Tây thái hậu là ai

Người nổi tiếng

Tìm hiểu Từ Hy Thái hậu là ai? Và thông tin khái quát về Từ Hy Thái hậu – 1 trong 3 người phụ nữ quyền lực nhất lịch sử phong kiến Trung Hoa

Từ Hy Thái hậu là ai ?

Từ Hy Thái hậu còn có tên gọi khác như: Từ Hy Hoàng Thái hậu, Tây Thái Hậu. Bà sinh ngày 10/10/1833, mất ngày 15/11/1908. Từ Hy Thái hậu là phi tần của Thanh Văn Tông Hàm Phong Đế [vị Hoàng đế thứ 9 của triều đại nhà Thanh, trị vì khoảng 11 năm], bà có con trai tên là Thanh Mục Tông Đồng Trị Đế. Khi con trai lên ngôi [khi còn rất nhỏ tuổi, chỉ mới 5 tuổi], bà trở thành Hoàng Thái hậu nhiếp chính của triều đình nhà Thanh cùng với Từ An Thái hậu. Sau khi con trai của bà, là Đồng Trị Đế qua đời, bà vẫn tiếp tục là nhiếp chính ở thời Thanh Đức Tông Quang Tự Đế lên ngôi. Cho đến khi Quang Tự Đế qua đời, bà trở thành Thái Hoàng Thái hậu dưới thời Phổ Nghi.

từ hy thái hậu là ai

Xuất thân của Từ Hy Thái hậu

Xuất thân từ Diệp Hách Na Lạp thị thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, nguyên là Mãn Châu Tương Lam kỳ, con cháu nhà quan gia thế tập. Tổ tiên của bà được gọi là Khách Sơn, thế cư Tô Hoàn, mang họ Na Lạp thị. Đánh giá tổng quan, dòng dõi Na Lạp thị của Từ Hy Thái hậu là quân công thế gia, nhưng gia đình của bà lại là dòng thứ, địa vị không mấy cao, dù không phải là thấp kém. Ông và cha bà vẫn giữ được các chức quan tương đối, bên cạnh đó hôn nhân của gia đình vẫn thuộc diện có thể liên hôn với các nhà tầm trung hoặc cao hơn, quả thực không tầm thường. Phụ thân bà là Huệ Trưng, năm Hàm Phong thứ 2, Huệ Trưng được phong hàm Tứ phẩm, làm đến An Huy Ninh Trì Thái Quảng đạo Đạo viên. Sau, Huệ Trưng cưới Phú Sát thị thuộc Mãn Châu Tương Hoàng kỳ, con gái Phó Đô thống Huệ Hiện. Hạ sinh được 3 nam 4 nữ, trong đó Từ Hy Thái hậu là con gái thứ 2.

Từ Hy Thái hậu nhập cung

Năm Hàm Phong thứ 2 [1852], Na Lạp thị được vào vòng cuối cùng dự tuyển phi tần, sau khi vượt qua 60 cô gái cùng tham gia thi tuyển. Cuối cùng, bà được chỉ định làm Quý nhân, Na Lạp thị nhập cung, được gọi là Lan Quý nhân. Năm Hàm Phong thứ 4 [1854], Na Lạp thị được tấn phong lên 1 cấp là Tần, phong hiệu Ý tần, ý là đoan trang, văn nhã, có phong thái.

Năm Hàm Phong thứ 6 [1856], sinh hạ Hoàng trưởng tử Tải Thuần, con trai duy nhất của Hàm Phong Đế, tức Thanh Mục Tông Đồng Trị Hoàng đế sau này. Sau 1 hôm hạ sinh con, bà được sắc phong thành Ý phi. Năm 1857, khi Tiểu hoàng tử gần tròn 1 tuổi, Ý phi Na Lạp thị lại được tấn phong làm Quý phi. Địa vị trong hậu cung lúc này của bà chỉ sau mỗi Hoàng hậu.

Hàm Phong triều tổng cộng 11 năm, nhưng vào năm thứ 2 mới ổn định thật sự. Cuộc sống hậu cung của Na Lạp thị được chia ra làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 là từ Hàm Phong năm thứ 2 đến năm thứ 5, lúc này hậu cung vừa ổn định; giai đoạn 2 là từ Hàm Phong năm thứ 5 đến năm thứ 8, lúc này địa vị Na Lạp Thị đã chắc chắn; giai đoan 3 là hai năm cuối, khi ấy hậu cung hỗn loạn, Hàm Phong Đế rơi vào ăn chơi sa đọa.

Tranh giành quyền lực chốn hậu cung

Ngày 17/07/1861, Hàm Phong Đế băng hà, người kế vị ông không ai khác chính là Hoàng tử Tải Thuần. Do Hoàng tử còn nhỏ, nên con dấu mà Hàm Phong Đế ban lại trước lúc lâm chung được mẹ của Hoàng tử tức Ý Quý phi Na Lạp thị cùng Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc, tạm thời bảo quản. Hàm Phong Đế cũng di chiếu lại cho 8 vị đại thần, tức thực quyền sẽ nằm trong tay 8 vị này. Sau khi Tải Thuần kế vị, sinh mẫu của Hoàng đế là Ý Quý phi Na Lạp thị trở thành Thánh mẫu Hoàng thái hậu và Hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc được tấn tôn làm Mẫu hậu Hoàng thái hậu, tức Từ An Hoàng thái hậu. Lúc này Thánh mẫu Hoàng thái hậu Na Lạp thị cho rằng cả hai đều là phụ nữ, Hoàng đế thì còn khá nhỏ, nếu để 8 vị đại thần phụ chính ắt không tránh khỏi việc bị chèn ép. Cho nên bà gợi ý với Mẫu hậu Hoàng thái hậu cùng nhau đoạt lấy quyền lực.

Dưới tình thế đó, hai người phụ nữ liên kết với nhau nhằm triệt bỏ Túc Thuận, người đứng đầu các đại thần. Sau đó là một loạt kế hoạch được bày ra nhằm vu oan tội phản nghịch cùng các tội danh khác cho 8 vị đại thần. Để thể hiện sự khoan dung, Mẫu hậu Hoàng thái hậu chỉ xử tử ba trong số họ. Trong sự tình thế này, Mẫu hậu Hoàng thái hậu đã đề ra chính sách cả hai cùng lâm triều nghe chính sự được gọi là Lưỡng cung thính chính. Từ sự kiện ở đây, cả hai trở thành 2 vị Hậu cung đầu tiên và duy nhất tiến hành nhiếp chính của nhà Thanh.

Mẫu hậu Hoàng thái hậu ở phía Đông của Noãn các tại Dưỡng Tâm điện, vì theo nguyên tắc hướng Đông là chính, nên bà còn được gọi là Đông Thái hậu. Còn Thánh mẫu Hoàng thái hậu ở phía Tây của Noãn các, còn được gọi là Tây Thái hậu.

Năm 1862 [năm Đồng Trị nguyên niên], triều thần định huy hiệu cho Tây Thái hậu là Từ Hy Hoàng thái hậu. Vai trò của Từ Hi Thái hậu cũng như Từ An Thái hậu lúc này chỉ là đóng con dấu của mình lên các sắc chỉ. Tuy nhiên, người trực tiếp quản lý con dấu là Từ An Thái hậu, còn vai trò của Từ Hy Thái hậu căn bản là quản lý nội vụ. Ngày 13/01/1875, Đồng Trị Đế băng hà khi mới 19 tuổi, Đồng Trị không con mà chết, chính quyền rơi vào tình trạng bất ổn, vì vậy phải chọn ra người thích hợp để kế thừa. Sau đó ngày 07/12/1875, quyết định Tải Điềm lên ngôi tại Dưỡng Tâm Điện, tức là Thanh Đức Tông Quang Tự Hoàng đế. Từ Hy Thái hậu ép Quang Tự Đế gọi Từ An Thái hậu là Hoàng ngạch niết, còn gọi mình là Thân ba ba với mục đích xác lập vị trí trụ cột cho bản thân.

Năm Quang Tự thứ 7, Từ An Thái hậu đột ngột qua đời ở tuổi 44. Sau khi Từ An Thái hậu băng hà, Từ Hy Thái hậu một mình nhiếp chính, Đại Thanh bước vào liên miên những vấn đề chiến tranh với nước Pháp và nước Anh, chiến tranh Giáp Ngọ,… áp lực đều không như nhau. Từ năm 1881 tới 1883, Từ Hy Thái hậu chủ yếu trao đổi với các đại thần qua văn bản. Thêm vào đó, Quang

Tự Đế có cũng vài lần buộc thiết triều mà không có Từ Hy Thái hậu ở đằng sau thính chính. Quyền lực của Từ Hy Thái hậu chỉ thực sự được mở rộng lại, không còn ai dám ngăn cản chuyên quyền của bà dù cho là Quang Tự Đế nữa, đó chính là từ chính biến Giáp Thân dịch xu.

Từ Hy Thái hậu đột ngột qua đời

Năm Quang Tự thứ 34 [1908], Quang Tự sinh bệnh. Đúng vào lúc này Từ Hy Thái hậu cũng đã phát bệnh theo, có vẻ chuyển biến nghiêm trọng. Dường như đã biết rõ Hoàng đế sẽ qua đời, Từ Hy Thái hậu lập tức quyết định chọn Tự Hoàng đế thay thế. Sau khi suy tính, Từ Hy Thái hậu mệnh chiếu con trai của Thuần Thân vương Tái Phong là Phổ Nghi vào cung, cho đọc sách tại Thượng Thư phòng. Dự bị chỉ định lên ngôi. Ngày 14/11/1908, Quang Tự Đế băng hà, hưởng niên 38 tuổi. Từ Hy Thái hậu chỉ định Phổ Nghi lên ngôi, cho Thuần Thân vương Tái Phong làm Nhiếp Chính vương, quản lý tất cả sự vụ. Phổ Nghi lên ngôi, lấy niên hiệu là Tuyên Thống. Do Phổ Nghi lên ngôi đã nhận thừa tự con trai của Từ Hy Thái hậu là Đồng Trị Đế, cho nên bà là bà nội trên danh nghĩa của Tân đế, do vậy được tôn thành Thái hoàng thái hậu. Cùng ngày hôm đó, Từ Hy Thái hoàng thái hậu băng hà, hưởng thọ 74 tuổi

Bài viết hay trên blog

Từ khóa tìm bài viết: từ hy thái hậu là ai, từ hi thái hậu, tu hy thai hau, tu hi thai hau, từ hy thái hậu lúc trẻ

Từ Hy Thái hậu [họ Na Nạp thị, tên tự Ngọc Lan] là mẹ của hoàng đế Đồng Trị, dì [thực chất cũng là mẹ] của hoàng đế Quang Tự. Sau khi vua Hàm Phong chết, Đồng Trị lên ngôi khi còn nhỏ tuổi, bà ta đã buông rèm nhiếp chính suốt 48 năm ròng. Bà đã không ngại ngần bày ra nhiều kế nhằm tiêu diệt những người không cùng phe cánh. Không ít người đã chết thảm bởi tay Từ Hy Thái hậu.

Năm 2008, tức là tròn 100 năm ngày mất của vua Quang Tự, các nhà khảo cổ học Trung Quốc căn cứ theo mẫu tóc còn sót lại của vua để tiến hành kiểm tra. Kết quả là, họ đã phát hiện ra hàm lượng thạch tín trong tóc của Quang Tự Đế vượt gấp 100 lần ngưỡng của người bình thường. Nhiều nghiên cứu cho rằng, Từ Hi Thái Hậu chính là người đã nên kế hoạch đầu độc vua Quang Tự.

Vào ngày 15 tháng 11 năm 1908, Từ Hi Thái Hậu qua đời, thế nhưng, sau khi mất bà không được chôn cất vào cùng năm đó mà tới tận tháng 11 năm 1909 triều đình nhà Thanh mới cử hành tang lễ cho Từ Hi Thái Hậu. Theo các chuyên gia khảo cổ, có 3 lý do để giải thích cho hành động kỳ lạ này của triều đình nhà Thanh.

Thứ nhất là dù lăng mộ của bà được hoàn thiện nhưng sau đó Từ Hi Thái Hậu cho rằng nó không đủ sang trọng nên vào năm 1895, bà đã yêu cầu phá bỏ và xây dựng lại. Điều này có thể thấy rõ khi so sánh quy mô lăng mộ của bà xa hoa hơn rất nhiều với lăng mộ của hoàng đế Quang Tự. Vì thế, cho tới khi bà mất, lăng mộ vẫn chưa xây xong nên việc chôn cất đã bị tạm hoãn lại.

Thứ hai là Từ Hi Thái Hậu qua đời chỉ một ngày sau khi hoàng đế Quang Tự băng hà. Dù không có thực quyền nhưng ông vẫn hoàng đế nên theo quy định của nhà Thanh, tang lễ của hoàng đế phải được tổ chức trước thái hậu. Do lễ tang của Từ Hi Thái Hậu bị hoãn lại nên triều đình phải chờ tới ngày 9 tháng 11 năm 1909 mới là ngày tốt để hoàn thành công việc này.

Thứ ba là sau khi qua đời, đồ cần chuẩn bị cho tang lễ của Từ Hi Thái Hậu được yêu cầu tinh xảo và cầu kỳ hơn thường ngày. Do đó, triều đình nhà Thanh đã tốn rất nhiều tiền của và thời gian để chuẩn bị từ quan tài tới đồ tùy táng cho tang lễ của bà.

Sử sách ghi chép, tang lễ của bà được tổ chức vô cùng hoành tráng, xa hoa, mỹ lệ. Tuy không phải hoàng đế nhưng Từ Hi được cho là còn được an táng xa hoa hơn các vị hoàng đế trước, hao phí hàng triệu vạn lượng bạc.

Linh cữu của Từ Hi thái hậu được mạ vàng ròng, trên chiếc quan tài gắn tới 2.500 viên ngọc trai, 6.000 viên ngọc, 203 viên đá quý màu trắng...

Chiếc quan tài vì thế rất nặng và phải cần đến hơn 100 người mới nâng được nó lên. Tương truyền, sau khi Từ hi thái hậu qua đời, nhiều sự kiện kỳ lạ đã xảy ra, trong đó được nhắc đến nhiều nhất là việc máu chảy ra từ quan tài của bà.

Theo thái giám Lý Liên Anh, để bảo toàn danh dự cuối cùng cho Từ Hi thái hậu, Lý Liên Anh đã dùng thảo dược để che đi mùi hôi trên thi thể đang phân hủy của bà. Tuy nhiên, điều không ngờ là trong các loại thảo dược này lại chứa mùi hương mà chuột rất thích. Vì bị mùi hương thảo dược dụ dỗ, hàng chục con chuột đã chui vào trong quan tài của Từ Hi thái hậu. Sau khi nếm thảo dược, những con chuột đều bị đầu độc và chảy máu đến chết. Máu của chúng chảy ra từ quan tài của Từ Hi thái hậu khiến người đời khiếp sợ là vì vậy.

Trước khi Thái hậu nhập quan, trong quan tài phải trải sẵn ba lớp gấm quý đan tơ vàng có đính một lớp trân châu, tổng cộng dày một thước.

Khi khâm liệm, Thái hậu mình mặc lễ phục dệt bằng sợi tơ vàng; tay cầm một nhánh hoa sen bằng ngọc, dưới chân gác lên chiếc ấn ngọc chạm khắc hình hoa sen.

Phủ trên thi hài Từ Hy là tấm chăn thêu bộ kinh Đà La Ni bằng tơ vàng với 25.000 chữ, trên chăn đính 820 viên trân châu.

Trong đó, một viên trân châu đã có giá 10 triệu - 20 triệu lượng.

Chiếc mũ phụng được Từ Hy đội khi mai táng cũng là trân bảo “có một không hai” trên thế gian. Trên mũ có gắn một viên trân châu to bằng quả trứng gà, có giá trị lên tới 10 triệu lượng bạc.

Trên thi hài bà còn được phủ một chiếc chăn có gắn trân châu thành hình hoa mẫu đơn. Vòng tay chôn theo bà cũng là một chuổi các viên kim cương chạm khắc thành hoa cúc và mang vàng ghép lại.

Bên phải thi hài đặt một chậu san hô tạo tác từ ngọc với hai màu xanh – đỏ, trên ngọn còn có một con chim bói cá. Ngoài ra còn có vô số đá quý khác được chạm khắc thành hình hoa quả như đào, lê, mận,…

Chưa dừng lại ở đó, bên trong lăng mỗ còn tìm thấy 8 con chiến mã làm từ ngọc, 18 vị La Hán làm từ ngọc. Số châu ngọc này phải lên tới hơn 700 món.

Tương truyền rằng, sau khi bỏ đồ bồi táng xong, thấy quan tài vẫn còn chỗ hở, các quan phụng táng lại đổ thêm vào 4 hộp trân châu và 2.200 miếng hồng thạch, lam thạch, lục thạch.

Riêng số châu báu “điền vào chỗ trống” này đã đáng giá 130.000 lượng bạc trắng. Qua những di vật bên trong quan tài, có thể thấy Từ Hy đặc biệt có niềm say mê đối với phỉ thúy.

Bên cạnh hồng ngọc, vàng bạc, trong lăng tẩm của Từ Hy thái hậu còn có 27 bức tượng phỉ thúy tạc hình Phật. Hai bên dưới chân đều có hai viên phỉ thúy có màu dưa hấu. Ngoài ra còn có hai viên phỉ thúy trắng xanh, bên trong có màu vàng mật ong.

Trong “Nội Vụ Phủ sổ sách” của hoàng cung cũng đánh giá: Những “trung châu bảo ngọc” được khâm liệm nhập quan cùng Tư Hy thái hậu, bất kể về số lượng hay chủng loại đều khiến người ta kinh ngạc.

Có thể ví lăng tẩm của vị “lão phật gia” này giống như một “châu bảo ngọc khí bách khoa toàn thư” [bách khoa toàn thư về những thứ châu báu quý giá].

Châu Anh

Video liên quan

Chủ Đề