Thi lại đại học có được cộng điểm vùng năm 2022

Thi lại đại học có được cộng điểm vùng năm 2022
Học sinh THPT chuyên được học trước đại học

Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng 2022 vừa được Bộ GD&ĐT công bố sáng 14/4. Đáng chú ý, dự thảo quy chế năm nay có nhiều điểm mới. Sẽ lọc ảo tất cả các phương thức xét tuyển trong lần 1; Đăng ký nguyện vọng sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT đã được đưa vào dự thảo quy chế; Yêu cầu việc bổ sung phương thức, tổ hợp xét tuyển mới phải có căn cứ và lộ trình hợp lý, không làm chỉ tiêu của phương thức, tổ hợp sử dụng trong năm trước giảm quá 30% chỉ tiêu của ngành, chương trình đào tạo; thu hẹp diện thí sinh được cộng điểm ưu tiên...

Thi lại đại học có được cộng điểm vùng năm 2022

Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đăng năm 2022, thí sinh thi lại sẽ không được cộng điểm ưu tiên khu vực.

Giữ nguyên điểm ưu tiên khu vực

Mùa tuyển sinh năm nay, Bộ GD&ĐT dự kiến giữ nguyên mức điểm ưu tiên khu vực. Cụ thể, mức điểm cộng ưu tiên giữ nguyên (khu vực 1 (KV1) là 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5 điểm và khu vực 2 (KV2) là 0,25 điểm).

Tuy nhiên, điểm cộng ưu tiên khu vực chỉ áp dụng cho thí sinh tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) năm nay. Với thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước đó khi thi lại để lấy kết quả xét tuyển đại học, cao đẳng không được tính điểm ưu tiên khu vực. Đây là điểm thu hẹp hơn so với quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2021.

Theo dự thảo, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành kế hoạch chung cho công tác xét tuyển đợt 1 để các cơ sở đào tạo phối hợp triển khai các quy trình: Đăng ký xét tuyển trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ và trên Cổng dịch vụ công quốc gia; tổ chức xét tuyển tại các trường theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc kết quả học tập THPT; xử lý nguyện vọng trên hệ thống (theo chu trình lặp kết hợp với quy trình xét tuyển tại cơ sở đào tạo); xác nhận nhập học trên hệ thống và nhập học tại trường.

Bộ đề nghị các trường căn cứ kế hoạch chung, xây dựng kế hoạch xét tuyển thẳng, kế hoạch xét tuyển sớm với một số phương thức tuyển sinh riêng và kế hoạch xét tuyển các đợt bổ sung (nếu có).

Bộ sẽ hỗ trợ tổ chức đăng ký xét tuyển đợt 1 đào tạo chính quy cho tất cả phương thức tuyển sinh của các trường. Thời gian đăng ký bắt đầu sau kỳ thi tốt nghiệp THPT và kết thúc sau khi có kết quả thi và xét tốt nghiệp THPT.

Thí sinh đã dự tuyển vào các trường theo kế hoạch xét tuyển sớm sau đó phải tiếp tục đăng ký nguyện vọng trên hệ thống theo kế hoạch chung của Bộ.

Thí sinh dự tuyển đợt 1 đào tạo chính quy (gồm cả thí sinh đã dự tuyển theo kế hoạch xét tuyển sớm của các trường) thực hiện đăng ký xét tuyển trên hệ thống (qua Cổng thông tin tuyển sinh của bộ hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia) theo kế hoạch chung và hướng dẫn của bộ.

Thí sinh được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường khác nhau không hạn chế số lượng nhưng phải sắp xếp các nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.  Trong trường hợp nhiều nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.

Không yêu cầu xác nhận nhập học sớm

PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, những điều chỉnh mới trong quy chế tuyển sinh 2022 theo hướng có lợi nhất cho thí sinh và đảm bảo công bằng trong xét tuyển. Thí sinh không nên lo lắng, thay vào đó cần tập trung cao độ cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. Các em xác định theo phương thức tuyển sinh nào thì hãy kiên trì theo đuổi.

Bộ GD&ĐT sẽ đưa ra hướng dẫn quy trình đăng ký xét tuyển thuận lợi nhất. Bộ sẽ có hướng dẫn cụ thể bằng văn bản, video. Đồng thời, Bộ cũng tổ chức thực hành trên hệ thống để hướng dẫn các em, các trường đại học, trường phổ thông hỗ trợ các em quy trình đăng ký xét tuyển. Mọi năm các thí sinh đã làm và không có sai sót gì. Thí sinh khi thực hiện theo hướng dẫn phải làm đúng, đủ và hoàn thiện toàn bộ quy trình. Tránh thực hiện dở dang sẽ không thể hoàn thiện hồ sơ.

Trong quy chế, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường ra kế hoạch xét tuyển sớm với một số phương thức tuyển sinh tổ chức cho thí sinh đăng ký dự tuyển bằng hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp.

Cơ sở đào tạo thực hiện quy trình xét tuyển cho những thí sinh đã hoàn thành thủ tục dự tuyển, nhưng không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn lịch trình theo kế hoạch chung. Các trường công bố và tải danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) lên hệ thống để xử lý nguyện vọng cùng với các phương thức xét tuyển khác theo kế hoạch chung, hoàn thành trước khi diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Thi lại đại học có được cộng điểm vùng năm 2022
Tuyển sinh đại học 2022: Thí sinh phải đăng ký dự thi trên cổng thông tin

Xem thêm video đang được quan tâm:

Sáng 14/4: Việt Nam bắt đầu tiêm vaccine cho trẻ 5-11 Tuổi, Vẫn còn 30% phụ huynh do dự.


Chính sách cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2022 (Ảnh minh họa)

1. Chính sách cộng điểm ưu tiên theo khu vực

- Chính sách cộng điểm ưu tiên theo khu vực 1, 2, 3:

+ Khu vực 1 (KV1) là 0,75 điểm

+ Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT) là 0,5 điểm, khu vực 2 (KV2) là 0,25 điểm; 

+ Khu vực 3 (KV3) không được tính điểm ưu tiên.

Trong đó:

Căn cứ Phụ lục I của Quy chế, khu vực 1, 2, 3 theo chính sách cộng điểm ưu tiên được quy định như sau:

- Khu vực 1 (KV1): Các xã khu vực I, II, III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.;

- Khu vực 2 nông thôn (KV2-NT): Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3;

- Khu vực 2 (KV2): Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc KV1).;

- Khu vực 3 (KV3): Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương.

- Khu vực tuyển sinh của mỗi thí sinh được xác định theo địa điểm trường mà thí sinh đã học lâu nhất trong thời gian học cấp THPT (hoặc trung cấp); nếu thời gian học (dài nhất) tại các khu vực tương đương nhau thì xác định theo khu vực của trường mà thí sinh theo học sau cùng;

- Các trường hợp sau đây được hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú:

+ Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng các chế độ ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước theo quy định;

+ Học sinh có nơi thường trú (trong thời gian học cấp THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Thủ tướng Chính phủ; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 (theo Quyết định 135/QĐ-TTg ngày 31/7/1998); các thôn, xã đặc biệt khó khăn tại các địa bàn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học cấp THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có ít nhất một trong các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn.

+ Quân nhân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ trong Công an nhân dân được cử đi dự tuyển, nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó hoặc theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ, tùy theo khu vực nào có mức ưu tiên cao hơn; nếu đóng quân từ 18 tháng trở lên tại các khu vực có mức ưu tiên khác nhau thì hưởng ưu tiên theo khu vực có thời gian đóng quân dài hơn; nếu dưới 18 tháng thì hưởng ưu tiên khu vực theo nơi thường trú trước khi nhập ngũ;

- Từ năm 2023, thí sinh được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp.

2. Chính sách cộng điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách

- Mức điểm ưu tiên áp dụng cho nhóm đối tượng ƯT1 là 2,0 điểm;

-  Mức điểm ưu tiên áp dụng cho nhóm đối tượng ƯT2 là 1,0 điểm;

Trong đó, đối tượng chính sách thuộc nhóm ƯT1 và ƯT2 bao gồm:

Thi lại đại học có được cộng điểm vùng năm 2022

Thi lại đại học có được cộng điểm vùng năm 2022

- Mức điểm ưu tiên cho những đối tượng chính sách khác (được quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành) do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định;

- Thí sinh thuộc nhiều diện đối tượng chính sách được hưởng điểm ưu tiên nêu trên chỉ được tính một mức điểm ưu tiên cao nhất.

Lưu ý:

- Tất cả các mức điểm ưu tiên được quy định nêu trên tương ứng với tổng điểm 3 môn (trong tổ hợp môn xét tuyển) theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi (không nhân hệ số); 

Trường hợp phương thức tuyển sinh sử dụng thang điểm khác thì mức điểm ưu tiên được quy đổi tương đương.

- Từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên (theo khu vực hoặc theo đối tượng chính sách)

Với công thức này, thí sinh đạt từ 22,5 điểm trở lên thì điểm ưu tiên sẽ được giảm dần đều cho đến khi điểm thi là 30 điểm thì điểm ưu tiên sẽ bằng 0.

(Căn cứ Điều 7 Quy chế kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT )

Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 22/7/2022 thay thế Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT và Thông tư 16/2021/TT-BGDĐT .

Xem thêm:

>> Điểm chuẩn đại học năm 2022 sẽ tăng hay giảm? Sau khi biết điểm thi tốt nghiệp THPT 2022 cần phải làm những gì?

Như Mai

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .