Thế nào là đạt chuẩn nông thôn mới

Một trong các nội dung của tiêu chí giao thông xã nông thôn mới nâng cao là tỷ lệ đường xã được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết.

Trong đó, Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới có 19 tiêu chí. Cụ thể, nhóm Quy hoạch có 1 tiêu chí [1- Quy hoạch]; nhóm Hạ tầng kinh tế - xã hội có 8 tiêu chí [2- Giao thông; 3- Thủy lợi và phòng, chống thiên tai; 4- Điện; 5- Trường học; 6- Cơ sở vật chất văn hóa; 7- Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; 8- Thông tin và truyền thông; 9- Nhà ở dân cư]; nhóm Kinh tế và tổ chức sản xuất có 4 tiêu chí [10- Thu nhập; 11- Nghèo đa chiều; 12- Lao động; 13- Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn]; nhóm Văn hóa - Xã hội - Môi trường có 6 tiêu chí [14- Giáo dục và Đào tạo; 15- Y tế; 16- Văn hóa; 17- Môi trường và an toàn thực phẩm; 18- Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; 19- Quốc phòng và an ninh].

Với mỗi tiêu chí, Quyết định quy định cụ thể chỉ tiêu chung cũng như chỉ tiêu theo từng vùng: Trung du miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ; Duyên hải Nam Trung Bộ; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong đó, tiêu chí thủy lợi và phòng, chống thiên tai có các nội dung: Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên; đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ.

Về thu nhập bình quân đầu người năm 2022, chỉ tiêu chung là từ 48 triệu đồng/người trở lên; còn đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung bộ là từ 39 triệu đồng/người trở lên; vùng Đồng bằng sông Hồng là từ 53 triệu đồng/người trở lên; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên là từ 44 triệu đồng/người trở lên; vùng Đông Nam Bộ là từ 62 triệu đồng/người trở lên; Đồng bằng sông Cửu Long là từ 53 triệu đồng/người trở lên.

Tiêu chí tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn gồm các nội dung: Xã có hợp tác xã hoạt động hiệu quả và theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã; xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực đảm bảo bền vững; thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã gắn với xây dựng vùng nguyên liệu và được chứng nhận VietGAP hoặc tương đương; có kế hoạch và triển khai kế hoạch bảo tồn, phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống [nếu có] gắn với hạ tầng về bảo vệ môi trường; có tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động hiệu quả.

Tiêu chí về y tế có 4 nội dung: Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế [áp dụng đạt cho cả nam và nữ]; xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi [chiều cao theo tuổi]; tỷ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử.

Tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm gồm các nội dung: Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường; cảnh quan, không gian xanh - sạch - đẹp, an toàn; không để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung; đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn; tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định; tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm; tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định;...

19 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao

Quyết định cũng quy định cụ thể xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025:

1- Là xã đạt chuẩn nông thôn mới [đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025].

2- Đạt 19 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025, gồm: 1- Quy hoạch; 2- Giao thông; 3- Thủy lợi và phòng, chống thiên tai; 4- Điện; 5- Giáo dục; 6- Văn hóa; 7- Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; 8- Thông tin và Truyền thông; 9- Nhà ở dân cư; 10 -Thu nhập; 11- Nghèo đa chiều; 12- Lao động; 13- Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn; 14- Y tế; 15- Hành chính công; 16- Tiếp cận pháp luật; 17- Môi trường; 18- Chất lượng môi trường sống; 19- Quốc phòng và An ninh.

Trong đó, về tiêu chí quy hoạch có các nội dung: Có quy hoạch chung xây dựng xã còn thời hạn hoặc đã được rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch; có quy chế quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch; có quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên.

Tiêu chí giao thông gồm các nội dung: Tỷ lệ đường xã được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết [biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…] theo quy định; tỷ lệ đường thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp: Được cứng hóa và bảo trì hàng năm; có các hạng mục cần thiết theo quy định [biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…] và đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp; tỷ lệ đường ngõ, xóm được cứng hóa, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp; tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa.

Về thu nhập bình quân đầu người năm 2022, chỉ tiêu chung là từ 58 triệu đồng/người trở lên; còn đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung bộ là từ 47 triệu đồng/người trở lên; vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long là từ 64 triệu đồng/người trở lên; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên là từ 52 triệu đồng/người trở lên; vùng Đông Nam Bộ là từ 76 triệu đồng/người trở lên.

Đối với các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu thuộc huyện nghèo và huyện vừa thoát nghèo giai đoạn 2018 - 2020, mức đạt chuẩn nông thôn mới hoặc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao được áp dụng theo quy định đạt chuẩn đối với vùng Trung du miền núi phía Bắc.

Các Bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng quản lý nhà nước, công bố chỉ tiêu cụ thể và ban hành hướng dẫn thực hiện đối với các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2021 - 2025 trong thời gian 30 ngày kể từ ngày 8/3/2022.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan, quy định cụ thể đối với các nhóm xã phù hợp với điều kiện đặc thù, nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo mức đạt chuẩn không thấp hơn so với quy định của trung ương, gắn xây dựng nông thôn mới với quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, đô thị hóa nông thôn, từng bước tiệm cận điều kiện về hạ tầng và dịch vụ của đô thị văn minh, sáng, xanh, sạch, đẹp, bình yên, giàu bản sắc văn hóa truyền thống.

Phân công Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hàng năm tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao sau đạt chuẩn trên địa bàn để đảm bảo phát triển nông thôn bền vững.

Đối với xây dựng nông thôn mới thôn, bản, ấp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động xây dựng tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội các cộng đồng thôn, bản, ấp trên địa bàn để ban hành và chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đồng bộ với tiêu chí nông thôn mới cấp xã.

 Chí Kiên


Trả lời: Theo Quyết định số 2538/QĐ-UBND ngày 05/10/2018 của UBND tỉnh Thái Bình về việc ban hành tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao tỉnh Thái Bình, giai đoạn 2018 - 2020 thì xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới và đáp ứng 11 tiêu chí về giao thông, thủy lợi, trường học, văn hóa - thể thao, nhà ở dân cư, sản xuất, thu nhập - hộ nghèo, giáo dục, y tế, môi trường, quốc phòng, an ninh - hành chính công. Cụ thể như sau:

Thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Kết cấu hạ tầng nông thôn như: điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi còn nhiều yếu kém; sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng nông sản còn thấp, bảo quản chế biến chưa gắn với thị trường tiêu thụ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với cơ cấu lao động, ứng dụng khoa học công nghệ còn chậm. Thu nhập của nông dân thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã còn nhiều yếu kém; đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn chế, nhiều nét văn hoá truyền thống đang có nguy cơ mai một; môi trường và an ninh nông thôn còn nhiều vấn đề bức xúc...

Nước ta đang phấn đấu trở thành nước công nghiệp, một nước công nghiệp không thể để nông nghiệp, nông thôn lạc hậu, nông dân nghèo khó. Vì vậy, phải tiến hành xây dựng xã nông thôn mới.

Nông thôn là gì” và “xây dựng nông thôn mới” là những từ ngữ tưởng như rất quen thuộc và chúng ta vẫn được nghe hàng ngày. Thế nhưng, nếu hỏi khái niệm nội hàm của 2 thuật ngữ này thì nhiều người vẫn chưa hiểu rõ.

Nông thôn là gì?

Nông thôn được hiểu là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn và được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã. Nông thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất mà ở đó, người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.

Xây dựng nông thôn mới là gì?

Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và là một cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp. Đồng thời, phát triển sản xuất toàn diện về nông – công nghiệp và dịch vụ. Người dân có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo, thu nhập và đời sống vật chất – tinh thần của người dân được nâng cao.

Căn cứ trên tinh thần của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành TW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn [5/8/2008], chính phủ đã xây dựng và triển khai “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới”. Đây là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế – xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng.

Ngày 4/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Theo đó, chương trình đặt ra tham vọng đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020 thì con số này được nâng lên thành 50%.

Các đặc trưng của nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020

  1. Phát triển kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao.
  2. Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ.
  3. Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy.
  4. An ninh tốt, quản lý dân chủ
  5. Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao.

Tại sao phải xây dựng nông thôn mới?

Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên nhìn chung còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế như: Nông nghiệp phát triển kém bền vững, sức cạnh tranh còn thấp, sự chuyển giao khoa học – công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế.

Bên cạnh đó là tình trạng nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện… còn yếu kém, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Nhìn chung, đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao và sự chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ngày càng lớn dẫn tới sự phát sinh của các vấn đề xã hội bức xúc…

Mặt khác, nước ta đã đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp, mà một nước công nghiệp không thể để nông nghiệp, nông thôn lạc hậu, nông dân nghèo khó.

Vì vậy, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa quê hương, đất nước, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn.

Những kết quả đã đạt được của chương trình xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam

  • Tính đến hết tháng 11/2015, có 1298 xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 14,5% số xã toàn quốc. Như vậy, mục tiêu ban đầu đề ra là đến năm 2015 có 20% xã đạt chuẩn nông thôn mới chưa đạt được.

Cụ thể, có 11 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Giữa các vùng, miền tồn tại khoảng cách lớn khi tại Đông Nam Bộ, tỉ lệ xã đạt nông thôn mới là 34%, Đồng bằng sông Hồng đạt 23,5%, Khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên chỉ đạt khoảng 7%.

  • Tính đến tháng 12/2018, cả nước có 3787 xã [42,4%] được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Như vậy, sau hơn 8 năm thực hiện Nghị quyết của Đảng về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, bình quân cả nước đạt 14,33 tiêu chí/xã, 61 đơn vị cấp huyện thuộc 31 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Bên cạnh đó, năm 2018, thu nhập bình quân khu vực nông thôn cả nước đạt khoảng 34-35 triệu đồng/người.

Từ kết quả đạt được, Bộ NN&PTNT đã nhận định mục tiêu dự kiến cuối năm 2019, cả nước sẽ có khoảng 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới là hoàn toàn khả thi và thậm chí là hoàn thành sớm hơn 1 năm so với mục tiêu mà Quốc hội đề ra.

  • Tính đến hết tháng 3/2019, cả nước đã có 4207 xã [đạt 47,19%] đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 369 xã [4,13%] so với cuối năm 2018, bình quân đạt 14,61 tiêu chí/xã. Trên cả nước không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí. Ngoài ra, có 66 đơn vị cấp huyện thuộc 33 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT đang triển khai Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” – OCOP, đồng thời tiếp tục xây dựng hoàn thiện Bộ tiêu chí tạm thời đánh giá xét công nhận sản phẩm OCOP giai đoạn 2018 – 2020 và tổ chức Diễn đàn kết nối mạng lưới OCOP toàn cầu và hội chợ quốc tế OCOP năm 2019, gắn với Hội chợ quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ và quà tặng Việt Nam.

Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, cả nước phấn đấu tính đến hết năm 2019 sẽ có từ 48-50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng từ 8-10% so với năm 2018 và có xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đồng thời, có ít nhất 70 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu cả nước không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí.

Theo Thu Hiền

Video liên quan

Chủ Đề