Tại sao lại hay quên

Triệu chứng nhận biết

- Định làm/ nói gì đó nhưng quên khuấy đi mất.

- Người khác nhờ làm việc gì nhưng thường quên bén đi.

- Muốn nói câu gì nhưng không tìm được từ để diễn tả hoặc dùng không đúng từ phù hợp.

- Quên vị trí đồ vật hàng ngày.

- Quên những việc lặt vặt như quên tắt bếp, quên khóa cửa, quên tắt đèn, đi tắm quên mang khăn...

Chứng đãng trí ở người trẻ có nguy hiểm không?

Bệnh hay quên ở người trẻ tuổi tưởng đơn giản nhưng thật ra lại rất đáng lo ngại. Nếu không được điều trị kịp thời thì não bộ sẽ ngày càng suy yếu dẫn đến hoạt động chậm chạp, không thể nhớ được thông tin mới, mất khả năng định hướng không gian, thời gian, suy giảm khả năng phán đoán...

Nặng hơn người bệnh sẽ hoàn toàn bị mất trí nhớ, mất khả năng vận động và phản xạ cùng các biến chứng: mất nước, kém dinh dưỡng, viêm phổi, loét da... Cuối cùng dẫn đến tử vong vì những bệnh nhiễm trùng.

Nguyên nhân gây bệnh

- Căng thẳng, áp lực công việc và học hành là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng đãng trí ở người trẻ tuổi.

- Ôm đồm quá nhiều việc cùng lúc khiến bộ não quá tải và suy yếu cũng dẫn đến chứng hay quên.

- Thiếu ngủ khiến cho tế bào não không được phục hồi hoàn toàn dẫn đến bệnh hay quên và mất trí nhớ ngắn hạn.

- Ăn uống thực phẩm chế biến sẵn nhiều đường hóa học, nhiều chất bảo quản và phụ gia... dễ sản sinh nhiều gốc tự do gây suy giảm trí nhớ của não bộ.

- Lối sống không ngăn nắp, thiếu gọn gàng cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới chứng hay quên.

- Quá phụ thuộc vào công nghệ, lười động não, lười ghi nhớ. Thay vào đó là lệ thuộc vào các thiết bị công nghệ như: điện thoại, máy tính bảng, máy vi tính...

Người trẻ cần làm gì để phòng ngừa suy giảm trí nhớ?

Để bảo vệ trí não cũng như trí nhớ tốt hơn thì bạn cần lưu ý vài vấn đề sau:

- Tránh làm việc quá tải và nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý hơn. Thói quen làm việc quá áp lực là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ảnh hưởng không nhỏ cho trí nhớ.

- Hạn chế thiếu ngủ. Ngủ ít khiến các tế bào não không được phục hồi đầy đủ nên trí nhớ bị gây hại ít nhiều.

- Hạn chế ôm quá nhiều việc cùng lúc sẽ khiến trí não xao nhãng và mất tập trung, lâu dần cũng gây suy giảm trí nhớ.

- Tăng cường nạp những thực phẩm tốt cho trí nhớ như các loại cá béo giàu axit Omega 3, trứng, hải sản giàu kẽm, các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C...

- Tăng cường đọc sách, học ngoại ngữ hoặc học bất kỳ lĩnh vực mới nào cũng khiến trí não phát triển tốt và hạn chế sa sút trí tuệ hiệu quả.

Nguồn: Sưu tầm

Dấu hiệu chung của bệnh này là cảm giác mơ hồ, lúc nhớ lúc quên về những điều bản thân sẽ cố gắng thực hiện nhưng không thể nhớ ra. Thông thường, điều này diễn trong khoảng thời gian ngắn, kéo dài từ vài phút đến vài chục phút.

Chứng bệnh hay quên ở người trẻ là biểu hiện chung của rối loạn cảm xúc hoặc trầm cảm, lo âu, với các biểu hiện điển hình như thiếu tập trung, hỗn loạn, mất ngủ, đau đầu... khiến người bệnh dễ cáu kỉnh, tức giận trong ửng xử giao tiếp.

Dưới đây là một số nguyên nhân

Trầm cảm: Khi tâm trạng không tốt,  chúng ta thật khó để tập trung làm một điều gì đó. Tuy nhiên không ai có thể tránh được chứng trầm cảm, trẻ em cũng có thể mắc chứng bệnh này nếu thường xuyên tiếp xúc với các tình huống căng thẳng của lứa tuổi.

Không kiểm soát được tâm lí và hành động trong một khoảnh khắc nào đó có thể khiến những người trầm cảm mất đi người thân yêu hay bị các thành viên khác trong gia đình hiểu lầm.

Giận dữ, sợ hãi và lo âu cũng có thể tăng khả năng hay quên và không tập trung.

Rối loạn tâm trí: Hầu hết mọi người có thói quen làm nhiều việc cùng lúc với hy vọng công việc được giải quyết càng nhanh càng tốt. Với một số người, điều này thoạt đầu có vẻ thú vị và đầy thử thách nhưng về sau có thể dẫn đến rối loạn tâm thần và căng thẳng.Khi bộ não phải làm việc quá tải, họ sẽ bị cảm giác rối loạn, lạc lối.Với một tâm trí lẫn lộn, trí nhớ kém là hệ quả dễ phát sinh và điều duy nhất giúp giải quyết chuyện này là tập trung vào một việc tại một thời điểm.Bộ não càng phải xử lí nhiều việc cùng lúc thì khả năng suy giảm trí nhớ càng tăng.

Thiếu ngủ:Khi thiếu ngủ khiến bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi khi đó những thông tin lưu trữ không thể di chuyển về phía vỏ não trước trán, điều này dẫn đến sự lãng quên và mất trí nhớ ngắn hạn.Giấc ngủ giúp cơ thể và tâm trí có cơ hội tái tạo và sửa chữa những phần tế bào, mô đã hao mòn. Ngoài ra, quá trình sóng não được tạo ra khi ngủ cũng là lúc trí nhớ được lưu trữ.Các sóng não cũng có thể chuyển phần ghi nhớ tới vỏ não trước trán, tức là các phần chứa trí nhớ dài hạn.Hãy ngủ đủ giấc nó là điều kiện đầu tiên giúp cải thiện trí nhớ, ngăn chặn suy giảm nhận thức.

Thiếu vitamin B1: Vitamin B1 [Thiamine] giữ vai trò hàng đầu trong các chức năng của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Đồng thời là dưỡng chất thiết yếu trong quá trình chuyển hóa thức ăn và chuyển đổi thành năng lượng. Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, một lượng lớn vitamin B1 nằm trong bộ não của chúng ta với chức năng duy trì việc sản xuất các dẫn truyền xung động thần kinh có tác động tới tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của mỗi người.

Đối với những người không nhận được đủ lượng thiamine từ chế độ ăn uống, họ có thể bị hội chứng Wernicke-Korsakoff, một loại rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ. Để ngăn chặn tình trạng này, nên chú ý bổ sung vitamin B1 tự nhiên qua các nguồn thực phẩm như: Mầm lúa mì, bột đậu nành, bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, hạt dẻ, gà, gan, thịt lợn…

Do các bệnh lý: Người mắc bệnh gan, thận mạn tính mà không biết hoặc bệnh phổi mạn tính gây thiếu oxy não cũng có triệu chứng hay quên.

Nguyên do bệnh ở não và chấn thương não: Mất trí nhớ tạm thời dễ xảy ra ở những người bị viêm não và viêm màng não, sau đột quỵ, các chấn thương não. Ngoài ra, còn có những trường hợp teo vỏ não do mắc một bệnh di truyền hoặc bệnh lý thoái hóa não... cũng gây mất trí nhớ và hay quên.

Do thuốc và chất gây nghiện:Ở người thiếu vitamin B1, dễ bị chứng mất trí nhớ mang tên là hội chứng Wernicke-Korsakoff. Hội chứng này thường thấy ở người thiếu ăn kéo dài hoặc người nghiện rượu.

Chứng hay quên ở người trẻ có thể chữa trị khỏi ở giai đoạn sớm hoặc ít ra cũng làm quá trình tiến triển bệnh chậm lại, giúp cho người bệnh có cuộc sống tốt hơn. Do đó, khi thấy có biểu hiện quên, nên đi khám ngay để được xác định mức độ quên, tìm các yếu tố nguy cơ gây bệnh và điều trị.

Thanh Thủy

[Theo suckhoedoisong.vn]

ad syt ad

Hay quên là một chứng bệnh thường gặp, đặc biệt là ở người có tuổi và cao tuổi, do chức năng của đại não bị suy giảm bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tìm hiểu về chứng hay quên

Theo quan niệm của Đông y, nguyên nhân gây ra chứng hay quên là sự lo lắng, ưu tư quá độ, làm tổn hại tinh tủy dẫn đến tình trạng não không được nuôi dưỡng đầy đủ. Để chữa chứng bệnh hay quên này, ngoài việc dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp, tập luyện khí công dưỡng sinh… Đông y rất chú trọng việc sử dụng một số thực phẩm đơn thuần hoặc phối hợp với các vị thuốc để tạo ra các đồ ăn thức uống có lợi cho việc phục hồi trí nhớ.

Trong Đông y, tình trạng bệnh lý này thuộc phạm vi các chứng “kiện vong”, “hỉ vong”, “thiện vong”… với cơ chế bệnh sinh chủ yếu là do tâm tỳ suy nhược, thận tinh hư yếu gây nên. Bởi lẽ, theo quan niệm Đông y, tâm tỳ chủ huyết, thận chủ tinh tủy, nếu lo lắng ưu tư quá độ có thể làm thương tổn tâm tỳ khiến cho âm huyết bị hao kiệt hoặc phòng dục quá độ không điều hòa có thể làm tổn hại tinh tủy, tất cả đều đưa đến tình trạng não không được nuôi dưỡng đầy đủ và tạo nên tình trạng hay quên.

Dưới đây xin được giới thiệu những loại thường dùng để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết:

Mắc chứng hay quên hãy ăn nhiều óc lợn

Sách thuốc cổ viết: “Trư não bổ cốt tủy, ích hư lao, trị thần kinh suy nhược”. Bởi vậy, việc dùng óc lợn cho người mắc chứng hay quên do suy nhược thần kinh là rất thích hợp. Có thể lấy óc lợn 1 bộ, hoài sơn 30g và kỷ tử hấp chín rồi ăn. Đây cũng là một ví dụ minh họa cho thuyết “dĩ tạng bổ tạng” [dùng tạng phủ bổ tạng phủ] của Đông y.

Trứng chim bồ câu

Có công dụng bổ thận tinh dùng rất tốt cho người suy giảm trí nhớ do thận hư kèm theo chóng mặt, ù tai, lưng gối đau mỏi. Có thể dùng trứng chim bồ câu 5 quả, long nhãn 15g, kỷ tử 15g, đường phèn 25g, trộn đều hấp chín, ăn mỗi ngày 1-2 lần.

Trứng chim cút

Có giá trị dinh dưỡng cao, giàu lecithin, một chất rất cần thiết cho cấu trúc và hoạt động của não bộ. Dùng liên tục mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 quả dưới dạng đánh thành kem trứng.

Quả dâu chín

Đông y gọi là tang thầm, sách Điền nam bản thảo viết: “Tang thầm ích thận tạng nhi cố tinh”. Ngoài ra, quả dâu chín còn có tác dụng bổ huyết, an thần và dưỡng não. Dùng dưới dạng trà hoặc sirô dâu.

Long nhãn – Cải thiện chứng hay quên hiệu quả

Có công dụng ích tâm tỳ, bổ khí huyết và kiện não dùng rất tốt cho người mắc chứng hay quên do tâm tỳ hư nhược, khí huyết suy giảm. Sách Bản thảo cương mục cho rằng: Long nhãn có thể “khai vị ích tỳ, bổ hư cường trí”. Có thể dùng long nhãn 500g, đường trắng 500g, nấu cách thủy thành dạng cao, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 10-15g hoặc long nhãn 15g, đại táo vài quả, gạo tẻ 100g nấu thành cháo ăn hằng ngày.

Bá tử nhân

Có công dụng ích tỳ vị, dưỡng tâm khí, ích trí và an thần rất tốt cho người trí nhớ suy giảm do lao dục quá độ, tâm huyết hao tổn. Có thể dùng dưới dạng trà bá tử nhân.

Mắc chứng hay quên hãy ăn nhiều hạt sen

Theo Thần nông bản thảo kinh, hạt sen thuộc loại thượng phẩm, có công dụng ích tỳ vị, dưỡng tâm khí, ích trí lực, trừ bách bệnh. Có thể dùng dưới dạng cháo hạt sen hoặc trà hạt sen. Để làm trà, dân gian hay lấy hạt sen đập vụn hãm với nước sôi uống, có thể cho thêm một vài quả đại táo hoặc một chút đường phèn.

Nấm linh chi

Có công dụng dưỡng tâm an thần, ích khí bổ huyết, kiện não ích trí. Mỗi ngày dùng 5g sắc uống thay trà hoặc tán thành bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1,5g với nước ấm.

Hà thủ ô

Có công dụng bổ thận dưỡng huyết, cường thận ích trí. Được dùng dưới dạng trà phiến hoặc trà bột hà thủ ô, mỗi ngày 15-20g.

Đại táo

Có công dụng bổ khí huyết, kiện tỳ vị, dùng rất tốt cho người mắc chứng hay quên do khí huyết suy nhược. Đại táo rất giàu các sinh tố và nguyên tố vi lượng, bởi vậy được gọi là một loại thuốc “hoàn” vi sinh tố thiên nhiên. Được dùng dưới dạng sắc lấy nước uống thay trà.

Nhân sâm – Thực phẩm cải thiện chứng hay quên

Có công dụng đại bổ nguyên khí, định tâm ích trí, rất có lợi cho việc nâng cao năng lực hoạt động của não bộ. Dùng dưới dạng trà tan hoặc trà phiến, mỗi ngày 3-5g. Nhân sâm có lợi cho việc nâng cao năng lực hoạt động của não bộ.

Mật ong

Có công dụng tăng cường trí nhớ rất hiệu quả. Trong thành phần, ngoài các chất đường, đạm còn chứa rất nhiều loại sinh tố và nguyên tố vi lượng có ích cho hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Mỗi ngày nên uống 2 lần, mỗi lần từ 1-2 thìa canh.

Kỷ tử

Có công dụng bổ thận, kiện não. Cách dùng: kỷ tử 30g, não dê 1 bộ, hấp cách thủy ăn hoặc kỷ tử 20g, đại táo 6 quả, trứng gà 2 quả [luộc chín, bóc bỏ vỏ] hầm kỹ rồi ăn trứng uống nước, dùng hằng ngày hoặc cách nhật.

Đông trùng hạ thảo

Có công dụng kiện não ích trí, bổ hư rất tốt, đặc biệt với người mắc chứng hay quên do phế thận âm hư. Thường dùng 4-5 cái hầm với gà con từ 400-500g, ăn một vài lần trong một tuần.

Mỡ bìm bịp

Có công dụng bổ thận ích tinh, kiện não rất tốt. Dùng mỡ bìm bịp 15g chưng với tổ yến hoặc mộc nhĩ trắng ăn hằng ngày.

Theo dõi thêm fanpage: Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

Video liên quan

Chủ Đề