Tập thể dục bị đau bụng bên phải

Đau bụng thường có nhiều biểu hiện đa dạng và ẩn sau các cơn đau đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý. Đặc biệt, nếu phụ nữ bị đau bụng bên phải thì càng phải chú ý vì sự nguy hiểm không lường. Trong bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ đề cập đến hiện tượng này và các thông tin y khoa liên quan.

1. Khái quát các cơ quan ở bụng bên phải

Trong tổng thể ổ bụng bên phải được chia ra làm các bộ phận sau:

  • Hạ sườn bên phải: Thùy gan bên phải, túi mật, phần đại tràng phải, tuyến thượng thận bên phải và cực trên của thận phải.

  • Vùng mạng mỡ bên phải: Ruột non, thận bên phải, niệu quản phải,…

  • Hố chậu bên phải: Ruột non, manh tràng, ruột thừa, động mạch chủ gốc phải, buồng trứng bên phải,…

Đau bụng bên phải ở nữ giới cảnh báo của nhiều bệnh

Do đó, tùy theo vị trí, mức độ cơn đau mà loại bệnh liên quan tới cơ quan nội tạng khác nhau. Khi cảm thấy cơn đau, bạn cần phải theo dõi và xác định vị trí cơn đau để bác sĩ chẩn đoán khám xét được chính xác hơn.

2. Triệu chứng đau bụng bên phải liên quan đến các bệnh gì?

Khi tới các cơ sở y tế để khám bệnh, thông thường bác sĩ sẽ đưa ra các câu hỏi như: “đau ở vị trí nào, bên trái hay bên phải?” để chẩn đoán được bệnh nhân đang có dấu hiệu của bệnh gì. Vì vậy, khi bị đau bụng, người bệnh cần cảm nhận chính xác nhất vị trí đau là bên trái hay bên phải và đau ở phần bụng trên hay phần bụng bên dưới.

Đau bụng bên phải phần trên

Cách đơn giản nhất để xác định khu vực này bạn cần nắm được chính là từ phần rốn ngược lên phần đáy xương sườn. Một số triệu chứng ở phần bụng trên liên quan đến các bệnh khác nhau bao gồm:

- Đau bụng âm ỉ, vùng da mắt có màu vàng, sụt cân, mệt mỏi: Chắc hẳn đây là triệu chứng dễ gặp và có thể gây ra hiểu lầm với tình trạng căng thẳng, áp lực cuộc sống hàng ngày gây ra. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng trong những trường hợp bạn đã được bác sĩ kiểm tra sức khỏe và kết luận không có vấn đề gì. Triệu chứng này còn là tiếng báo động về bệnh gan.

- Đau bụng, tiêu chảy xuất hiện xen kẽ với táo bón: Đây là triệu chứng liên quan đến bệnh viêm đại tràng mà độ tuổi hay mắc phải từ thanh niên đến người đã cao tuổi. Đặc biệt, trong hệ tiêu hóa, mặc dù đại tràng là bộ phận chính nhưng lại dễ bị tổn thương bởi là nơi chứa đựng tất cả các chất thải từ thức ăn tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển.

Đau bụng bên phải nguy cơ của nhiều bệnh lý

- Đau bụng, ra nhiều khí hư, đau khi quan hệ tình dục: Ngoài các triệu chứng chính trên nếu bạn còn bị sốt hay chảy máu kinh bất thường thì cũng cần đi khám vì có thể bạn đang bị viêm ống dẫn trứng.

Đau bụng bên phải phần dưới

Ngược lại với vị trí đau bụng bên phải phần trên, đây là phần còn lại phía bên dưới của bụng bên phải. Đối với phụ nữ, phần bụng dưới nói chung và bụng dưới bên phải nói riêng có chứa rất nhiều cơ quan quan trọng đặc biệt liên quan đến vấn đề sinh sản. Dựa trên cơ sở đó, có nhiều người lầm tưởng đau phần bụng dưới đồng nghĩa với việc bị bệnh về phần “phụ”.

Đó là một sai lầm vì ngoài sự tập trung của các quan sinh sản ra, vị trí này còn có các cơ quan khác, dưới đây MEDLATEC sẽ liệt kê chi tiết các triệu chứng cảnh báo căn bệnh có thể bệnh nhân đang mắc phải khi đau bụng bên phải phần dưới.

- Đau nhói: Nếu bụng dưới có triệu chứng đau nhói có kèm nôn và buồn nôn, thậm chí sốt thì có thể đó là dấu hiệu bạn bị viêm ruột thừa và đang trong tình trạng khẩn cấp. Bệnh nhân cần được đưa tới bệnh viện để được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ vị trí viêm nhanh chóng vì trường hợp này có nguy cơ gây tử vong.

Đau bụng kèm buồn nôn biểu hiện viêm ruột thừa

- Đau nhói thời kỳ rụng trứng: Trong kỳ rụng trứng, nhiều phụ nữ hay bị đau nhói bụng dưới. Nguyên nhân gây ra cơn đau này là do khi rụng trứng, một số chất dịch và máu cũng được đẩy ra khiến niêm mạc bị kích ứng gây ra đau nhói.

- Đau bụng, sốt, dịch âm đạo tiết ra không bình thường: Ngoài các triệu chứng này, nếu người bệnh còn cảm thấy đau khi đang quan hệ tình dục và bị mót tiểu thì thông thường là dấu hiệu bị viêm vùng chậu mà biến chứng nguy hiểm nhất là gây ra vô sinh. Khi bị viêm vùng chậu, bộ phận tử cung, buồng trứng hay ống dẫn trứng đều bị tổn thương nghiêm trọng.

- Đau bụng có kèm theo nước tiểu chuyển màu hồng hoặc đỏ: Triệu chứng này cho thấy có khả năng cao người bệnh bị sỏi thận. Cơn đau xuất hiện do sự di chuyển của viên sỏi từ thận đến khu vực bàng quang. Vốn dĩ sỏi thận xảy ra khi các hỗn hợp là muối và các khoáng chất chứa trong nước tiểu bị lắng đọng thành thể rắn có kích thước to nhỏ như viên sỏi hoặc hạt cát.

- Đau bụng, đi tiểu bị buốt: Khi xuất hiện kèm theo tình trạng mót tiểu thường xuyên, buồn nôn, đau ở vùng lưng bên dưới thì có thể bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh xảy ra khi có vi trùng tấn công đường tiết niệu. Đây là hiện tượng không đáng lo ngại nhưng nếu không chữa trị kịp thời, vi trùng gây bệnh có thể xâm nhập sâu đến thận và gây ra sự tổn thương lâu dài.

Đau bụng và đi tiểu buốt gây khó chịu cho người bệnh

- Đi tiểu bị đau, dịch tiết âm đạo không bình thường, chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt: Nếu bạn phát hiện ra cơ thể đang có các triệu chứng trên cần đi khám ngay vì có thể đó là cảnh báo của một số bệnh lây truyền qua đường tình dục hay còn gọi tắt là STDs. Hai loại bệnh lây truyền phổ biến nhất hiện nay chính là Chlamydia và căn bệnh lậu. Khi mắc phải, sức khỏe và khả năng sinh sản sẽ bị ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng.

- Đau bụng dưới và chậm kinh, buồn nôn, chóng mặt: Nếu bạn hoặc người thân đang gặp phải các vấn đề này thì có thể bạn đang mang thai ngoài tử cung. Đây là trường hợp đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng, bạn cần đến gặp bác sĩ nhanh nhất có thể.

Tình trạng đau bụng dữ dội, đau khi quan hệ, kinh nguyệt không đều,... còn là dấu hiệu của các bệnh lý khác u nang buồng trứng, u xơ tử cung,...

3. Giải pháp phòng ngừa đau bụng bên phải

Như đã trình bày ở trên, đau bụng bên phải có rất nhiều triệu chứng liên quan đến các bệnh khác nhau. Vì vậy, để ổn định, MEDLATEC khuyên bạn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân cần: giữ cho chính mình tinh thần thoải mái, vui vẻ, chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học; tích cực vận động thể dục thể thao; uống nhiều nước; quan hệ tình dục an toàn;…

Uống nhiều nước để góp phần giúp bụng bên phải khỏe mạnh

Triệu chứng đau bụng của bệnh lý nào cũng đều đáng lo ngại và có thể gây nguy hiểm. MEDLATEC hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc chủ động nắm bắt thông tin, cách xử lý khi bị đau bụng bên phải, nhằm tránh được những rủi ro đáng tiếc!

Chạy bộ là hình thức rèn luyện sức khỏe đơn giản, hiệu quả được nhiều người lựa chọn và áp dụng trong thời gian qua. Trong quá trình chạy bộ, đôi khi bạn phải đối diện với một số vấn đề như đau chân, sốc hông hay khi chạy bị đau bụng bên trái hoặc bên phải. Để khắc phục tình trạng đau bụng khi chạy bộ hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và hướng giải quyết chi tiết dưới đây bạn nhé.

Theo chia sẻ của các huấn luyện viên, việc đau bụng khi chạy bộ là hiện tượng diễn ra phổ biến. Mức độ của cơn đau phụ thuộc vào từng tình huống cũng như có sự khác biệt tùy vào bản thân mỗi người. Với từng nguyên nhân khác nhau, bạn cũng cần áp dụng những giải pháp ngăn ngừa, khắc phục khác nhau cụ thể như sau:

Với nhiều người, dù mới làm quen với bộ môn chạy bộ chưa lâu nhưng sự tiến bộ trong thời gian ngắn đã khiến họ cảm thấy phấn khích trong từng buổi chạy. Tuy nhiên, rất có thể bạn đang lầm tưởng về “sức mạnh” của bản thân mình.

Việc chạy bộ với cường độ cao khi cơ thể chưa kịp làm quen, chưa sẵn sàng sẽ dẫn đến nhịp thở tăng nhanh và từ đây khiến cơ hoành bị co thắt đột ngột. Do cơ hoành là cơ được sử dụng với mục đích hỗ trợ nhịp thở, từ đây cảm giác cơn đau thắt vùng bụng sẽ sớm xuất hiện theo mỗi nhịp thở khiến bạn không thể tiếp tục buổi chạy của mình.

Nếu nguyên nhân đau bụng là do chạy bộ quá sức, việc bạn cần làm đơn giản là giảm cường độ tập luyện. Hãy chuyển từ chạy bộ sang đi bộ từ từ giúp cơ thể thư giãn và đẩy lùi cơn đau trong thời gian ngắn.

Khởi động là bước quan trọng, được khuyến cáo áp dụng trước khi thực hiện bất cứ môn thể thao nào trong đó cả chạy bộ.

Nếu chạy bộ ngay từ những phút ban đầu ra sân, chắc chắn cơ thể bạn sẽ chưa có đủ thời gian để kịp thích ứng với việc vận động. Đây không chỉ là nguyên nhân khi chạy bị đau bụng bên phải mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ chấn thương khác có thể xảy ra.

Bạn nên dành thời gian từ 5-10 phút để khởi động trước mỗi buổi chạy với các động tác như vặn mình, chống đẩy, xoay các khớp. Việc khởi động sẽ giúp các cơ được dẻo dai và tăng cường quá trình tuần hoàn máu để cơ thể vận động linh hoạt hơn. Nếu chạy bộ khi cơ vẫn còn cứng, khi ấy tình trạng bị đau cơ bụng xuất hiện là điều gần như khó tránh.

Nhịp thở đúng cách giữ vai trò vô cùng quan trọng trong khi chạy bộ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách thở chuẩn xác dẫn đến hiện tượng đau bụng có thể xảy ra.

So với đi bộ thông thường, việc chạy bộ khiến cơ thể mất sức hơn và đòi hỏi cần được bổ sung lượng oxy nhiều hơn. Khi bạn thở ngắn và nhanh, cơ hoành sẽ phải làm việc liên tục dẫn đến hiện tượng đau xóc và khó chịu vùng bụng. 

Trong quá trình chạy, bạn cần đặc biệt chú ý đến nhịp thở bằng cách giữ hơi thở thật đều, hít vào thật sâu và thở ra nhẹ nhàng. Tốt nhất hãy thở ra khi chân tiếp đất sẽ khiến hiện tượng đau bụng được hạn chế đáng kể.

Có đến 90% số người chạy bộ cho biết mình thường xuyên chạy theo bản năng thay vì áp dụng theo tư thế chuẩn. Trong khi đó, tư thế giữ vai trò đặc biệt quan trọng, vừa quyết định thành tích, vừa giảm thiểu nhiều vấn đề có thể xảy ra khi chạy bộ.

Việc chạy sai tư thế sẽ gây ra áp lực lên màng bụng và từ đây dẫn tới đau tức vùng bụng. Với những người chạy đường dài, đây còn là nguyên nhân khiến bạn dễ mất sức, khó có thể hoàn thành đường chạy như mình mong đợi.

Bạn cần chú ý và thay đổi tư thế chạy sao cho đúng cách ngay ngày hôm nay. Cụ thể, hãy hướng nhẹ người về phía trước khi chạy trong khi cổ và đầu ngẩng cao, lưng thẳng, hai vai thả lỏng. Đây cũng chính là tư thế chạy bộ chuẩn được các vận động viên chạy bộ chuyên nghiệp áp dụng trên đường chạy của mình.

Ngoài một số nguyên nhân cơ bản nói trên, hiện tượng khi chạy bị đau bụng bên trái hoặc bên phải còn có thể là do bạn uống nước không đúng cách hoặc ăn quá no trước khi luyện tập. Nếu đây cũng là thói quen mà bạn thường xuyên áp dụng mỗi ngày, hãy thay đổi trong những buổi chạy sắp tới bằng cách uống nước với từng ngụm nhỏ, thường xuyên và chỉ nên ăn nhẹ trước khi chạy bộ. Trong trường hợp chạy bền đường dài, bạn cần bổ sung các bữa ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng trước khi chạy. Tuy nhiên, hãy ưu tiên cho những thực phẩm có thời gian tiêu hóa nhanh để đảm bảo cơ thể nhẹ nhàng trong từng bước chạy.

Video liên quan

Chủ Đề