Thầy giáo Nguyễn Tất Thành từng dạy học ở dấu

Đây là ngôi trường do các sĩ phu yêu nước sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân tại Trung Kỳ. Ngôi trường cổ này còn ghi dấu quãng thời gian thầy giáo Nguyễn Tất Thành dừng chân dạy học trước khi vào Sài Gòn, trước khi Người ra đi tìm đường cứu nước.

Ảnh: Toàn cảnh trường Dục Thanh

1. Giới thiệu chung về trường Dục Thanh

Phan Thiết là điểm du lịch thu hút mỗi năm bởi nơi đây có thời tiết mát mẻ quanh năm, nhiều bãi biển đẹp, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Điểm nổi bật ở đây là, ở Phan Thiết còn tồn tại khu di tích trường Dục Thanh đã có lịch sử hơn 100 năm tuổi.

1.1. Sơ lược về ngôi trường Dục Thanh

Dục Thanh Học hiệu [viết tắt của: Điểm GD Thanh Thiếu Niên] là 1 ngôi trường do nhiều sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận Thanh lập vào năm 1907 để ủng hộ phong trào Duy Tân do Trần Quý Cáp, Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ.

Đây cũng là ngôi trường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dừng chân dạy học một thời gian trước khi vào Sài Gòn trong chuyến xuất ngoại.

Năm 1910 Nguyễn Tất Thành trở Thanh thầy giáo trẻ nhất dạy học tại đây, năm đó ông chỉ mới 20 tuổi. Tại đây, thầy Thanh nhận dạy Quốc Văn, Hán Văn và kiêm nhiệm môn thể dục. Ngoài ra thầy còn nhận dạy tiếng Pháp khi giáo viên Pháp văn vắng mặt.

Ngày nay trong trường Dục Thanh trở Thanh một bảo tàng sống, lưu giữ gần như toàn bộ những kỷ vật cách đây gần một thế kỷ. Trong đó có nhà Ngự - nơi các thầy giáo và học trò ăn ở nội trú, Ngọa Du Sào, cây khế sau vườn [người ta vẫn gọi là cây khế Bác Hồ].

Khu di tích trường Dục Thanh đã trở thanh một trong những nơi gắn liền với thân thế và sự nghiệp của chủ tịch Hồ Chí Minh. Một điểm tham quan, học hỏi về lịch sử đáng chú ý khi bạn đến với Phan Thiết.

Tuy nhiên ngôi trường xưa Bác dạy đã bị chiến tranh tàn phá hư hỏng và dỡ bỏ từ lâu. Nhưng trong số học sinh mà thầy Thanh dạy năm xưa là bác sĩ Nguyễn Kim Chi, bác sĩ Nguyễn Quý Phầu, cụ Từ Trường Phùng, cụ Nguyễn Đăng Lâu. Nguyện vọng của nhân dân là muốn phục chế lại ngôi trường Dục Thanh nên sau này quê hương được giải phóng đã xây dựng lại ngôi trường nhằm bầy tỏ lòng kính mếnh của mình đối với vị lãnh tụ vĩ đại và giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ hiện nay và mai sau.

1.2. Vị trí địa lý trường Dục Thanh

Tọa lạc ở làng Thanh Đức, nay là số 39 đường Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết. Trường tọa lạc ngay cạnh bờ sông Cà Ty tuyệt sắc, hiền hòa ở tp. Phan Thiết.

2. Điều đặc biệt ở trường Dục Thanh

Từ ngoài cổng trường Dục Thanh, điều đầu tiên bạn sẽ nhìn thấy chính là những mái nhà đầy rêu phong. Dù đã qua hơn trăm năm, nhưng những kiến trúc bên trong trường Dục Thanh vẫn được bảo vệ nguyên vẹn.

Quang cảnh bên trong trường Dục Thanh được phủ một màu xanh mát của cây xanh. Những cây xanh ở đây được chăm sóc rất kỹ, trong đó có gốc khế cụ Nguyễn Thông trồng từ khi thành lập trường đến nay vẫn xanh tốt, hoa lá um tùm. Kiến trúc trường Dục Thanh gồm 2 nhà lớn bằng gỗ dùng làm phòng dạy học, một nhà lầu nhỏ, một nhà Ngư để giáo viên, học sinh lưu trú và một nơi tiếp khách được đặt tên là Ngọa Du Sào.

Phòng dạy học của trường Dục Thanh được xây bằng gỗ rất rộng, bên trong phòng học vẫn còn những bộ bàn ghế, bảng đen và 1 chiếc trống trường. Nhà Ngư nằm ở phía bên phải phòng học là nơi lưu trú của học sinh và giáo viên trong trường. Phía sau phòng học và nhà Ngư là Ngọa Du Sào. Nơi đây được sử dụng làm chỗ tiếp khách quý, luận thơ và bàn công việc trong trường.

Bác Hồ khi mới vào trường là một thầy giáo trẻ tên là Nguyễn Tất Thanh. Thầy là giáo viên dạy chữ Quốc Ngữ, Hán Văn và truyền bá tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Từ khi bắt đầu dạy học cho tới khi rời Phan Thiết vào Sài Gòn, trường Dục Thanh là nơi ở của Bác Hồ suốt khoảng thời gian này.

Đến tham quan trường Dục Thanh bạn sẽ được xem những hiện vật gắn bó với thời gian dạy học ở đây như bộ trường kỷ bác ngồi, bộ giường gỗ bác nằm ngủ, những bản văn bác soạn dạy học, tráp văn thư, nghiên mài mực… Tất cả những vật dụng Bác sử dụng được bảo quản rất cẩn thận như hồi bác còn ở.

3. Thông tin thêm khi du lịch trường Dục Thanh

3.1. Giá vé tham quan

  • Khách tham quan trường Dục Thanh hoàn toàn miễn phí.

  • Nếu bạn đi theo đoàn có thể liên hệ văn phòng ở đây để thuê hướng dẫn viên để biết thêm thông tin về lịch sử của ngôi trường này.

3.2. Thời gian mở cửa tham quan

  • Mở cửa: 07:00 - 17:00 [hằng ngày]

Loại hình: Di tích - Truyền thống , Trải nghiệm địa phương

Địa chỉ: Trường Dục Thanh, Trưng Nhị, Đức Nghĩa, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận, Việt Nam

Ngày đăng: 23 Tháng 09 Năm 2020

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi rất nhiều nơi, làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống và hoạt động cách mạng nhưng nghề đầu tiên mà Người chọn đó là nghề dạy học ở Trường Dục Thanh.

Một góc Trường Dục Thanh. Ảnh: Thu Nga

Trường Dục Thanh, nơi lưu dấu thầy giáo Nguyễn Tất Thành

Sau Tết Nhâm Dần-2022, hòa trong dòng người về thăm Trường Dục Thanh, chúng tôi có cảm nhận nơi đây thật thanh bình yên ả. Trường tọa lạc bên hữu ngạn sông Cà Ty, hiền hòa, thơ mộng, ở vị trí trung tâm TP Phan Thiết.

Trãi qua hơn trăm năm, biết bao biến cố thời giờ thời gian và thăng trầm của lịch sử, Trường Dục Thanh vẫn còn nguyên nét kiến trúc cổ xưa, đậm nét làng quê Việt Nam. Hầu hết những cây cảnh trong khuôn viên trường đều còn nguyên vẹn và được chăm sóc tỉ mỉ…  

Theo sử sách ghi lại, năm 1905, trong chuyến Nam du khảo sát dân tình các tỉnh Nam Trung Bộ, cụ Phan Châu Trinh đã dừng chân ở Phan Thiết, gặp gỡ, trò chuyện với những người đồng chí hướng. Trong đó có 2 người con trai của nhà thơ văn yêu nước Nguyễn Thông. Qua cuộc trò chuyện này, cụ Phan Châu Trinh gợi ý nên mở trường dạy học để con em nhân dân Phan Thiết có điều kiện học tập, mở mang kiến thức.

Tán thành chủ trương trên, năm 1907, hai người con trai của nhà thơ văn yêu nước Nguyễn Thông là Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý Anh đã vận động bà con đóng góp để xây dựng ngôi trường trên mảnh đất chung của gia đình mình. Trường mang tên Dục Thanh có ý nghĩa là giáo dục thanh thiếu niên.

Lớp học, nơi thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã dừng chân dạy học năm 1910, trước khi vào Sài Gòn vượt đại dương, ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Ảnh: Thu Nga

Ban đầu, trường không xây dựng thành từng lớp học riêng mà chỉ dựng một ngôi nhà chung, mái lợp ngói âm dương, nền lát gạch Bát Tràng, cột và vách đều làm bằng gỗ. Trong lớp học gồm có 21 bộ bàn ghế được chia làm ba dãy, hai bên là hai tấm bảng đen, chính giữa là bộ họa đàn trường kỷ, nơi các thầy giáo ngồi dạy học và chấm bài.

Trong 7 vị thầy dạy học lúc bấy giờ có quý thầy giáo: Nguyễn Quý Anh [Hiệu trưởng], Trần Đình Phiên, thầy Chấn, thầy Trung, thầy Của, thầy Hải và thầy giáo Nguyễn Tất Thành là người trẻ nhất, lúc đó 20 tuổi.

Số học trò nhiều nhất vào khoảng 50 đến 60 trò, có 4 học trò nữ [thời điểm ấy không gọi là học sinh mà gọi là học trò]. Đa số là con em gia đình khá giả, có trò ở xa trường vài chục km, có trò ở các huyện và tỉnh khác cũng đến trọ học. Học sinh được chia làm 4 lớp: lớp nhất, lớp nhì, lớp ba và lớp tư [tương đương từ lớp 2 đến lớp 5 hiện nay].

Nội dung giảng dạy ở trường Dục Thanh lúc bấy giờ được đánh giá là tiến bộ, chữ Quốc ngữ được dạy chính, bên cạnh đó còn dạy chữ Hán, chữ Pháp và môn Thể dục.

Hành trình của thầy giáo Nguyễn Tất Thành

Theo tư liệu của Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận, năm 1908, sau khi tham gia phong trào chống sưu thuế cùng nhân dân miền Trung, Nguyễn Tất Thành thôi học tại trường Quốc Học Huế đi dần vào Nam với hy vọng vào Sài Gòn sẽ là nơi có điều kiện thuận lợi để ra nước ngoài tìm đường cứu nước.

Các bạn trẻ tham quan Di tích Dục Thanh [TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận]. Ảnh: Thu Nga

Trên cuộc hành trình ấy, người thanh niên Nguyễn Tất Thành có dừng chân ở Quy Nhơn và sau đó ghé cửa biển Ninh Chử [Ninh Thuận], rồi đi vào Duồng [nay thuộc xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận].

Tại đây, người thanh niên Nguyễn Tất Thành gặp cụ Trương Gia Mô [bạn thân với cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh của Người], nhờ mối quan hệ thân thiết giữa cụ Trương Gia Mô với những người quản lý trường, người thanh niên Nguyễn Tất Thành được giới thiệu vào dạy học tại trường Dục Thanh vào tháng 9/1910.

Các vị học trò của trường Dục Thanh sau này kể lại, những giờ lên lớp thầy giáo Nguyễn Tất Thành giảng bài rất nhiệt tình, vui vẻ và dễ hiểu.

Đến tháng 2/1911 khi điều kiện thuận lợi, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã rời Trường Dục Thanh vào Sài Gòn. Đến ngày 5/6/1911, với tên gọi Văn Ba, xin làm phụ bếp trên chiếc tàu buôn của Pháp mang tên đô đốc Latútsơ tơrêvin, người thanh niên Nguyễn Tất Thành Người tạm xa Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm bôn ba đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.

Clip: Khu di tích trường Dục Thanh, ngôi trường Bác Hồ từng dạy học, nay là địa chỉ số 39, đường Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Di tích trường Dục Thanh

Năm 1978, Trường Dục Thanh được trùng tu, phục dựng lại, đến năm 1980 hoàn thành, trở thành Di tích Dục Thanh, là nơi tham quan, học hỏi cho người dân và đặc biệt là thanh thiếu niên. Di tích Dục Thanh được Bộ Văn hóa Thông tin[nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch] xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 12/12/1986.

Trường Dục Thanh, địa chỉ số 39, đường Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

Di tích Dục Thanh từ lâu và đến nay trở thành địa chỉ đỏ về nguồn, nơi tuyên truyền giáo dục lý tưởng sống, đạo đức cách mạng, tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh đối với thế hệ mai sau.

Hiện tại, trong khuôn viên của Di tích Dục Thanh còn nguyên Lớp học; Nhà Ngư; Nhà thờ Cụ Nguyễn Thông; Ngọa Du Sào; cây khế; giếng nước.

Theo tư liệu của Di tích Dục Thanh. cụ Nguyễn Thông [1827-1884] - nhà thơ, nhà văn yêu nước, nhà hoạt động xã hội từ tỉnh Long An ra Bình Thuận lập nghiệp. Sau những bước thăng trầm trên con đường hoạn lộ, cụ đã chọn Phan Thiết làm nơi ẩn dật.

Ngọa Du Sào, cụ Nguyễn Thông cho xây dựng để làm nơi cụ đọc sách, ngâm thơ và tiếp xúc với các nhân sĩ yêu nước thời bấy giờ. Trong thời gian dạy học, tại trường Dục Thanh thầy giáo Nguyễn Tất Thành thường đọc sách tại Ngọa Du Sào.

Thanh niên ôn lại truyền thống bên cây khế ngày xưa thầy giáo Nguyễn Tất Thành thường tưới nước. Ảnh Thu Nga

Cây khế, do cụ bà Nguyễn Thông trồng cách đây hơn 100 năm, thời gian dạy học tại Trường Dục Thanh thầy giáo Nguyễn Tất Thành thường chăm sóc và tưới nước cho cây khế này.

Giếng nước, nơi thầy giáo Nguyễn Tất Thành thường sử dụng sinh hoạt hằng ngày và tưới cây trong vườn khi Người dạy học tại Trường Dục Thanh.

Tết Nhâm Dần, nhiều du khách đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận. Trong dịp này, tại đây đã có các hoạt động văn hóa nghệ thuật đầy ý nghĩa như ôn lại truyền thống vẻ vang 92 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng Cộng sản Việt Nam[1930-2022]. Chương trình có triển lãm ảnh tư liệu, ảnh nghệ thuật chủ đề Bác Hồ với những mùa Xuân và Cảnh đẹp Bình Thuận.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến dâng hương

Chiều 5/2/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn công tác của Chính phủ đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận và Khu di tích Dục Thanh. Cùng đi với Thủ tướng còn có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương…

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác đến tham quan Di tích Trường Dục Thanh. Ảnh: Di tích Trường Dục Thanh.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các thành viên trong đoàn công tác đã bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn với Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng và Nhân dân ta, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất, Người đã cống hiến, hy sinh trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, vì hòa bình và hạnh phúc của dân tộc Việt Nam và nhân dân trên thế giới.

Chuyên mục thực hiện theo Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về Dân tộc - tôn giáo năm 2021

Video liên quan

Chủ Đề