Thế nào là cặp NST tương đồng cấu trúc cơ chế hình thành

+>CẤU TRÚC CỦA NST:

– Hình dạng và cấu trúc siêu hiển vi của NST được mô tả khi nó có dạng đặc trưng ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào. Vì ở kì giữa NST co ngắn cực đại và có chiều dài từ 0,5 – 50 μm, đường kính 0,2 – 2 μm giúp ta có thể quan sát NST một cách rõ nhất.

– Cấu trúc NST: ở kì giữa NST tồn tại thành từng cặp, mỗi NST kép gồm 2 nhiễm sắc tử chị em [cromatit] gắn với nhau ở tâm động, chia nó thành 2 cánh.

+ Tâm động có vai trò: là vị trí liên kết của thoi vô sắc với NST, đảm bảo NST di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.

+ Mỗi cromatit gồm: 1 phân tử ADN và prôtêin histon.

+ Vùng đầu mút có tác dụng bảo vệ NST và giúp các NST không dính vào nhau.

*>Cặp NST tương đồng là 2 NST phân ly độc lập với nhau,giống nhau về hình thái và kích thước,1 chiếc có nguồn gốc từ bố và 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ

*>Bộ NST trong tế bào chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội [2n]

*>Bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng được gọi là bộ NST đơn bội [n].

+>TÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA BỘ NST:Mỗi loài bộ NST được đặc trưng bởi hình dạng,kích thước, và số lượng NST

*>Cơ chế xác định giới tính ở người:

– Ở đa số loài giao phối, giới tính được xác định trong quá trình thụ tinh, vì dụ như: ở người.

– Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.

– Cơ thể mẹ giảm phân cho ra 1 loại trứng: mang NST 22A + X và 3 thể cực → giới đồng giao tử

– Cơ thể bố giảm phân cho ra 4 tinh trùng thuộc 2 loại là: NST 22A + X và NST 22A + Y → giới dị giao tử

– Giao tử X của mẹ kết hợp với giao tử [X và Y] của bố tạo ra hợp tử: XX [con gái] và XY [con trai] với tỷ lệ xấp xỉ 1 : 1 → cân bằng giới tính.

→ Tỉ lệ này nghiệm đúng khi số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.

Nghiên cứu trên người cho thấy tỉ lệ trai : gái khác nhau ở các giai đoạn: bào thai [1,14], 10 tuổi [1,01], tuổi già [0,91].

Trong quá trìnhgiảm phânhình thành giao tử, các nhiễm sắc thể tương đồng bắt cặp với nhau, hiện tượng này gọi là tiếp hợp nhiễm sắc thể. Trong tiếp hợp có thể có trao đổi chéo giữa hai nhiễm sắc thể tương đồng cùng nguồn [hai nhiễm sắc thể chị em] hay khác nguồn [hai nhiễm sắc thể không chịem], gây ra hiện tượnggen hoán vị.[8]Các nhiễm sắc thể chị em với nhau có các alen trong mỗi lô-cut giống nhau, còn các nhiễm sắc thể không chị em thường có các alen trong mỗi lô-cut khác nhau.

  • Nhiễm sắc thể képLà NST được tạo từ sự nhân đôi NST, gồm 2 crômatit giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động, có cùng một nguồn gốc, hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ, hình thành do nhiễm sắc thể đơn tự nhân đôi.

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Có 3 tb sinh dưỡng của 1 loài cùng nguyên phân liên tiếp 3 đợt . Số tb con tạo ra? Câu 2: Một loài thực vật có bố NST 2n=22 . Một tb đang tiến hành quá trình phân bào ở kì sau có số NST trong tb là bao nhiêu Câu 3: Xem tb ảnh kiểu vi và chụp tb chuột đang phân chia thì thấy tring 1 tb có 19 NST , mỗi NST gồm 2 crômatit . Tb ấy đang ở kì nào? Câu 4 : Thế nào là cặp NT tương đồng ? Nó được cấu tạo ntn ? Nêu cơ chế hình thành cặp NST tương đồng bình thường Câu 5: Nêu các hiện tượng di truyền đối với một cặp NST mà em đã học

Câu 6: Trong trường hợp 1 gen quy định 1 TT thì gen lặn có biểu hiện KH ntn? Giải thích sự khác nhau về nguồn ǵôc NST trong các hợp tử

Câu 1: Có 3 tb sinh dưỡng của 1 loài cùng nguyên phân liên tiếp 3 đợt . Số tb con tạo ra?

Câu 1 : Ta có công thức : 1 tế bào -------[ nguyên phân k lần ] ---> $2^k$ tế bào con Thay vào để tính

Câu 2: Một loài thực vật có bố NST 2n=22 . Một tb đang tiến hành quá trình phân bào ở kì sau có số NST trong tb là bao nhiêu

Câu 2 : + Nguyên Phân : $2n=22 -> n=11$ Phân bào ở kì sau : 4n NST đơn -> Số NST của tế bào này trong quá trình phân bào ở kì sau : 44 NST đơn + Giảm phân Giảm phân 1 : - Kì sau : 2n NST kép -> Số NST ...... : 22 NST kép Giảm phân 2 :

- Kì sau : 2n NST đơn -> Số NST ........ : 22 NST đơn

Reactions: Bonechimte

Câu 1: Có 3 tb sinh dưỡng của 1 loài cùng nguyên phân liên tiếp 3 đợt . Số tb con tạo ra? Câu 2: Một loài thực vật có bố NST 2n=22 . Một tb đang tiến hành quá trình phân bào ở kì sau có số NST trong tb là bao nhiêu Câu 3: Xem tb ảnh kiểu vi và chụp tb chuột đang phân chia thì thấy tring 1 tb có 19 NST , mỗi NST gồm 2 crômatit . Tb ấy đang ở kì nào? Câu 4 : Thế nào là cặp NT tương đồng ? Nó được cấu tạo ntn ? Nêu cơ chế hình thành cặp NST tương đồng bình thường Câu 5: Nêu các hiện tượng di truyền đối với một cặp NST mà em đã học

Câu 6: Trong trường hợp 1 gen quy định 1 TT thì gen lặn có biểu hiện KH ntn? Giải thích sự khác nhau về nguồn ǵôc NST trong các hợp tử

Câu 1: Số tế bào tạo ra:3 x 2^3=24 Câu 2 Có 3TH: TH1: Tế bào đang ở kỳ sau của Nguyên Phân: Số NST là 22 x 2=44 [NST đơn] TH2:Tế bào đang ở kỳ sau giảm phân 1: Số NST 22 kép TH3 tế bào đang ở kỳ sau giảm phân 2: Số NST 22 đơn Câu 3: Ta thấy tế bào này có 19NST, ở trạng thái kép => Bộ NST loài là 38[ko có bộ NST lẻ] Tức là tế bào lúc có 19 NST kép đã phân chia, nó ở trạng thái n kép => Kỳ sau cuối giảm phân 1 hoặc kỳ đầu giảm phân 2 Câu 4: -Cặp nhiễm sắc thể tương đồng: gồm 2 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng, cấu trúc và trật tự gen trên nhiễm sắc thể[một có nguồn gốc từ giao tử của bố, một có nguồn gốc từ giao tử của mẹ]. - Cơ chế hình thành cặp NST tương đồng +Cơ chế nguyên phân. + Cơ chế tổ hợp bộ NST đơn bội của giao tử đực và giao tử cái trong thụ tinh tạo bộ NST lưỡng bôi, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. - Các quá trình sinh học xảy ra đối với một cặp NST tương đồng + Quá trình tự nhân đôi, trao đổi đoạn, phân li,tổ hợp….. + Quá trình đột biến…… Câu 5: - Hiện tượng di truyền: +Nhân đôi: Cặp NST tự nhân ddooi thành cặp NST kép + Phân li: Sự phân li đồng đều các cromatit trong nguyên phân đảm bảo bộ NSt 2n ổn định đặc trưng cho loài. + Tổ hợp: Sự tổ hợp của các NST cùng với sự phân li NSt đảm bảo sự di truyền các tính trạng của loài cho thế hệ sau. - Hiện tượng biến dị: Biến dị tổ hợp và biến dị đột biến. [Đột biến cấu trúc NST, đột biến dị bội] Câu 6:

. Trong trường hợp 1 gen quy định một tính trạng thì gen lặn có thể biểu hiện ra kiểu hình khi:

- Ở trạng thái đồng hợp lặn - Chỉ có 1 alen [ thể khuyết nhiễm] trong tế bào lưỡng bội. - Chỉ có một alen ở đoạn không tương đồng của cặp XY [hoặc XO] - Chỉ có một alen ở cơ thể mang cặp NST bị mất đoạn có alen trội tương ứng, ở thể đơn bội, ở thể lưỡng bội đột biến gen trội thành gen lặn ở cặp gen dị hợp tử [Aa -> aa] - Giải thích:

Do sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong quá trình giảm phân đã tạo nên được nguồn gốc NST. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử này đã tạo nên các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc

Last edited: 20 Tháng mười 2017

Reactions: Ngọc Đạt and Bonechimte

Câu 1: Có 3 tb sinh dưỡng của 1 loài cùng nguyên phân liên tiếp 3 đợt . Số tb con tạo ra? Câu 2: Một loài thực vật có bố NST 2n=22 . Một tb đang tiến hành quá trình phân bào ở kì sau có số NST trong tb là bao nhiêu Câu 3: Xem tb ảnh kiểu vi và chụp tb chuột đang phân chia thì thấy tring 1 tb có 19 NST , mỗi NST gồm 2 crômatit . Tb ấy đang ở kì nào? Câu 4 : Thế nào là cặp NT tương đồng ? Nó được cấu tạo ntn ? Nêu cơ chế hình thành cặp NST tương đồng bình thường Câu 5: Nêu các hiện tượng di truyền đối với một cặp NST mà em đã học

Câu 6: Trong trường hợp 1 gen quy định 1 TT thì gen lặn có biểu hiện KH ntn? Giải thích sự khác nhau về nguồn ǵôc NST trong các hợp tử

1] Số tb con tạo ra : 3.2^3=24 [ tb con] 2] Oử phân bào nguyên nhiễm : Bộ NST của tb là 4n=44 [Tồn tại ở trạng thái đơn ] Oử phân bào giảm nhiễm : lần phân bào 1: bộ nst 2n =22 [kép ] lần phân bào 2 : bộ nst 2n=22 [ đơn ] 3] Tb đang ở kì đầu hoặc kì giữa của giảm phân II [Mình còn thắc mắc đoạn đầu của câu hỏi 3 ] 4] NST tương đồng : gồm 2 NST giống nhau về hình dạng, kích thước, 1 chiếc có nguồn gốc từ bố một có nguồn gốc từ mẹ, khác nhau về cấu trúc bên trong. Trong tb 2n của mỗi loài, các NST tồn tại thành từng đôi được gọi là NST tương đồng Cơ chế :TRong nguyên phân kết thúc kì cuối mỗi tế bào chứa cặp NST tương đồng Trong thụ tinh : Tổ hợp NST đơn bội của giao tử đực và giao tử cái tạo nên bộ NST lưỡng bội 2n trong hợp tử , các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng 5] hiện tượng di truyền : Phân li độc lập , liên kết gen . nhân đôi ,tổ hợp tự do 6] - Ở trạng thái đồng hợp lặn. - Chỉ có 1 alen [ thể khuyết nhiễm] trong tế bào lưỡng bội. - Chỉ có một alen ở đoạn không tương đồng của cặp XY [hoặc XO] - Chỉ có một alen ở cơ thể mang cặp NST bị mất đoạn có alen trội tương ứng, ở thể đơn bội, ở thể lưỡng bội đột biến gen trội thành gen lặn ở cặp gen dị hợp tử [Aa -> aa]

Do sự phân li độc lập của các cặp NST tương đồng trong quá trình giảm phân đã tạo nên được nguồn gốc NST. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử này đã tạo nên các hợp tử chứa các tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc

Reactions: Ngọc Đạt

Video liên quan

Chủ Đề