Tese là gì

Kỹ thuật vi phẫu trích tinh trùng tinh hoàn giúp tìm ra những con tinh trùng ẩn náu sâu bên trong tinh hoàn thật sự là một cuộc cách mạng trong điều trị vô sinh nam giới. Trước đây, khoảng 60-70% trường hợp vô tinh do hai tinh hoàn teo, không sinh tinh do bị quai bị làm teo tinh hoàn, tinh hoàn ẩn, hay hội chứng Klinefelter… không thể có con; thì hiện nay sẽ được tìm thấy tinh trùng bằng các thủ thuật trích tinh trùng [PESA, TESE, MicroTESE]. Đặc biệt, khả năng tìm thấy tinh trùng ở bệnh nhân bị quai bị làm teo hai tinh hoàn là xấp xỉ 100%. Vì vậy, các thủ thuật này đã mở rộng chân trời điều trị vô sinh, giúp các cặp vợ chồng bị vô sinh có thể có con của chính mình – điều mà trước đây không thể thực hiện được.

PESA là gì? [Percutaneous Epididymal Sperm Aspiration]

    Đây là kỹ thuật lấy tinh trùng từ mào tinh bằng xuyên kim qua da: PESA là một phương pháp ít xâm lấn, có thể được thực hiện với gây tê tại chỗ, với tỷ lệ thành công khoảng >95%. Lợi điểm của PESA là ít xâm lấn, có thể thực hiện được nhiều lần, đơn giản hơn và mẫu tinh trùng thu được thường ít lẫn máu và xác tế bào. Tuy nhiên, chỉ hực hiện PESA trong trường hợp bệnh nhân không có ống dẫn tinh bẩm sinh hoặc không thể thông nối để giúp trở về bình thường. Tại Bệnh viện Quốc tế Gia Khang [GIH], nếu nam giới không có tinh trùng do bế tắc thì sẽ được ưu tiên thông nối về bình thường trước.

TESE là gì? Lấy tinh trùng bằng phẫu thuật [Testicular Sperm Extraction-TESE]

    Kỹ thuật này tương tự sinh thiết tinh hoàn trong chẩn đoán. Ở những bệnh nhân có rối loạn quá trình sinh tinh, tỷ lệ thu được tinh trùng vào khoảng 50%. Những đối tượng này, nên sử dụng kỹ thuật TESE do thu được tinh trùng nhiều hơn. Hơn nữa, một trong những lợi điểm của TESE là có thể trữ lạnh mẫu mô tinh hoàn để sử dụng sau này.

MicroTESE là gì?

    Năm 1999, bác sĩ phẫu thuật tiết niệu – nam khoa Schlegel [người Mỹ] đã giới thiệu một kỹ thuật mới để tìm tinh trùng trong tinh hoàn đối với những người tinh hoàn bị hư, hoặc không sinh tinh: đó là MicroTESE. Ông nghiên cứu thấy những trường hợp vô tinh do hai tinh hoàn không sinh tinh thì mô tinh hoàn bị hư hại không đồng nhất, chỗ hư nặng chẳng còn tế bào sinh tinh nào, và chỗ hư nhẹ vẫn còn tế bào sinh tinh, thậm chí còn tinh trùng. Tuy nhiên, số tinh trùng này quá ít nên tự chết trong tinh hoàn chứ không kịp bơi một chặng dài để ra ngoài khi tinh dịch được xuất ra. Nhờ kính hiển vi phẫu thuật phóng đại mô tinh hoàn, bác sĩ phẫu thuật sẽ tìm kiếm toàn bộ mô tinh hoàn những chỗ còn ống sinh tinh có tinh trùng.

    Sau khi Schlegel công bố kỹ thuật MicroTESE, các bác sĩ trên khắp thế giới đã áp dụng cho những bệnh nhân vô tinh và tất cả đều ghi nhận hiệu quả kinh ngạc của kỹ thuật mổ này. Ở Việt Nam ghi nhận thực hiện thành công kỹ thuật này từ năm 2010.

    Ngoài yếu tố trang thiết bị vi phẫu được trang bị đầy đủ, để các thủ thuật trích tinh trùng thành công thì bác sĩ phẫu thuật cần có nhiều kinh nghiệm về vi phẫu và phẫu thuật mô tinh hoàn, các kỹ thuật viên tìm tinh trùng đều phải được đào tạo kỹ năng nâng cao trong việc đọc mô tinh hoàn, cùng với sự bố trí phòng phẫu thuật, sự đồng bộ của êkíp gây mê, êkíp mổ và êkíp đọc mô tinh hoàn là không thể thiếu. Trung tâm Nam Học & Hiếm muộn Sài Gòn GIH tự tin là nơi tập hợp các yếu tố cần và đủ kể trên. Tin rằng khách hàng khi đến GIH sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng, hiệu quả điều trị, tận hưởng những dịch vụ phục vụ theo tiêu chuẩn quốc tế.

Vô sinh không tinh trùng là tình trạng tinh dịch của bệnh nhân không tìm thấy tinh trùng. Nguyên nhân có thể là do bệnh nhân không có ống dẫn tinh [CBAVD], tắc đường dẫn tinh do viêm nhiễm, do triệt sản, chấn thương hoặc bệnh nhân không thể xuất tinh được. Chính vì lẽ đó, các kỹ thuật chọc hút tinh trùng được xem là cứu cánh cho các ông chồng không có tinh trùng nhưng vẫn mong muốn được làm cha.

Mục tiêu của chọc hút tinh trùng

Chọc hút được tinh trùng có chất lượng tốt nhất.

Chọc hút đủ số lượng tinh trùng để vừa sử dụng ngay cho ICSI [tiêm tinh trùng vào bào tương của trứng] vừa trữ lạnh dùng cho ICSI trong tương lai.

Giảm tối thiểu tổn hại trên đường dẫn tinh để không gây khó khăn cho việc chọc hút tinh trùng sau này hay cho phẫu thuật nối thông đường dẫn tinh.

Các phương pháp chọc hút

Nhìn chung, chọn lựa kỹ thuật nào là tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý cụ thể của bệnh nhân, trình độ của phẫu thuật viên và các trang thiết bị sẵn có tại mỗi trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm.

Lấy tinh trùng từ mào tinh bằng vi phẫu [MESA]

Khái niệm: MESA là phương pháp thu tinh trùng bằng phẫu thuật ở mào tinh, đầu tiên được áp dụng thành công ở những người không tinh trùng do bất sản hai ống dẫn tinh bẩm sinh. Với kỹ thuật này, tinh hoàn sẽ được bộc lộ và qua đó, tinh trùng từ các ống tuyến trong mào tinh sẽ được thu thập thông qua kính hiển vi hoặc kính lúp. Tỷ lệ thành công trong việc thu được tinh trùng bằng MESA thường từ 90% trở lên.

Săn sóc sau phẫu thuật: Băng vết thương trong 5 ngày. Thay băng mỗi ngày. Cắt chỉ sau 5 ngày. Kháng sinh phổ rộng [Ampicilline] trong 5 ngày. Thuốc giảm đau thông thường [paracetamol] một vài ngày.

Biến chứng: Thường bìu chỉ sưng nhẹ và đau vài ngày, nhưng không cản trở việc đi lại, sinh hoạt. Nhiễm trùng vết mổ thường do bệnh nhân không giữ vệ sinh sạch vết mổ, mặc quần lót chật, làm việc nơi nóng, để mồ hôi thấm ướt băng. Xử trí bằng cách săn sóc tại chỗ vết mổ với dung dịch Bétadine 10%, thay băng thường xuyên [2-3 lần mỗi ngày], giữ vết thương khô sạch.

Hút tinh trùng mào tinh qua da [PESA]

Khái niệm: PESA là một phương pháp ít xâm lấn, có thể được thực hiện với gây tê tại chỗ, với tỷ lệ thành công khoảng 65%. Đây là phương pháp có thể thực hiện được nhiều lần, đơn giản hơn và mẫu tinh trùng thu được thường ít lẫn máu và xác tế bào. Do đó, PESA là một trong những phương pháp nên chọn lựa đầu tiên ở những trường hợp không tinh trùng do tắc nghẽn.

Săn sóc sau khi hút tinh trùng: Chỉ cần băng nơi chọc một lần ngay sau mổ. Hôm sau thì bỏ băng. Kháng sinh thường không cần thiết. Bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau thông thường [paracetamol] một vài ngày.

Biến chứng: Bìu đôi khi sưng nhẹ và đau vài ngày, nhưng không cản trở việc đi lại, sinh hoạt. Bệnh nhân nên mặc quần lót rộng sau chọc hút để nâng nhẹ bìu. Máu tụ bìu, nếu có, thường nhẹ và tự khỏi.

Lấy tinh trùng từ tinh hoàn bằng chọc hút [TESA]

Khái niệm: Đây là kỹ thuật đơn giản, chỉ cần dùng kim đâm xuyên qua da vào mô tinh hoàn và hút tinh trùng ra. Ở những người sinh tinh bình thường, tỷ lệ thu được tinh trùng trên 80%.

Săn sóc sau khi hút tinh trùng: Chỉ cần băng nơi chọc một lần ngay sau mổ. Hôm sau thì bỏ băng. Kháng sinh thường không cần thiết. Bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau thông thường [paracetamol] một vài ngày.

Biến chứng: Bìu đôi khi sưng nhẹ và đau vài ngày, nhưng không cản trở việc đi lại, sinh hoạt. Bệnh nhân nên mặc quần lót rộng sau chọc hút để nâng nhẹ bìu.Máu tụ bìu nếu có, thường nhẹ và tự khỏi.

Phẫu thuật trích tinh trùng tinh hoàn [TESE]

Khái niệm: Kỹ thuật này tương tự sinh thiết tinh hoàn trong chẩn đoán.Ở những bệnh nhân có rối loạn quá trình sinh tinh, tỷ lệ thu được tinh trùng vào khoảng 50%. Những đối tượng này, nên sử dụng kỹ thuật TESE hơn là TESA do thu được tinh trùng nhiều hơn. Hơn nữa, một trong những lợi điểm của TESE là có thể trữ lạnh mẫu mô tinh hoàn để sử dụng sau này.

Săn sóc sau phẫu thuật: Băng vết thương trong 5 ngày. Thay băng mỗi ngày. Cắt chỉ sau 7 ngày. Kháng sinh phổ rộng [Ampicilline] trong 5 ngày. Thuốc giảm đau thông thường [paracetamol].

Biến chứng: Thường bìu chỉ sưng nhẹ và đau vài ngày, nhưng không cản trở việc đi lại, sinh hoạt.Nhiễm trùng vết mổ thường do bệnh nhân không giữ vệ sinh sạch vết mổ, mặc quần lót chật, làm việc nơi nóng, để mồ hôi thấm ướt băng. Xử trí bằng cách săn sóc tại chỗ vết mổ với dung dịch Bétadine 10%, thay băng 2-3 lần mỗi ngày, giữ vết thương khô sạch. Viêm mào tinh- tinh hoàn có thể xảy ra.

Chia sẻ bài viết

  •  Tweet
  •  
  •   

Không có tinh trùng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng không thể có con ở nhiều cặp vợ chồng. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển vượt bậc của y học, phương pháp chữa vô sinh bằng vi phẫu tinh hoàn, tên khoa học là microTESE  đã ra đời, mang đến một cuộc cách mạng trong điều trị vô sinh hiếm muộn ở Nam giới.

1.MicroTESE  là kỹ thuật gì? 

Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu về quá trình sản sinh tinh trùng ở nam giới để hiểu rõ hơn ý nghĩa của phương pháp mới này. Tinh trùng được sản sinh từ các ống sinh tinh trong tinh hoàn. Sau đó, được rèn giũa trưởng thành ở mào tinh. Cuối cùng, các chiến binh sẽ đi theo ống dẫn tinh về túi tinh chờ nhiệm vụ. Khi xuất tinh, các tinh binh sẽ xâm nhập vào đường sinh dục nữ. Từ đó, thực hiện chức năng sinh sản.

Một số người đàn ông không có tinh trùng khi xuất tinh. Nguyên nhân thường là: Do tắc đoạn nào đó trong hệ thống ống dẫn, từ đuôi mào tinh trở lên thì gọi là vô sinh vô tinh do tắc, có thể lấy tinh trùng từ mào tinh hoàn. Tuy nhiên, còn rất nhiều trường hợp tìm kiếm mào tinh hoàn cũng không có[gọi là vô sinh không do tắc]. Khi đó, kỹ thuật Micro TESE là cứu cánh cuối cùng.

Như vậy, chỉ cần còn quá trình sinh tinh trong một vài ống sinh tinh thì các bác sĩ vẫn có thể giúp bệnh nhân bằng Micro TESE. Khi đó, họ sẽ dùng kính hiển vi phẫu thuật độ phóng đại cao. Tiếp đó, sẽ tỉ mỉ tìm kiếm, đào xới trong hàng ngàn ống sinh tinh. Điều đặc biệt là kích thước cỡ chỉ nửa sợi tóc.

Ý nghĩa: tìm ra những ống sinh tinh giãn nhất còn quá trình sinh tinh. Do đó, có thể lấy tinh trùng để làm hỗ trợ sinh sản.

2.Tỷ lệ tìm thấy tinh trùng của MicroTESE

Theo nhiều nghiên cứu, khả năng tìm thấy tinh trùng của MicroTESE tùy thuộc vào nguyên nhân gây vô sinh. Thông thường, có thể đạt được các tỷ lệ sau:

  • Tỷ lệ tìm thấy tinh trùng lớn nhất ở bệnh nhân sau quai bị [> 90%].
  • Sau đó là bệnh nhân ẩn tinh hoàn [74%].
  • Đột biến AZF đoạn c [70%],
  • Hội chứng Klinefelter [68%] …

Thậm chí, ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán hội chứng SCO [Sertoli Cell-Only: chỉ có tế bào Sertoli hay không có tế bào dòng tinh], hay dừng sinh tinh nửa chừng [Maturation arrest], tỷ lệ tìm thấy tinh trùng vẫn lên đến 30-40%.

Bảng kết quả TESE thu được tinh trùng trên các chẩn đoán, nguồn: Campbell –Walsh Urology 2020.

3.Tinh trùng tìm kiếm được sẽ được làm gì?

Người chồng được mổ microTESE trước 1 ngày hay cùng ngày vợ được hút trứng. Tinh trùng tìm thấy được xử lý để tiêm vào bào tương noãn [ICSI] như tinh trùng bình thường.

Nếu vợ chưa được kích trứng thì tinh trùng sẽ được trữ đông. Khi người vợ được tiêm thuốc kích rụng thì tinh trùng sẽ được rã đông để làm thụ tinh. Tuy vậy, quá trình đông – rã có thể làm hư hại một vài tinh trùng quý giá này.

Khoa học đã chứng minh, tỉ lệ thành công của IVF với các tinh trùng microTESE cũng tương đương tỉ lệ thành công với các trường hợp dùng tinh trùng trong tinh dịch.

Có  3 tình huống có thể xảy ra.

Do vậy mà, bệnh nhân cần được tư vấn trước khi làm microTESE:

  • Trường hợp 1: Đủ tinh trùng để ICSI
  • Trường hợp 2: Có tinh trùng nhưng không đủ để ICSI, cần xin thêm tinh trùng ngân hàng hoặc đông trứng
  • Trường hợp 3: Không có tinh trùng thì đương nhiên phải xin tinh trùng hoặc trữ trứng.

MicroTESE cũng có thể được thực hiện lần thứ 2, 3 nếu mổ lần 1 thấy mô tinh hoàn tốt.

Vì thế, nếu tinh trùng trữ đông không đủ để làm thụ tinh; bác sĩ có thể mổ microTESE lần nữa cho một số trường hợp.

4.Biến chứng có thể xảy ra

  • Đau tức tinh hoàn sau mổ
  • Nhiễm trùng vết mổ bìu -> Đây là hai biến chứng có thể gặp ngay sau mổ microTESE.
  • Về lâu dài, biến chứng teo tinh hoàn, giảm testosteron không xảy ra. Do microTESE chỉ lấy ra rất ít mô tinh hoàn nên không làm tinh hoàn bị mất nhiều mô. Trong đó, có các tế bào tiết ra testosteron.

5.Phẫu thuật MicroTESE có đau không?

Bệnh nhân thực hiện MicroTESE sẽ được gây mê [gây tê tuỷ sống] và giảm đau trước khi thực hiện phẫu thuật. Thời gian phẫu thuật kéo dài khoảng 30-45 phút. Bệnh nhân được theo dõi khoảng 3-4 ngày có thể ra viện.

Chính vì thế, “hầu như bệnh nhân nam sẽ không cảm thấy đau đớn và thời gian hồi phục rất nhanh”. Bs Bùi Cảnh Vin chia sẻ.

Bác sĩ Bùi Cảnh Vin – Người thực hiện thành công rất nhiều ca MicroTESE – đang tư vấn cho một khách hàng nam

Để thực hiện thành công kỹ thuật MicroTESE thì trang thiết bị vi phẫu không phải là yếu tố quá quan trọng. Nguyên nhân là hầu như ở các trung tâm nam khoa, hiếm muộn đều có thể trang bị được. Trên hết, yếu tố con người mới đóng vai trò quyết định. Bác sĩ phẫu thuật cần có kinh nghiệm về vi phẫu và phẫu thuật tinh hoàn. Ngoài ra, kỹ thuật viên cũng cần có khả năng đọc mô tinh hoàn tốt.

Bệnh viện Hỗ trợ sinh sản và nam học Đức Phúc sở hữu đầy đủ trang thiết bị hiện đại nhất. Ngoài ra, bệnh viện cũng sở hữu đội ngũ bác sĩ nam khoa giàu kinh nghiệm và mát tay, đã và đang thực hiện rất nhiều ca Micro TESE thành công. Nhờ đó, đã hiện thực hóa cơ hội làm “cha sinh học” cho rất nhiều cặp vợ chồng không có tinh trùng.

Video liên quan

Chủ Đề