Thị trường xuất khẩu của Trung Quốc

Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 7 vừa qua bất ngờ tăng nhanh, tạo ra động lực kinh tế cho nước này trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu suy yếu và nhập khẩu vẫn chưa phục hồi hoàn toàn.

Theo dữ liệu Hải quan Trung Quốc công bố hôm 7/8, xuất khẩu trong tháng 7 của nước này đã tăng 18% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tốc độ nhanh nhất trong năm nay và vượt không đáng kể so với mức tăng 17,9% trong tháng 6, vượt qua cả kỳ vọng của các nhà phân tích về mức tăng 15%.

Trong cả năm 2022 khi Covid-19 hoành hành dẫn tới các địa phương phong tỏa trên diện rộng, các chuyến hàng xuất khẩu chính là một điểm sáng của nền kinh tế Trung Quốc. Theo Reuters phỏng vấn ông Zhiwei Zhang, nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset Management, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc gây bất ngờ và nó sẽ giúp nền kinh tế trong năm khó khăn này khi nhu cầu nội địa chưa phục hồi.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lại cho rằng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ sụt giảm dần trong tương lai gần khi nền kinh tế toàn cầu đang ngày càng đi vào viễn cảnh suy thoái nghiêm trọng do giá cả tăng vọt và lãi suất tăng.

Một cuộc khảo sát nhà máy toàn cầu được công bố vào tuần trước đã cho thấy nhu cầu suy yếu trong tháng 7 với số đơn đặt hàng và chỉ số sản lượng giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu vào đầu năm 2020. Nhu cầu thế giới yếu cũng có thể dẫn tới việc xuất khẩu suy giảm trong những tháng tới.

Ông Chang Ran, nhà phân tích cấp cao tại Viện nghiên cứu đầu tư Zhixin cho biết: “Nhìn về phía trước trong nửa cuối năm, xuất khẩu được kỳ vọng sẽ phục hồi trong ngắn hạn nhưng nhu cầu bên ngoài suy yếu có thể gây áp lực trong quý IV”.

Mặt khác, nền kinh tế vẫn tồn tại những dấu hiệu cho thấy sự gián đoạn trong vận chuyển và chuỗi cung ứng do các hạn chế COVID gây ra đang được giảm bớt vào thời điểm các nhà bán hàng chuẩn bị cho nhu cầu mua sắm cuối năm cao điểm. Theo dữ liệu của hiệp hội cảng trong nước, sản lượng container thương mại nước ngoài thông qua 8 cảng lớn của Trung Quốc đã tăng 14,5% trong tháng 7, cao hơn so với mức tăng 8,4% trong tháng 6. Số lượng container tại cảng Thượng Hải cũng đạt mức cao kỷ lục.

Theo ông Bruce Pang, nhà kinh tế cấp cao và trưởng bộ phận nghiên cứu của Jones Lang Lasalle Inc, xuất khẩu tháng 7 có thể đã được thúc đẩy bởi nhu cầu bị dồn nén từ Đông Nam Á khi các nhà máy tăng cường sản xuất. Hơn nữa, trong bối cảnh lạm phát gia tăng, một số khách hàng châu Âu và Mỹ có thể đã tải trước các đơn đặt hàng để đảm bảo luôn có hàng trong tay với chi phí thấp hơn.

Xuất khẩu tháng 7 của Trung Quốc tăng nhưng triển vọng trong tương lai gần không tích cực do nhu cầu toàn cầu suy giảm. Ảnh: Reuters

Ở một diễn biến khác, sau một quý II đầy biến động, hầu hết các nhà phân tích dự đoán động lực nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng nhẹ trong nửa cuối năm. Nguyên nhân là do chính phủ tăng cường chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, từ đó thúc đẩy nhập khẩu các thiết bị và hàng hóa liên quan đến xây dựng.

Tuy nhiên, nhập khẩu trong tháng trước lại yếu hơn dự kiến, cho thấy nhu cầu trong nước vẫn yếu. Nhập khẩu dầu thô trong tháng 7 cũng đã giảm 9,5% so với một năm trước đó do nhu cầu nhiên liệu phục hồi chậm hơn dự kiến. Xu Shuzheng, nhà nghiên cứu tại CITIC Securities, cho biết: “Mặc dù nhu cầu trong nước tăng cao trong bối cảnh các biện pháp kiểm soát COVID được nới lỏng, hoạt động yếu kém của phía sản xuất đã tác động đến hàng nhập khẩu”.

Do tất cả các yếu tố thị trường, các nhà lãnh đạo Trung Quốc gần đây đã báo hiệu nền kinh tế có thể bỏ lỡ mục tiêu tăng trưởng khoảng 5,5% cho năm 2022 của chính phủ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF vào cuối tháng 7 cũng đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng năm 2022 của Trung Quốc xuống 3,3% từ mức 4,4% trong tháng 4 với lý do phong tỏa Covid-19 và cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng trong lĩnh vực bất động sản của nước này.

[LĐTĐ] Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp là giải pháp tối ưu để nâng cao giá trị sản phẩm, bảo đảm nguồn nông sản phục vụ thị trường Thủ đô cũng như xuất khẩu. Vì vậy, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã và đang tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, xây dựng vùng nguyên liệu, hình thành các chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm, trong đó trọng tâm là thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực tiềm năng này.

[LĐTĐ] Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2022 mới đây, tại Phiên thảo luận chuyên đề “Đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện chính sách về đất đai - giải pháp quan trọng trong phục hồi và phát triển kinh tế xã hội”, các chuyên gia, nhà khoa học đã thảo luận sôi nổi về việc sửa đổi Luật Đất đai. Theo các đại biểu, nếu việc sửa đổi Luật Đất đai thực sự có những cải cách mang tính đột phá, sẽ mang lại tác động tích cực, đưa đất đai trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế và đặc biệt không còn là “chủ thể” xung đột lợi ích giữa người dân và nhà đầu tư….

[LĐTĐ] Ngày 21/9, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội tổ chức Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và bản sản phẩm OCOP năm 2022 từ ngày 21 đến ngày 25/9/2022 tại Trung tâm Thương mại Mê Linh Plaza, quận Hà Đông.

[LĐTĐ] Sáng 21/9, tại tỉnh Thái Bình, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp tiêu biểu tỉnh Thái Bình năm 2022.

[LĐTĐ] Ước tính đến cuối tháng 9, Hà Nội thu hút khoảng 992,4 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài [tăng 15% so với cùng kỳ năm 2021], trong đó có 226 dự án mới với tổng vốn đầu tư 141,3 triệu USD; còn lại là tăng vốn và góp vốn.

[LĐTĐ] Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, từ 15h ngày 21/9, giá bán lẻ các mặt hàng xăng, dầu được đồng loạt điều chỉnh giảm mạnh. Trong đó, xăng E5 RON 92 được điều chỉnh giảm 450 đồng/lít, xăng RON 95 giảm 631 đồng/lít; dầu diesel được điều chỉnh giảm 1.644 đồng/lít…

[LĐTĐ] Truy xuất nguồn gốc hàng hóa là một xu thế tất yếu và là quy định bắt buộc đối với các doanh nghiệp khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Không chỉ vậy, truy xuất nguồn gốc hàng hóa còn là tạo niềm tin cho người tiêu dùng, giúp ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại… từ đó, góp phần xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam.

[LĐTĐ] Thời gian qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp [TPDN] xảy ra rất nhiều vấn đề mà trong đó, nhiều nhà đầu tư chưa thu hồi được tài sản. Chính các vấn đề này dẫn đến động thái thắt chặt của cơ quan quản lý, khiến các doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng cũng bị liên lụy.

[LĐTĐ] Sau sự bùng nổ và liên tục gia tăng trong các năm 2020 và 2021, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp mới rơi vào trầm lắng suốt từ tháng 4/2022 đến nay tạo nên một khoảng trống đột ngột. Vậy nguyên nhân do đâu và giải pháp nào hàn gắn thị trường trái phiếu doanh nghiệp với khoảng trống hiện nay?

[LĐTĐ] Do áp lực bán gia tăng cuối phiên bởi nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán, thị trường chứng khoán hôm nay [12/9] duy trì đà tăng nhẹ trong gần suốt cả phiên giao dịch chiều.

Video liên quan

Chủ Đề