Theo em làm nghề dạy học cần có những phẩm chất nào

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

Thành công có rất nhiều định nghĩa và nhận định khác nhau nhưng đối với một người giáo viên để trở thành một giáo viên thành công là bạn phải là người có đầy đủ các yếu tố đạo đức nghề nghiệp và phát huy cũng như lan truyền kiến thức đến học sinh một cách tận tâm và nhiệt huyết nhất bằng ngọn lửa cháy bỏng với nghề mình chọn lựa. Cụ thể sự thành công của một người giáo viên được miêu tả thế nào mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết sau.

Chúng tôi luôn khuyên bạn đến với nghề giáo bạn phải thật tâm yêu nghề và tôn trọng nghề nghiệp cũng như các học sinh của mình như một phần cuộc sống.

Tôn trọng nghề nghiệp và học sinh

Không dễ dàng để làm một nghề cao quý thế này nên bản thân những người giáo viên phải biết cách duy trì mang lại nguồn năng lượng tích cực cho học sinh, đồng hành cùng các em trong những ngày trẻ đầy mơ mộng giúp các em nhận thức đúng đắn từng cái đúng cái sai, hướng thiện ngay từ khi học Tiểu học. Chẳng những thế uốn nắn các em thành những con người hữu ích cho thế hệ mai sau.

Bạn sẽ là một người giáo viên hạnh phúc nếu như bạn có sự nhiệt tình trong giảng dạy học sinh để mối quan hệ thầy trò trở nên khăng khít hơn và các em sẽ luôn chú ý lắng nghe những gì bạn muốn truyền dạy với thái độ tích cực và tôn trọng.

Bạn sẽ là một người giáo viên hạnh phúc nếu như bạn có sự nhiệt tình

Song song , giáo viên nên là một người cẩn thận, chỉnh chu trong việc chuẩn bị giáo án, kế hoạch giảng dạy và phương thức giảng dạy làm sao để mỗi ngày đến lớp bạn luôn trong phong thái tự tin, truyền đạt được hết những ý nghĩa bài học quý báu mà các em nên học tập.

Đây là phần kỹ năng bạn nên học tập và trau dồi thông qua các kinh nghiệm đứng lớp của bản thân đồng nghiệp hoặc ý kiến đóng góp từ học sinh, nhà trường để dần hoàn thiện nghiệp vụ sư phạm và trở thành người lãnh đạo để duy trì kỷ luật trong lớp và kiểm soát mọi hoạt động của học sinh. Không những vậy, kỹ năng lãnh đạo còn được thể hiện trong mọi khía cạnh của công việc giảng dạy từ việc quản lý bản thân, đến việc hợp tác với đồng nghiệp, phát triển chuyên môn và thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Kỹ năng quản lý lớp học và tổ chức lãnh đạo

Bên cạnh đó bạn nên học cách thiết lập các nội quy, quy trình, áp dụng các kĩ thuật duy trì hành vi tích cực của học sinh tạo ra văn hóa thưởng phạt công bằng trong lớp học cũng như linh hoạt trong việc giải quyết với các tình huống phát sinh trong lớp học và xây dựng cộng đồng lớp học tích cự.c

Cụ thể trong kỹ năng này là bạn phải biết cách thay đổi, cấu trúc, sắp xếp, xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp với yêu cầu của nhà trường và năng lực của học sinh. Không ngừng cập nhật các phương pháp giáo dục mới của bộ giáo dục cũng như các quy định quy tắc dạy học để đảm bảo được sự chuyên nghiệp.

Kỹ năng thiết kế chương trình dạy học

Ngoài ra người giáo viên thành công không chỉ có kiến thức chuyên môn vững vàng để có thể áp dụng thành công các phương pháp giảng dạy để tạo nên sự hấp dẫn, hứng thú trong tiết học mà còn phải có khả năng khả năng đối mặt với bất kỳ câu hỏi nào mà học sinh đặt ra. 

Người muốn học thì học nhiều cũng cảm thấy chưa đủ bởi lẽ thế người giáo viên thành công sẽ không ngừng nâng cao năng lực giảng dạy bằng cách học hỏi và tham gia các khóa học phát triển chuyên môn.

Học hỏi khiêm nhường và phát triển bản thân

Có thái độ tích cực với những điều mới mẻ và hứng thú về phương pháp giảng dạy và kiến thức của bộ môn. Song song đó, giáo viên phải là người có bản lĩnh biết cách vượt qua nỗi sợ của bản thân, theo dõi học hỏi cũng như bắt kịp với những ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để làm sinh động và xây dựng không khí học tập thay đổi cho học sinh của mình luôn cảm thấy mới mẻ.

Trên đây là những phẩm chất của người giáo viên tuyệt vời, họ chính là những người mang đến nguồn cảm hứng và tạo nên sự khác biệt trong cuộc đời của những đứa trẻ. Qua đây hi vọng bạn có thể có thêm nguồn động lực để theo đuổi ngành nghề và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để  sớm trở thành những người thầy người cô mẫu mực cả xã hội. Chúc các bạn thành công!

LTS: Bàn tiếp về người thầy của thời kỳ hội nhập, theo quan điểm của Phó Giáo sư Đào Duy Huân - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ thì người thầy trong thời đại 4.0 cần phải hội tụ đủ 10 phẩm chất căn bản.

Dưới đây là những phẩm chất đó theo quan điểm của thầy Huân.

Người thầy phải là tấm gương học suốt đời

Trong nghề dạy học, chất lượng học tập của  sinh viên và chất lượng hoạt động dạy học của thầy có tương quan tỉ lệ thuận với nhau, để đảm bảo chất lượng học tập của sinh viên cần quy định về trình độ năng lực của thầy.

Người thầy trong thời đại 4.0 phải có khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn trong dạy học. Ảnh: TT

Vì thế, chuyên nghiệp hóa nghề dạy học là cam kết của ngành giáo dục đối với xã hội về chất lượng đầu ra của sinh viên là cách để khẳng định giá trị của nghề dạy học trong xã hội.

Để đáp ứng được yêu cầu đó, người thầy phải trải qua một quá trình học tập và thực hành nghề dạy một cách tích cực và kỹ lưỡng, từ đào tạo ban đầu đến bồi dưỡng liên tục trong thực tiễn dạy học.

Người thầy phải là nhà giáo dục chuyên nghiệp

Người thầy là người có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong các thiết chế giáo dục của xã hội và được trả công cho công việc của mình.

Điều này để nhấn mạnh đến trách nhiệm đạo đức, pháp lý của người thầy trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục.


Nhà giáo đại học trong thời đại 4.0 phải dạy học sao cho khác và hơn robot

Hơn nữa, người thầy là thành viên của cộng đồng nghề giáo, tức là đảm trách một lĩnh vực hoạt động căn bản trong đời sống để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Việc hỗ trợ cho học tập và phát triển của học sinh được xem là điều kiện sống còn cho sự thành công của người thầy.

Người thầy phải là nhà nghiên cứu ứng dụng

Nghiên cứu và giải quyết những vấn đề nảy sinh, cải tạo những yếu tố cản trở là nhiệm vụ thường xuyên của người làm giáo dục.

Điều này nhấn mạnh rằng người thầy mới chính là người nghiên cứu và giải quyết những vấn đề của thực tiễn giáo dục ở nhà trường.

Đó là lý do chính để đòi hỏi người thầy phải suy nghĩ và hành xử như một nhà nghiên cứu, giải quyết vấn đề của thực tiễn xã hội, thực tiễn nhà trường.

Người thầy phải góp phần làm tiến bộ xã hội

Giáo dục bản thân nó là để làm thay đổi, làm mới người học và qua đó làm mới xã hội theo hướng tăng trưởng, tích cực.

Người thầy với chức năng giáo dục của mình sử dụng tri thức và kỹ năng sư phạm để làm cho học sinh được giáo hóa, thay đổi và trưởng thành, như là kết quả của quá trình học tập của người học.

Vai trò của thầy trong nhà trường hiện đại đã được mở rộng, không chỉ là nhà sư phạm mà còn là nhà nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn của nhà trường, nhà canh tân xã hội và người học suốt đời.

Người thầy phải luôn rèn luyện đạo đức

Người thầy luôn phải là một chuẩn mực đạo đức để xã hội noi theo, là “kiến trúc sư trí tuệ” tạo ra thế hệ tương lai cho đất nước.

Cũng đã có nhiều cách ví von như: “một người công nhân tồi có thể làm hỏng một vài sản phẩm, một người kỹ sư tồi có thể làm hỏng một vài công trình nhưng một nhà giáo tồi có thể làm hỏng cả một thế hệ!”. 

Điều đó quả không sai, người thầy tồi sẽ đem lại hậu quả khôn lường mà cả xã hội phải gánh chịu cho đến tận mai sau.

Chính vì vậy, để nâng cao phẩm chất đạo đức của nhà giáo, mỗi một thầy, cô giáo phải hiểu, thấm nhuần tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh về giáo dục.

Mỗi người phải không ngừng rèn luyện để hoàn thiện lối sống, nhân cách của mình; sống có tấm lòng nhân ái, làm việc có trách nhiệm với danh dự nghề nghiệp và xã hội.

Người thầy phải đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghề nghiệp

Với chương trình giáo dục theo định hướng nghiên cứu và ứng dụng, người thầy phải thực sự có lý tưởng nghề nghiệp, yêu nghề và nắm vững kiến thức chuyên môn được đào tạo; tích cực, chủ động học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Thầy cô giáo phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học. Tùy theo nội dung từng bài mà lựa cho phương pháp, kỹ thuật, hình thức dạy học phù hợp.

Người thầy phải có năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy học

Năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy học là một trong những năng lực được nhấn mạnh trong kiểu dạy học “tập trung vào  sinh viên và hoạt động học”.

Trong thực tế, biết chuẩn đoán nhu cầu và đặc điểm đối tượng dạy học mới có thể thiết kế kế hoạch dạy học phù hợp.

Năng lực này đòi hỏi những kỹ năng như soạn phiếu phỏng vấn, tổ chức điều tra cơ bản, xây dựng hồ sơ đối tượng dạy học… Chỉ khi nắm vững đối tượng, thầy giáo mới có thể điều khiển quá trình dạy học có hiệu quả.

Người thầy có năng lực thiết kế và lập kế hoạch dạy học

Năng lực này đòi hỏi những kỹ năng như nghiên cứu mục tiêu, nội dung chương trình, giáo trình chính, lớp học, học phần, dựa vào đặc điểm đối tượng đã khảo sát để lập kế hoạch phù hợp, khả thi, có thể kiểm soát được, đánh giá được.

Những kỹ năng này giúp thầy giáo nhìn thấy trước và lập kế hoạch, lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện, phương thức tiến hành các hoạt động chính của mình cũng như của học sinh. Làm như vậy, thầy giáo luôn giữ vai trò chủ đạo trong quá trình giáo dục.

Người thầy phải có năng lực thực hiện kế hoạch dạy học

Năng lực này cũng đòi hỏi thầy giáo phải có kỹ năng giao tiếp [với  sinh viên, phụ huynh, doanh nghiệp,  địa phương…].

Thầy giáo phải có kỹ năng quản lý hoạt động dạy học trong phạm vi trách nhiệm của mình, lôi cuốn sự tham gia nhiệt tình của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Việc hình thành kỹ năng như vậy, không phải dễ dàng mà nó là kết quả của một quá trình học tập nghiêm túc và rèn luyện tay nghề công phu.

Người thầy phải có năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn dạy học

Thầy giáo không những phải biết đánh giá chính xác, công bằng, khách quan kết quả học tập của học sinh mà còn phải hình thành cho các em khả năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

Qua đó mà tự động điều chỉnh cách học, đồng thời, thầy giáo tự điều chỉnh cách dạy cho hợp lý. Muốn vậy, thầy giáo phải nắm vững và biết phối hợp các phương pháp, kỹ thuật kiểm tra, đánh giá [truyền thống và hiện đại].

Phó Giáo sư Đào Duy Huân

Video liên quan

Chủ Đề