Thế nào là từ vựng cho Ví dụ

Bài này yêu cầu các em nắm được:

- Khái niệm về trường từ vựng.

- Một số đặc điếm của trường từ vựng.

1. Trường từ vựng là gì

- Trong thuật ngữ trường từ vựng, có thể hiểu trường là một tập hợp [khái niệm trường được mượn của các ngành khoa học tự nhiên, xuất hiện trong các tập hợp từ như: trường hấp dẫn, trường điện từ...], từ vựng chỉ các từ trong một ngôn ngữ [ở đây là tiếng Việt].

- Như vậy, trường từ vựng là tập hợp của những từ căn cứ vào một nét đồng nhất [nét chung] nào đó về nghĩa.

Một số ví dụ :

+ Trường từ vựng “động vật” gồm các từ: trâu, hò, lợn, gà, dê, khỉ; trống, mái; mõm, đuôi; phi, lồng, ...

+ Trường từ vựng về “biển”: bờ biển, eo biển; bão biển, sóng thần; hải âu, sò huyết, ...

2. Một số đặc điểm của trường từ vựng

a] Trước hết, cần hiểu mỗi trường từ vựng là một hộ thống. Mà đã nói tới hệ thống là nói tới tính cấp bậc, nghĩa là một hệ thống thường bao hàm trong lòng nó những hệ thống nhỏ hơn thuộc các tầng bậc, cấp bậc khác nhau. Nói cách khác, một trường từ vựng có thể bao gồm một số trường từ vựng nhỏ hơn. Ví dụ:

- Trường từ vựng “động vật” nói trên có thể có một số trường nhỏ sau:

+ Tên gọi các loài: gà, chó, lợn, mèo, dê, khỉ, hổ, báo,...

+ Về giống: đực, cái, trống, mái,...

+ Bộ phận cơ thể động vật: đầu, đuôi, mõm, sừng, gạc, vuốt, nanh,...

+ Hoạt động: chạy, phi, lồng, lao, trườn, bò; đánh hơi; cấu, xé, vồ, tha,...

- Trường từ vựng “biển” có các trường nhỏ sau:

+ Địa thế vùng biển: bờ biển, bãi biển, eo biển, cửa biển, vịnh, bán đảo,...

+ Thời tiết biển: bão biển, lốc biển, mưa biển, sóng thần,...

+ Sinh vật sống ở biển: hải âu, hải yến, dã tràng, vích, đồi mồi, hào ngư, sò huyết,...

b] Một từ có thể xuất hiện trong nhiều trường từ vựng. Điều này chỉ xảy ra đối với những từ có nhiều nghĩa. Ví dụ, động từ chạy có các nghĩa cơ bản sau:

- Chỉ hoạt động dời chỗ bằng chân với tốc độ cao: người chạy, con mèo chạy,...

- Tìm kiếm: chạy thầy, chạy tiền,...

- Trốn tránh: chạy giặc, chạy loạn,...

- Vận hành: máy chạy, đồng hồ chạy,...

- Vận chuyển: chạy thóc vào kho,...

Với các nghĩa trên, các trường hợp sử dụng khá phong phú nói trên, từ chạy có thể xuất hiện trong khá nhiều trường từ vựng, như các trường nói về con người, động vật, đồ vật ...

c] Thực chất của hiện tượng chuyển nghĩa của từ [theo các phương thức như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, so sánh,...] trong ngôn ngữ, nhất là trong thơ văn - chính là chuyển trường từ vựng [từ trường từ vựng chỉ sự vật, hiện tượng này chuyển sang trường từ vựng chỉ sự vật, hiện tượng khác]. Qua việc chuyển trường từ vựng, nghĩa của từ sẽ phát triển ngày càng phong phú, đáp ứng được nhu cầu biểu đạt của con người.

II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Em đọc lại văn bản Trong lòng mẹ, chú ý các từ có nét chung về nghĩa là cùng chỉ “người ruột thịt” [người trong gia đình, họ hàng], dùng bút chì gạch dưới những từ này. Ví dụ, các từ: thầy, mẹ, em, cô, cháu, mợ, em hé, anh em, con, hà họ, cậu.

2. - Muốn đặt được tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ, em đọc kĩ từng nhóm từ, xem các từ ấy có nét chung gì về nghĩa. Từ nét chung về nghĩa ấy, em tìm tên gọi thích hợp cho từng trường từ vựng. Ví dụ, nét chung về nghĩa của các từ thuộc nhóm [a] là cùng chỉ các dụng cụ đánh bắt cá. Do đó, có thể đặt tên trường từ vựng này là: “Dụng cụ đánh bắt cá”.

- Cũng tương tự, tên của các trường từ vựng còn lại:

+ Nhóm [b] : “Dụng cụ để chứa, đựng”.

+ Nhóm [c] : “Hoạt động của chân”.

+ Nhóm [d]: “Trạng thái tâm lí, tình cảm”.

+ Nhóm [e] : “Tính cách con người”.

+ Nhóm [g] : “Dụng cụ để viết”.

3. Bài tập này yêu cầu các em đặt tên cho trường từ vựng gồm các từ được in đậm trong đoạn văn của Nguyên Hồng. Muốn tìm được tên gọi thích hợp, em đọc kĩ đoạn văn, chú ý các từ được in đậm trong đoạn văn, xem các từ này có nét chung gì về nghĩa.

Cụ thể, các từ này đều biểu thị tình cảm, thái độ của người nói. Do đó, có thể nói các từ này thuộc trường từ vựng “Tình cảm, thái độ”.

4. Em lần lượt xét từng từ cho sẵn, xem từ ấy có thể xếp vào trường từ vựng “Khứu giác” hay “Thính giác”. Trong đó, em cần chú ý khả năng chuyển nghĩa [đồng thời là chuyển trường] của một số từ. Những từ mang đặc điểm này có thể xuất hiện ở cả hai trường từ vựng nói trên. Cụ thể như sau:

Trường “Khứu giác”

Trường “Thính giác”

mũi, thơm, điếc, thính

tai, nghe, điếc, thính, rõ

5*. Hai từ cho sẵn: lưới [danh từ], lạnh [tính từ] đều là những từ nhiều nghĩa. Do đó, mỗi từ này có thể xuất hiện trong nhiều trường từ vựng khác nhau. Bài tập này yêu cầu em tìm các trường từ vựng mà mỗi từ nói trên có thể xuất hiện.

Ở mỗi từ, trước hết, em tìm các nghĩa khác nhau của từ. Sau đó, xem xét từ ấy có thể xuất hiện trong các trường từ vựng nào. Cụ thể như sau:

- lưới:

  • Trường “Dụng cụ để đánh bắt cá, chim...” [cùng trường với: nơm, chài, vó, bẫy...]
  • Trường “Phương án vây bắt người” [trong các tập hợp từ: sa lưới mật thám, rơi vào lưới phục kích; cùng trường với: bẫy, phương án, kế hoạch,...]

- lạnh:

  • Trường “Nhiệt độ” [cùng trường với : mát, ấm, nóng,...]
  • Trường “Thái độ, tình cảm” [cùng trường với: lạnh lùng, ấm áp, vui vẻ, cơi mở, vồn vã, xởi lởi,...]
  • Trường “Màu sắc” [cùng trường với: ấm, nóng,...]

Lưu ý: Từ tấn công các em tự làm.

6. Các từ in đậm [chiến trường, vũ khí, chiến sĩ] vốn đĩ thuộc lĩnh vực nào, thuộc trường từ vựng nào Trong đoạn thơ của Bác Hồ, các từ này được chuyển nghĩa, dùng để nói về lĩnh vực nào, thuộc trường từ vựng nào?

Trả lời được các câu hỏi gợi ý trên, em sẽ xác định được các từ in đậm này được chuyển từ trường nào sang trường nào.

[Đáp án: Chuyển từ trường “Quân sự” sang trường “Nông nghiệp”].

7. Chủ đề của đoạn văn chi phối việc lựa chọn từ ngữ. Vì vậy, nếu em chọn chủ đề “Trường học” hoặc chủ đề “Bóng đá” để viết thì các từ ngữ thuộc chủ đề em lựa chọn sẽ được huy động. Viết xong, em gạch dưới các từ thuộc trường từ vựng đó [ít nhất năm từ].

I. Kiến thức cơ bản

Câu 1: Thế nào là trường từ vựng?

Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét nghĩa chung. Các từ in đậm: “mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng” cùng là các bộ phận trên cơ thể con người

Câu 2: Một số điểm lưu ý

a. SGK b. Tuỳ theo mức độ khái quát của ý nghĩa, một trường từ vựng có thể chia thành nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. Ví dụ: Trường từ vựng “Hoạt động của con người” bao gồm các trường nhỏ hơn: - Hoạt động của trí tuệ: nghĩ, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, phán đoán... - Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, nếm, nghe, sờ... - Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy, trườn, bò, bay... - Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi, vắt... c. Các trường từ vựng nhỏ trong trường từ vựng lớn có thể thuộc về nhiều từ loại khác nhau. Ví dụ: - Trường từ vựng “các bộ phận của tay”: cánh tay, bàn tay, ngón tay, móng tay, đốt tay... đều là danh từ. - Trường từ vựng chỉ “Hoạt động của tay”: vẫy, cầm, nắm, ném, ôm... đều là động từ. d. Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau: Ví dụ: - Mắt + Trường bộ phận của cơ thể: mắt, miệng, tay, chân, tai, mũi...

+ Trường hoạt động: nhìn, ngó, trông, theo...

- Chữ “sắc” trong các trường hợp sau thuộc về những trường từ vựng khác nhau: + Dao mài rất sắc. + Mắt sắc như dao. + Chè nấu nhiều đường quá, ngọt sắc lên. Trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong văn chương, sử dụng cách chuyền từ vựng, thường nhằm mục đích tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ thông qua các phương thức: nhân hoà, so sánh, ẩn dụ... Ví dụ:
Khăn thương nhớ ai, Khăn rơi xuống đất. Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

II. Rèn luyện kỹ năng

Câu 1: Đọc văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, tìm các từ thuộc trường từ vựng “người ruột thịt”. - Thầy, mẹ, cô, mợ, cậu, bác, chú, thím.

Câu 2: Tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ dưới đây:

a. Lưới, nơm, câu, vó -> dụng cụ đánh cá, bắt thuỷ sản. b. Tủ, rương, hòm, vali, chai lọ -> đồ dùng để đựng trong gia đình [vật dụng]. c. Đá, đạp, giẫm, xéo -> động tác của chân [hành động]. d. Buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi -> trạng thái tâm lý, tình cảm. e. Hiền lành, độc ác, cởi mở -> tính cách người. f. Bút máy, bút bi, phấn, bút chì -> đồ dùng để viết.

Câu 3: Các từ in đậm “hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm” thuộc trường từ vựng: thái độ của con người.


Câu 4: Khứu giác: Mũi, thính, điếc, thơm, rõ Thính giác: nghe, tai, thính, điếc, rõ.

Câu 5: Tìm các trường từ vựng của mỗi từ sau:

- Lưới: + Trường đồ dùng bắt cá: vó, chài. + Trường dụng cụ, máy móc: rào lưới sắt, túi lưới, mạng lưới điện... + Trường tấn công: đá thủng lưới, lưới mật thám, lưới phục kích. - Lạnh: + Trường thời tiết: rét, buốt, cóng... + Trường tình cảm: lạnh nhạt, giọng nói lạnh lùng, mặt lạnh như tiền.. + Trường màu sắc: màu xám lạnh, màu xanh ngắt.

Câu 6: Tác giả đã chuyển trường từ vựng “quân sự” sang trường từ vựng “nông nghiệp”


Ruồng rẫy là chiến trường Cuốc cày là vũ khí. Nhà nông là chiến sĩ.

Hậu phương thi đua với tiền phương.

Các từ vựng trong khi sử dụng ngôn ngữ không tồn tại biệt lập mà có mối quan hệ nhất định với nhau. Để biết cách dùng ngôn ngữ linh hoạt hơn các bạn hãy tìm hiểu khái niệm, ví dụ về trường từ vựng là gì cùng Palada.vn nhé.

Trường từ vựng là gì?

Trong tiếng Việt, trường từ vựng là một khái niệm quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong việc sử dụng ngôn ngữ chính xác. Có thể hiểu, trường từ vựng là tập hợp nhiều từ vựng có sự liên kết với nhau theo một tiêu chí nào đó.

Thông thường, các trường từ vựng sẽ được hình thành trên mối quan hệ về nghĩa theo cách đa chiều: có trường từ vựng theo quan hệ ngang hoặc là trường từ vựng theo quan hệ dọc.

Tóm lại, trường từ vựng là tập hợp các từ có điểm chung về nghĩa.

Trường từ vựng

Phân loại các trường từ vựng

Xuất phát từ mối quan hệ về nghĩa thì trường từ vựng được phân loại như sau:

– Trường tuyến tính tức là tập hợp các từ vựng nằm trên một trục tuyến tính. Chúng có khả năng kết hợp với một hoặc nhiều từ tại trục đó.

Để xác lập các trường tuyến tính, ta có thể chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có khả năng kết hợp với nó thành chuỗi tuyến tính.

Câu phủ định là gì? Có mấy loại? Cho ví dụ

Ví dụ trường từ vựng

Ví dụ: Trường từ vựng “Làm” bao gồm làm bài tập, làm giáo viên, làm bác sĩ…

– Trường trực tuyến bao gồm trường từ vựng biểu hiện sự vật và trường từ vựng biểu hiện khái niệm. Trong đó:

+ Trường nghĩa biểu vật là tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu thị vật.

Để xác lập trường nghĩa biểu thị sự vật, ta có thể chọn một danh từ biểu thị sự vật làm gốc, sau đó thu thập các từ ngữ có phạm vi gần với danh từ được chọn làm gốc.

Chẳng hạn, chọn từ “cá” biểu thị sự vật làm gốc. Ta có được trường từ vựng như sau:

Tên gọi các loài cá: cá vàng, cá chép, cá trắm, cá cờ,…

Các bộ phận cấu tạo: mang, đầu, mắt, vây,..

Hình dáng, kích thước của cá: to, nhỏ, dài…

Mục đích sử dụng: làm giống, làm cảnh,…

+ Trường từ vựng biểu hiện khái niệm: là tập hợp các từ có chung nghĩa biểu thị các khái niệm.

Để xác lập trường nghĩa biểu hiện khái niệm, ta chọn một cấu trúc biểu niệm làm gốc, rồi trên cơ sở đó thu thập các từ có chung cấu trúc biểu hiện khái niệm gốc đó.

– Trường liên tưởng là hệ thống các từ vựng được xuất hiện do sự liên tưởng đến ý nghĩa với một từ trung tâm nào đó.

Để xác lập trường liên tưởng, chúng ta cần chọn ra một từ trung tâm, từ đó tìm ra những từ khác dựa vào mối quan hệ khác nhau.

Ví dụ: Trường từ vựng “gia đình” gồm có:

Liên tưởng về mối quan hệ trong gia đình: ông bà, bố mẹ, chị em, anh em, cô, dì, chú, bác…

Liên tưởng về hoạt động: nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ…

Liên tưởng về địa điểm: phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, phòng thờ, sân thượng…

Liên tưởng về tính chất: đùm bọc, yêu thương, hi sinh…

Từ láy là gì? 4 cách phân biệt từ láy và từ ghép nhanh nhất

Đặc điểm của một trường từ vựng

Từ trường từ vựng là gì, ví dụ của nó ta thấy rằng trường từ vựng có các đặc điểm sau:

– Trường từ vựng đôi lúc bao gồm một số trường từ vựng nhỏ hơn.

Ví dụ: Trong trường từ vựng thực vật có một số trường từ vựng nhỏ hơn:

Tên gọi của thực vật: cây hoa, cây cảnh, cây lúa, cây thông…

Loài thực vật: cây lá nhọn, cây lá kim, cây tầng thấp, cây bụi…

Tên gọi bộ phận của cây: lá, hoa, quả, thân, rễ, cành…

Tính chất: héo úa, tươi tốt, xanh ngát…

– Một từ có thể được xuất hiện trong nhiều trường từ vựng.

Ví dụ: Từ “lành” có thể xuất hiện ở nhiều trường từ vựng khác nhau như:

Các trường từ vựng

Tính cách con người: chỉ sự nhu mì, chịu khó…

Tính chất đồ vật: còn nguyên vẹn, không sứt mẻ…

Tính chất món ăn: bổ dưỡng cho cơ thể.

Luận điểm là gì? Luận cứ là gì? Phân biệt và cho ví dụ

Bài tập ví dụ về trường từ vựng

Thông qua tìm hiểu về trường từ vựng là gì ta có thể thấy được rằng tiếng Việt khá phong phú và đa dạng. Việc hiểu rõ và biết cách xây dựng các trường từ vựng giúp cho chúng ta có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo để đáp ứng nhu cầu biểu đạt phong phú trong giao tiếp. Để hiểu rõ về trường từ vựng, chúng ta sẽ luyện tập thông qua những bài tập dưới đây:

Câu 4 [Trang 23 – Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8 tập 1]

Hãy xếp các từ thính, mũi, nghe, tai, điếc, thơm, rõ vào đúng trường từ vựng của nó [một từ cũng có thể xếp ở cả hai trường].

Bài làm:

  • Trường từ vựng khứu giác: điếc, mùi, miệng, thính, thơm.
  • Trường từ vựng thính giác: thính, tai, điếc, rõ, nghe.

Câu 2 [Trang 23 – Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8 tập 1]

Hãy đặt tên cho trường từ vựng của mỗi dãy từ dưới đây:

  1. nơm, lưới, câu, vó.
  2. hòm, tủ, rương, chai, lọ.
  3. giẫm, đá, đạp, xéo.
  4. phấn khởi, buồn, vui, sợ hãi.
  5. độc ác, hiền lành, cởi mở.
  6. bút máy, phấn, bút chì.

Bài làm:

Có thể đặt tên trường từ vựng như sau:

  1. nơm, lưới, câu, vó: dụng cụ đánh bắt cá.
  2. hòm, tủ, rương, chai, lọ: đồ dùng để chứa đồ trong gia đình.
  3. giẫm, đá, đạp, xéo: hành động của đôi chân.
  4. phấn khởi, buồn, vui, sợ hãi: trạng thái tâm lý của con người.
  5. độc ác, hiền lành, cởi mở: tính cách một con người.
  6. bút máy, phấn, bút bi, bút chì: đồ để viết.

Số từ là gì? Lượng từ là gì? Phân biệt và cho ví dụ

Câu 7 [Trang 24 – Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8 tập 1]

Viết một đoạn văn có ít nhất năm từ cùng thuộc trường từ vựng “trường học” hoặc thuộc trường từ vựng “môn bóng đá”.

Bài làm:

Đoạn văn dùng từ thuộc trường từ vựng “trường học”.

Những ngày cuối năm học này, quang cảnh sân trường trở nên rộn ràng và mới lạ. Cây phượng vĩ góc sân trường đang chớm nở những chùm hoa đỏ rực xen lẫn tiếng ve kêu râm ran gọi hè. Trong lớp học có tiếng mở sách vở của những bạn học sinh đang tập trung ôn bài. Tiếng thầy cô giảng bài vẫn vang vọng khắp trong các phòng học. Một bầu không khí rộn ràng và khẩn trương, tất cả để chuẩn bị cho kì thi kết thúc năm học đạt kết quả cao.

Đoạn văn dùng từ thuộc trường từ vựng “bóng đá”.

Bóng đá là môn thể thao đang được nhiều bạn ưa thích. Chiều thứ 7 vừa qua, trường em đã tổ chức những trận đấu giao lưu giữa các lớp. Trận đấu giữa lớp em và lớp 8A đã diễn ra vô cùng gây cấn và hấp dẫn. Trái bóng lăn nhanh qua đôi chân các cầu thủ, tiến sát về khung thành của thủ môn. Những giây phút đó khiến chúng em cảm thấy hồi hộp chờ đợi kết quả. Tiếng hò reo, cổ vũ trên khán đài khiến các cầu thủ hăng hái thi đấu hơn. Không phụ lòng tin của các bạn, đội tuyển của lớp đã dành chiến thắng với tỉ số 2 – 0. Qua trận đấu, chúng em cảm thấy yêu hơn môn thể thao này, vì không chỉ giúp rèn luyện sức khỏe mà còn tăng thêm tinh thần đoàn kết giữa các bạn học sinh trong trường.

Qua bài viết trường từ vựng là gì và ví dụ về trường từ vựng ta có thể thấy được sự phong phú, đa dạng của tiếng Việt. Bên cạnh đó, để câu văn được gợi hình, gợi cảm, người viết cần sử dụng linh hoạt các từ trong trường từ vựng, đem lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Chúc các bạn áp dụng thành công và nếu còn thắc mắc gì hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng mình nhé.

Video liên quan

Chủ Đề