cơ thể động vật: đầu, đuôi, mõm, sừng, gạc, vuốt, nanh,...

+ Hoạt động: chạy, phi, lồng, lao, trườn, bò; đánh hơi; cấu, xé, vồ, tha,...

- Trường từ vựng “biển” có các trường nhỏ sau:

+ Địa thế vùng biển: bờ biển, bãi biển, eo biển, cửa biển, vịnh, bán đảo,...

+ Thời tiết biển: bão biển, lốc biển, mưa biển, sóng thần,...

+ Sinh vật sống ở biển: hải âu, hải yến, dã tràng, vích, đồi mồi, hào ngư, sò huyết,...

b] Một từ có thể xuất hiện trong nhiều trường từ vựng. Điều này chỉ xảy ra đối với những từ có nhiều nghĩa. Ví dụ, động từ chạy có các nghĩa cơ bản sau:

- Chỉ hoạt động dời chỗ bằng chân với tốc độ cao: người chạy, con mèo chạy,...

- Tìm kiếm: chạy thầy, chạy tiền,...

- Trốn tránh: chạy giặc, chạy loạn,...

- Vận hành: máy chạy, đồng hồ chạy,...

- Vận chuyển: chạy thóc vào kho,...

Với các nghĩa trên, các trường hợp sử dụng khá phong phú nói trên, từ chạy có thể xuất hiện trong khá nhiều trường từ vựng, như các trường nói về con người, động vật, đồ vật ...

c] Thực chất của hiện tượng chuyển nghĩa của từ [theo các phương thức như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, so sánh,...] trong ngôn ngữ, nhất là trong thơ văn - chính là chuyển trường từ vựng [từ trường từ vựng chỉ sự vật, hiện tượng này chuyển sang trường từ vựng chỉ sự vật, hiện tượng khác]. Qua việc chuyển trường từ vựng, nghĩa của từ sẽ phát triển ngày càng phong phú, đáp ứng được nhu cầu biểu đạt của con người.

II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Em đọc lại văn bản Trong lòng mẹ, chú ý các từ có nét chung về nghĩa là cùng chỉ “người ruột thịt” [người trong gia đình, họ hàng], dùng bút chì gạch dưới những từ này. Ví dụ, các từ: thầy, mẹ, em, cô, cháu, mợ, em hé, anh em, con, hà họ, cậu.

2. - Muốn đặt được tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ, em đọc kĩ từng nhóm từ, xem các từ ấy có nét chung gì về nghĩa. Từ nét chung về nghĩa ấy, em tìm tên gọi thích hợp cho từng trường từ vựng. Ví dụ, nét chung về nghĩa của các từ thuộc nhóm [a] là cùng chỉ các dụng cụ đánh bắt cá. Do đó, có thể đặt tên trường từ vựng này là: “Dụng cụ đánh bắt cá”.

- Cũng tương tự, tên của các trường từ vựng còn lại:

+ Nhóm [b] : “Dụng cụ để chứa, đựng”.

+ Nhóm [c] : “Hoạt động của chân”.

+ Nhóm [d]: “Trạng thái tâm lí, tình cảm”.

+ Nhóm [e] : “Tính cách con người”.

+ Nhóm [g] : “Dụng cụ để viết”.

3. Bài tập này yêu cầu các em đặt tên cho trường từ vựng gồm các từ được in đậm trong đoạn văn của Nguyên Hồng. Muốn tìm được tên gọi thích hợp, em đọc kĩ đoạn văn, chú ý các từ được in đậm trong đoạn văn, xem các từ này có nét chung gì về nghĩa.

Cụ thể, các từ này đều biểu thị tình cảm, thái độ của người nói. Do đó, có thể nói các từ này thuộc trường từ vựng “Tình cảm, thái độ”.

4. Em lần lượt xét từng từ cho sẵn, xem từ ấy có thể xếp vào trường từ vựng “Khứu giác” hay “Thính giác”. Trong đó, em cần chú ý khả năng chuyển nghĩa [đồng thời là chuyển trường] của một số từ. Những từ mang đặc điểm này có thể xuất hiện ở cả hai trường từ vựng nói trên. Cụ thể như sau:

Trường “Khứu giác”

Trường “Thính giác”

mũi, thơm, điếc, thính

tai, nghe, điếc, thính, rõ

5*. Hai từ cho sẵn: lưới [danh từ], lạnh [tính từ] đều là những từ nhiều nghĩa. Do đó, mỗi từ này có thể xuất hiện trong nhiều trường từ vựng khác nhau. Bài tập này yêu cầu em tìm các trường từ vựng mà mỗi từ nói trên có thể xuất hiện.

Ở mỗi từ, trước hết, em tìm các nghĩa khác nhau của từ. Sau đó, xem xét từ ấy có thể xuất hiện trong các trường từ vựng nào. Cụ thể như sau:

- lưới:

  • Trường “Dụng cụ để đánh bắt cá, chim...” [cùng trường với: nơm, chài, vó, bẫy...]
  • Trường “Phương án vây bắt người” [trong các tập hợp từ: sa lưới mật thám, rơi vào lưới phục kích; cùng trường với: bẫy, phương án, kế hoạch,...]

- lạnh:

  • Trường “Nhiệt độ” [cùng trường với : mát, ấm, nóng,...]
  • Trường “Thái độ, tình cảm” [cùng trường với: lạnh lùng, ấm áp, vui vẻ, cơi mở, vồn vã, xởi lởi,...]
  • Trường “Màu sắc” [cùng trường với: ấm, nóng,...]

Lưu ý: Từ tấn công các em tự làm.

6. Các từ in đậm [chiến trường, vũ khí, chiến sĩ] vốn đĩ thuộc lĩnh vực nào, thuộc trường từ vựng nào Trong đoạn thơ của Bác Hồ, các từ này được chuyển nghĩa, dùng để nói về lĩnh vực nào, thuộc trường từ vựng nào?

Trả lời được các câu hỏi gợi ý trên, em sẽ xác định được các từ in đậm này được chuyển từ trường nào sang trường nào.

[Đáp án: Chuyển từ trường “Quân sự” sang trường “Nông nghiệp”].

7. Chủ đề của đoạn văn chi phối việc lựa chọn từ ngữ. Vì vậy, nếu em chọn chủ đề “Trường học” hoặc chủ đề “Bóng đá” để viết thì các từ ngữ thuộc chủ đề em lựa chọn sẽ được huy động. Viết xong, em gạch dưới các từ thuộc trường từ vựng đó [ít nhất năm từ].

Video liên quan

Chủ Đề