Tê bì mặt là bệnh gì năm 2024

Chứng tê bì chân tay là một hội chứng phổ biến trong các loại bệnh về thần kinh và có thể gặp ở nhiều các đối tượng khác nhau.

Câu hỏi: Cháu là nam, năm nay 26 tuổi, công việc là nhân viên IT. Dạo gần đây cháu hay bị tê ở lưỡi, sau đó sẽ bị tê nhẹ (giống như kiến bò) ở tay và chân, cuối cùng là tê mặt và đầu. Khi đó đầu cháu có cảm giác giống như bị đóng băng và nặng. Nhìn thì thấy cháu vẫn tỉnh táo nhưng có cảm giác mơ hồ với mọi thứ trước mắt. Kèm theo khi đau đầu là bao tử thắt quặn mặc dù cháu đã ăn no. Cách đây 2 năm cháu có bị rối loạn tiền đình. XIn bác sĩ tư vấn cho cháu biết cháu đang bị bệnh gì.

Trả lời:

BS. Nguyễn Thị Hòa - Bác sĩ đa khoa - Bệnh viện đa khoa Đống Đa, cho biết:

Chứng tê bì có thể gặp ở rất nhiều những bệnh lý khác nhau như:

1. Viêm khớp: Những biến đổi về thấp khớp hay viêm xương khớp ở cột sống cổ có thể gây dị cảm ở vùng cổ vùng vai và cánh tay. , cũng như ở cột sống thắt lưng sẽ gây dị cảm ,tê đau ở cẳng chân và bàn chân.

2. Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hay cổ có thể gây ra dị cảm xảy ra cấp tính hay từ từ dọc theo đường đi của những dây thần kinh tuỷ sống bị ảnh hưởng.

3. Hội chứng tăng thông khí: Thường được gây ra bởi tình trạng tăng thông khí có thể gây ra tình trạng dị cảm thoáng qua ở bàn tay , bàn chân, và quanh môi, kèm theo là chóng mặt/ thỉu, da xanh, xoắn vặn và yếu cơ, co quắp tay, và loạn nhịp tim.

4. Hạ canxi máu: Tình trạng dị cảm không đối xứng thường xuất hiện ở những ngón tay ngón chân và quanh môi Những dấu hiệu và triệu chứng khác như yếu cơ và chuột rút; hồi hộp…

5. Tiểu đường: Bệnh lý thần kinh do tiểu đường có thể gây ra dị cảm với cảm giác nóng bỏng ở bàn tay và cẳng chân, những biểu hiện khác bao gồm mệt mỏi, ăn nhiều, tiểu nhiều, sụt cân.

6. Herpes zoster: Triệu chứng sớm của bệnh nàylà dị cảm ở vùngmà do thần kinh tuỷ sống bị bệnh chi phối. Trong vòng vài ngày vùng da này sẽ biểu hiện ngứa, nối hồng ban, mụn nước kèm theo là cảm giác rát bỏng, đau nhói.

7. Bệnh lý thần kinh ngoại biên: có thể gây ra tình trạng dị cảm ở các chi và bệnh nhân cũng thường biểu hiện tình trạng yếu cơ mà nó có thể dẫn đến liệt mềm và teo cơ; mất cảm giác rung âm thoa; giảm /mất phản xạ gân cơ; đau dây thần kinh; và những thay đổi ở da, như da bị bóng nhẵn, đỏ da trang thái giảm tiết mồ hôi (khô da).

8. Chấn thương thần kinh ngoại biên: Tổn thương những dây thần kinh lớn có thể gây dị cảm thường là Loạn cảm: loạn cảm bất thường không dễ chịu, có thể xảy ra tự phát hay được gây ra bởi một kích thích thường không đau trong vùng do dây thần kinh chi phối. Dị cảm thường xảy ra sau khi chấn thương 1 thời gian ngắn và có thể thường trực. Những triệu chứng khác gồm Liệt mềm hay yếu, giảm phản xạ và có thể mất cảm giác.

9. Đau đầu Migraine: Dị cảm ở bàn tay, mặt và quanh môi có thể cảnh báo một đau đầu Migraine sắp xảy ra.

Một số nguyên nhân khác: Cơn thoáng thiếu máu não, Đột quỵ, Tổn thương tuỷ sống, U não, Chấn thương đầu…

Bạn hãy đến bệnh viện khám và xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý nguy hiểm và tìm nguyên nhân để điều trị đúng nhé.

Đừng nên ngó lơ nếu thường xuyên cảm thấy tê râm ran ở cùng một bộ phận nhất định, kéo dài mãi không dứt.

Tê bì là cảm giác giống như có hàng ngàn con kiến đang bò trên da, khiến người ta cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Nguyên nhân của cảm giác này đa phần là do cơ thể không vận động hoặc bị cố định trong một thời gian dài khiến cho máu khó lưu thông, tạo nên cảm giác tê rần. Điều này thường xảy ra hết sức phổ biến và không gây hại gì cho cơ thể.

Tê bì mặt là bệnh gì năm 2024

Vậy nhưng, nếu cảm giác tê bì diễn ra thường xuyên và kéo dài dai dẳng, tập trung ở những bộ phận nhất định mà không rõ nguyên do thì hãy cẩn thận, đó có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm.

Tê rần ở vùng đầu và mặt

Nếu thường xuyên cảm thấy tê rần trên đầu và mặt, lâu ngày không khỏi thì nhiều khả năng bạn đang gặp phải một trong những vấn đề sau:

Nếu khóe miệng bị tê rần, ngứa ran hoặc nóng rát thì đây có thể là một trong những biểu hiện sớm của bệnh herpes - một loại bệnh do virus herpes simplex gây ra. Người nhiễm bệnh có thể bị nổi những nốt mụn nước ở quanh môi, miệng hoặc những mụn rộp ở bộ phận sinh dục. Nếu không sớm được điều trị, tình trạng này có thể kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe.

Tê bì mặt là bệnh gì năm 2024

Còn nếu vùng đầu hoặc mặt thường xuyên cảm thấy tê, cần phải đi bệnh viện để kiểm tra các khối u ở khu vực này. Nguyên nhân là do khi khối u phát triển có thể đè lên một số dây thần kinh như dây thần kinh phía sau đầu, dây thần kinh dưới tai, dây thần kinh sinh ba,… gây tổn thương thần kinh, tạo nên cảm giác tên rần trên mặt.

Tê bì mặt là bệnh gì năm 2024

Tê bất thường ở cổ

Đối với một số căn bệnh như thoái hóa đốt sống cổ, ngoài cảm giác đau nhức, tê rần, khó chịu ở cổ, người bệnh còn thường hay cảm thấy tê mỏi vai, cánh tay. Vùng đau sẽ dần dần lan rộng ra, gây nhiều bất tiện và đau đớn cho người bệnh.

Tê bì mặt là bệnh gì năm 2024

Tê bì dưới chân

Đối với bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, ngoài triệu chứng đau nhức chân, người bệnh còn thường hay cảm thấy tê bì ở chân, kể cả gan bàn chân, mu bàn chân, thậm chí có người còn thường xuyên bị tê bì ở dưới háng,… Đây là một chứng rối loạn cảm giác, bị gây ra bởi bó dây thần kinh cauda bị chèn ép.

Tê bì mặt là bệnh gì năm 2024

Cảm giác tê bất thường ở nách hoặc cổ tay

Những người sử dụng máy tính nhiều thường hay cảm thấy toàn bộ bàn tay bị ngứa ran, tê râm ran. Đây là một trong những triệu chứng của hội chứng ống cổ tay. Nếu bệnh nặng, còn có thể gây teo cơ ở lòng bàn tay.

Đối với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường cũng thường xuyên gặp phải tình trạng tê bì ở những nơi họ đeo găng tay hoặc tất.

Tê bì mặt là bệnh gì năm 2024

Với những người bị chấn thương dây thần kinh ngoại biên có thể bị ngứa râm ran và tê bì ở bàn chân, cẳng chân, nách và các vùng tương ứng khác. Thậm chí người bệnh có thể mất cảm giác ở cánh tay và chân, không thể cảm nhận được nóng lạnh, …

Ngoài ra, một số những căn bệnh khác cũng có thể gây ra cảm giác tê bì, chẳng hạn như lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, hay suy tuyến cận giáp, cường aldosteron, xơ cứng động mạch ở tim, … Kèm theo với cảm giác tê bì, những căn bệnh này sẽ có một số triệu chứng khác liên quan đến bệnh, cần phải kết hợp với các triệu chứng và phân tích cụ thể.

Do đó, khi gặp phải tình trạng tê bì kéo dai dai dẳng không dứt ở một bộ phận cố định, thay vì ngó lơ chúng, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và phát hiện bệnh kịp thời, tránh để lâu dài ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nguồn: [Link nguồn]

Tê bì mặt là bệnh gì năm 2024

Uống rượu bia phải hiểu rõ tác hại cũng như cách giảm tác hại của chúng với cơ thể kẻo sẽ phải nhận nhiều "trái...

Làm thế não để hết tê bì chân tay?

Chườm nóng vùng tay chân bị tê bì.

Ngâm nước ấm pha với muối..

Dùng lá lốt để giảm tê bì chân tay..

Mẹo dùng nghệ để chữa tê bì tay chân..

Dùng ngải cứu..

Dùng bột quế.

Dùng cây trinh nữ.

Xoa bóp bấm huyệt..

Tê mỏi là triệu chứng của bệnh gì?

Khi có cảm giác môi bị tê cũng là lúc bạn cảm thấy cơ thể mệt mỏi rã rời. Đây có thể là do sự suy yếu dần chức năng tuyến tuỵ, chủ yếu là rối loạn ăn uống, đói và ăn không đúng cách. Tuyến tụy hoạt động không tốt có thể đưa đến đau dạ dày, và khi dạ dày gặp “nguy hiểm”, dấu hiệu nhận biết là môi trở nên khô và tê liệt.

Tê tay khi ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Ngoài những lý do nói trên thì các trường hợp bao gồm nghiện rượu, bia, mắc bệnh tự miễn, viêm khớp, chấn thương, khối u chèn ép thần kinh, thiếu Vitamin B, viêm dây thần kinh ngoại biên, thoái hóa đốt sống cổ,... đều có thể dẫn đến hiện tượng tê bì tay khi ngủ.

Mắt bị tê là bệnh gì?

Là tình trạng một điểm yếu xuất hiện và phình ra trên thành của động mạch não. Với động mạch nhỏ có thể không gây ra triệu chứng nhưng khi chứng phình động mạch phát triển có thể chèn ép các mô não và dây thần kinh dẫn đến tê ở một bên mặt. Một số trường hợp có thể cảm thấy đau ở một mắt hoặc chứng song thị.