Tại sao lại rửa rau bằng nước muối

3 SỰ THẬT VỀ VIỆC NGÂM RAU BẰNG NƯỚC MUÔI: Không chỉ có hại, nếu lạm dụng còn nguy hiểm

Ngâm rửa rau với nước muối pha loãng không phải là cách giúp rau sạch và an toàn hơn. Nó sẽ trở thành nguy hiểm nếu như lạm dụng quá mức.

*Rửa rau bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn và trứng giun?
Từ trước đến nay người Việt Nam vẫn luôn tin rằng dùng muối pha loãng rửa rau có thể loại bỏ trứng giun sán, độc tố hóa học. Tuy nhiên, nước muối loãng không có khả năng như mọi người đang lầm tưởng. Việc làm dụng dùng nước muối pha loãng quá nhiều thậm chí có thể gây hại cho cơ thể.

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, Giảng viên Khoa Hóa học, Trường ĐHKHTN [ĐH QGHN] trước đây chúng ta luôn tin rằng nước muối pha loãng có thể diệt được trứng giun sán, vi khuẩn. Tuy nhiên, sau này các nghiên cứu khoa học đã chứng minh nước muối không thể tiêu diệt được vi khuẩn, trứng giun, sán.

“Việc Ngâm rau quả vào nước muối để loại diệt trứng giun, sán chỉ là kinh nghiệm dân gian chưa có cơ sở khoa học. Nước muối 0.9% chỉ nên dùng để vệ sinh mắt mũi, còn lại bản thân nước muối không có tác dụng gì”, PGS. Côn nói.
Đồng quan điểm với PGS.TS Côn, TS Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam trong môi trường nước muối các loại vi khuẩn, ký sinh trùng không phát triển được, bản thân nước muối không có tác dụng để diệt khuẩn.

Có nghĩa là trong môi trường nước muối sinh lý các loại vi khuẩn bị ức chế phát triển. Tuy nhiên, khi vớt rau ra ra khỏi môi trường nước muối vi khuẩn sẽ phát triển và sinh sôi trở lại.

“Để tránh nhiễm ký sinh trùng điều quan trọng là phải chọn nguồn rau an toàn có nguồn gốc xuất xứ. Chỉ ăn rau khi đã chế biến rau chín, hạn chế ăn Rau sống “, TS. Từ Ngữ nói.

*Nước muối có thể loại bỏ được độc tố hóa học?
PGS.TS Côn khẳng định nước muối không có tác dụng loại bỏ chất bảo vệ thực vật cho rau, củ, quả. Chúng ta cần phải hiểu thuốc bảo vệ thực vật nếu phân theo gốc hóa học có nhóm clo hữu cơ, nhóm lân hữu cơ… Vì vậy độc tính của mỗi loại cũng rất khác nhau.

Các chất hữu cơ này cần phải có thời gian nhất định để hết đi các độc tố. Tùy từng loại thuốc khác nhau mà nhà sản xuất sẽ quy định thời gian an toàn thu hoạch sau phun là bao nhiêu ngày. Trung bình thời gian thu hoạch an toàn sau phun thuốc là từ 15-20 ngày.

“Nước muối pha loãng có công thức hóa học NaCl nó khó có thể hòa tan được nhóm chất hữu cơ [thuốc bảo vệ thực vật] có trong rau của quả.

Đối với các chất hóa học nói chung ngâm nước lã sẽ hòa tan tốt hơn là ngâm với nước có muối. Khi rửa rau nhiều lần dưới vòi nước một số chất hữu cơ có thể sẽ bị rửa trôi”, PGS.TS Côn cho biết.

*Rau nhiễm mặn gây gánh nặng cho tim, thận Theo các chuyên gia nước muối không cá tác dụng loại bỏ độc tố và diệt trứng giun, sán cho rau. Việc lạm dụng nước muối khi ngâm rau có thể gây ra tác hại xấu cho sức khỏe.

TS. Từ Ngữ cho hay: “Không nên lạm dụng ngâm rau, củ, quả trong nước muối. Nếu ngâm nước muối với nồng đồ cao sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu khiến rau quả bị nhiễm mặn. Tạo ra thói quen ăn mặn cho người Việt Nam”.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Với câu hỏi Tại sao khi ăn rau sống người ta thường ngâm rau vào nước muối loãng trước khi ăn .... Sinh học lớp 10 góp phần giúp bạn nắm vững kiến thức, ôn tập từ đó đạt điểm cao trong các bài thi môn Sinh học lớp 10.

Câu hỏi: Tại sao khi ăn rau sống người ta thường ngâm rau vào nước muối loãng trước khi ăn?

Quảng cáo

Trả lời:

- Nước muối loãng là dung dịch ưu trương. Khi ngâm rau vào, nước ở các tế vào vi khuẩn có trong rau sẽ đi từ trong tế bào đi ra ngoài khiến vi khuẩn mất nước gây co nguyên sinh nên vi khuẩn sẽ không phân chia được.

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi ôn tập môn Sinh học lớp 10 chọn lọc có trả lời chi tiết hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Câu hỏi in nghiêng trang 107 Sinh 10 Bài 27 :

- Hãy kể tên những chất diệt khuẩn thường dùng trong bênh viện, trường học và gia đình.

- Vì sao khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5 – 10 phút?

- Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không?

Lời giải:

- Tên một số chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình: Iot, Rượu Iot 2%, Chất kháng sinh, Oxy già, Thuốc tím, Andehit, Cồn…

- Khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5 – 10 phút vì:

+ Nước muối là môi trường ưu trương nên các vi sinh vật sẽ bị mất nước gây co nguyên sinh do đó vi sinh vật không phân chia được.

+ Thuốc tím có tính oxi hóa mạnh gây ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật.

- Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn mà chỉ là chất tẩy rửa.

Câu hỏi in nghiêng trang 107 Sinh 10 Bài 27 :

- Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?

- Nhiệt độ nào thích hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật kí sinh động vật?

Lời giải:

- Có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh vì: phần lớn các vi sinh vật là ưa ấm [khoảng 25 – 37 độ] mà nhiệt độ trong tủ lạnh lại thấp khiến sự sinh trưởng cuẩ những vi sinh vật ưa ấm bị kìm hãm.

- Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật kí sinh động vật là nhiệt độ cơ thể của động vật.

Câu hỏi in nghiêng trang 107 Sinh 10 Bài 27 :

Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn?

Lời giải:

Đa số các vi sinh vật không sống được trong môi trường khô hạn và phải sống ở nơi có nhiều nước, độ ẩm cao thì mới có thể phát triển tốt. Thức ăn chứa nhiều nước là môi trường thích hợp cho vi sinh vật phát triển, dó đó chúng dễ bị nhiễm vi khuẩn.

Câu hỏi in nghiêng trang 107 Sinh 10 Bài 27 :

Vì sao, trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?

Lời giải:

Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh vì: Trong sữa chua có nhiều axit lactic nên có pH thấp. Trong khi đó phần lớn vi khuẩn và động vật gây bệnh tồn tại và phát triển trong môi trường pH trung tính nên các vi sinh vật bị ức chế sinh trưởng, Vì vậy, trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh.

Xem toàn bộ Giải Sinh 10: Bài 27. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật

Nhiều người cho rằng, rau củ quả không phải do mình tự trồng, hàng mua ngoài chợ "không biết đường nào mà lần", bẩn sạch như thế nào mình không thể lường trước... nên cứ ngâm cho an tâm.

Lý giải cho điều này, nhiều người cho rằng, rau củ quả không phải do mình tự trồng, hàng mua ngoài chợ không biết đường nào mà lần, bẩn sạch như thế nào mình không thể lường trước. Ấy vậy nên sau khi rửa rau củ quả như bình thường, hãy cho vào ngâm nước muối thêm khoảng 15 - 20 phút. Thế là yên tâm cho bữa ăn nhiều rau siêu lành mạnh.

Nhiều người cho rằng cho rau củ quả vào ngâm nước muối thêm khoảng 15 - 20 phút là yên tâm sạch vi khuẩn, hóa chất.

Vì sao lại ngâm nước muối? Nhiều bà nội trợ cho rằng, muối biển là một trong những chất sát khuẩn tự nhiên cực mạnh, có thể giúp thực phẩm "nhả" hóa chất ra nước lại không gây hại sức khỏe. Mỗi túi muối biển giá vài nghìn, dùng cả tháng chưa hết mà giúp sức khỏe được đảm bảo như vậy thì còn gì tuyệt hơn?

Suy nghĩ ấy khiến việc ngâm rau củ quả với nước muối trở thành bí quyết chăm sóc sức khỏe cho mọi thành viên của nhiều gia đình.

"Hôm nay bạn định làm món rau xào? Thế thì đừng quên rửa rau xong thì ngâm nước muối 15 phút nhé! Hôm nay bạn mua lê, mua táo? Mấy loại quả này cẩn thận vì hay bị phun thuốc lắm, nhớ ngâm 15-20 phút trong nước muối trước khi gọt vỏ ăn nhé!"... Vô số những lời khuyến cáo như vậy từ các mẹ nội trợ thông thái được truyền đến tai bạn.

Thế nhưng hiệu quả của việc ngâm rau củ quả với nước muối thực sự đến đâu? Đã bao giờ bạn quan tâm vấn đề này?

Hành động ngâm rau củ quả với nước muối chỉ có tác dụng gây ức chế hoặc diệt vi khuẩn một cách chừng mực chứ không phải cứ ném vào nước muối là tự động hóa chất độc hại trong thực phẩm sẽ bị loại bỏ.

Ngâm rau củ quả với nước muối không có tác dụng loại bỏ hóa chất, thậm chí gây phản tác dụng

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh [nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội], hành động ngâm rau củ quả với nước muối chỉ có tác dụng gây ức chế hoặc diệt vi khuẩn một cách chừng mực chứ không phải cứ cho vào nước muối là tự động hóa chất độc hại trong thực phẩm sẽ bị loại bỏ.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định:

Đối với những loại rau củ quả hay bất cứ thực phẩm nào bị nhiễm hóa chất thuốc trừ sâu thì việc ngâm nước muối không có tác dụng gì.

Chưa kể, việc ngâm rau củ quả với nước muối quá lâu có thể gây mất chất, rau bị dập nát, khi nấu lên rau bị mất độ ngon. "Hàm lượng vitamin và khoáng chất trong rau củ quả được ngâm rửa kiểu này sẽ bị hao hụt đáng tiếc. Ngoài ra, hành động ngâm rau củ trong nước quá lâu còn gây hại cho sức khỏe, chất bẩn có nguy cơ thẩm thấu ngược lại", ông Thịnh cho hay.

Hàm lượng vitamin và khoáng chất trong rau củ quả được ngâm rửa kiểu này sẽ bị hao hụt đáng tiếc.

Trả lời thêm về vấn đề này, PGS.TS Trần Hồng Côn [giảng viên khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN] cho rằng, ngâm rau củ quả với nước muối để sạch hơn chỉ là kinh nghiệm dân gian.

"Cho đến hiện tại cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định nước muối có thể diệt được trứng giun sán, vi khuẩn... chứ đừng nói đến việc loại bỏ hóa chất ra khỏi rau củ quả như nhiều người đang nghĩ", chuyên gia khẳng định.

TS Từ Ngữ [Tổng Thư ký hội Dinh dưỡng Việt Nam] cho biết thêm, việc lạm dụng ngâm rau củ quả trong nước muối có nồng độ cao sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu khiến rau quả bị nhiễm mặn. Nghiễm nhiên, bạn bỗng ăn mặn hơn dù bản thân không hề muốn thế. Điều này tạo ra gánh nặng cho thận, cao huyết áp và bệnh tim mạch.

Việc lạm dụng ngâm rau củ quả trong nước muối có nồng độ cao sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu khiến rau quả bị nhiễm mặn.

Vậy, rửa rau củ quả như thế nào mới đúng cách?

Theo giới chuyên gia, tốt nhất với rau củ quả khi mua về, đem nhặt sạch... sau đó rửa bằng nước sạch nhiều lần. Nên rửa khoảng 4-5 lần nước sạch.

Chị em cần chú ý nên dùng chậu nhiều nước để loại bỏ đất cát tốt hơn. Sau đó có thể rửa dưới vòi nước chảy nhiều lần sẽ hữu ích cho việc rửa trôi bụi bẩn và hóa chất. Sau khi rửa sạch, bạn nên gọt vỏ củ quả - đây là bước vô cùng quan trọng để loại bỏ bụi bẩn, hóa chất.

Ngoài ra, chế biến rau củ quả hay thịt, cá... ở nhiệt độ cao sẽ phá hủy liên kết dai dẳng của hóa chất trên thực phẩm. Do đó, đảm bảo ăn chín uống sôi sẽ luôn giúp bạn có được sức khỏe an toàn hơn nhé!

Rau sống ngâm nước muối có sạch giun sán?

Xem thêm video đang được quan tâm

Ăn nhiều đồ ngọt ảnh hưởng thế nào đến làn da của bạn?


Video liên quan

Chủ Đề