Tại sao yêu nhau không nên đi chùa

Huyen 30/01/2019 10:19

Lời nói tâm linh này hoàn toàn không có cơ sở xác thực khi việc đi chùa sẽ làm các cặp đôi chia tay. Nếu có âu chỉ là đứng trước đức Phật, tình yêu của các bạn chưa đủ sâu, chưa đủ chân thành, không có chấp niệm nên trước sau cũng đường ai nấy đi mà thôi!

Đi chùa là một truyền thống văn hóa có từ 26 thế kỷ trước, mục đích của việc đi chùa là trải nghiệm đời sống văn hóa và tâm linh để thăng hoa nhận thức và thông qua đó cải thiện đời sống xã hội. Do đó, với những đôi yêu nhau đặc biệt là các cặp đôi sẽ muốn đi chùa xin xăm, cầu duyên muôn đời, nhưng lại dấy lên nỗi lo ngại của đôi lứa và nếu tìm hiểu thông tin báo đài cũng không ai đề cập. Do đó, nó thật thật hư hư khiến chúng ta hoang mang. Đây là lý do chính xác khi tại sao sẽ có sự trùng hợp khi đi chùa thì sau đó nhiều đôi chia tay nhau...

Màu trắng thanh tịnh thanh cao biểu tượng văn hóa Phật giáo... 

Màu trắng ở đây có hai hành nghĩa ngoại hình và tâm hồn. Muôn đời Phật pháp cứu khổ chúng sinh nên khi đến chùa trang phục trắng, nhẹ nhàng, kín đáo luôn tượng trưng cho sự thanh tịnh, trang nghiêm, thanh cao. Từ đó, tâm hồn con người đến chùa nên gột rửa tội lỗi, không nên mang lòng xấu hay vui đùa, ôm ấp, đến chùa cầu nguyện để làm màu sẽ khiến thần khí phẫn nộ...


Chia tay nhau vì lòng người bất định trước Phật...

Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta đi chùa cho tâm tịnh, nhưng con người ngày nay yêu thương nhau với quá nhiều tính toán và thực dụng, thậm chí trước mặt Phật cũng mang đầy tội lỗi chỉ là ta không nói ra thôi. Đi cầu duyên, nhưng bên trong sẽ thầm cầu nguyện nhiều điều khác và báo ứng trước mắt.

Trong lòng ai cũng có chữ "sợ" cả vì so với đất trời thiên nhiên, con người quá bé nhỏ nên trước khi đến chùa, bạn có thể giả dối và lợi dụng, nhưng khi vào chùa, sự thanh tịnh đánh thức bạn khiến lòng bạn hoang mang và nếu không yêu chân thành, sẽ làm bạn khó chịu, chia tay sớm mối tình này vì sợ báo ứng.


Đừng vội gán ghép những lý do chia tay do đã hay mới đi chùa cách đây không lâu...

Không có phép thuật hay tâm linh gì cả, người chia tay, người ngoại tình, phản bội sau khi đi chùa chỉ là sự trùng hợp hay nói cách khác là duyên phận của những đôi này khi đến chùa đã thực sự chấm hết và đức Phật đang cho chúng ta thấy sớm cái kết thúc mà thôi 

Trong giáo lý của nhà Phật, khi hai người yêu nhau mà đưa nhau đến trước cửa Phật thì sẽ được chúc phúc cho suốt đời hòa thuận, làm ăn phát tài. Phật dạy phải chung thủy, không thể nào có chuyện lên cửa Phật về sẽ chia tay hay ly dị như nhiều người thường nói.

Ngẫm lại yêu nhau và chia tay là do mình. Hãy luôn tin tưởng yêu nhau chân thành, có duyên có phận thì người lạ cũng thành gia quyến, nếu hết duyên với nhau, dù có đi chùa hay không, các bạn cũng buông tay nhau mà thôi!

Theo Kul

Bạn đã bao giờ nghe: “những cặp đôi yêu nhau, dẫn nhau đến những điểm này sẽ chia tay”. Bạn có tin vào điều này? 

Chùa Thiên Mụ - Huế 

Muốn có người yêu thì ra Hà Nội đi chùa Hà, còn muốn dứt tình, "đường ai nấy đi" thì vào Huế đi chùa Thiên Mụ. Dù cho yêu nhau đến mấy thì khi đi cũng sẽ "mỗi người một nơi". Chùa Thiên Mụ - một ngôi chùa được truyền tụng là linh thiêng về tình duyên ở Huế đã từng khiến nhiều cặp đôi chia tay bởi dính phải lời nguyền "không ăn được thì đạp đổ" của chàng trai năm xưa. 

Chuyện kể lại rằng: Ngày xưa, khi tư tưởng “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” vẫn còn phổ biến. Một cô gái gia đình quan lại giàu có đem lòng yêu chàng trai mồ côi, nghèo đói. Bởi bị cấm cản, họ cùng nhau tới bến thuyền trước chùa Thiên Mụ tự vẫn. Trớ trêu thay, chàng trai ấy chết đi, còn cô gái dạt vào bờ và được cứu. Nàng cưới một vị quan giàu có, thời gian trôi qua dần dần quên đi mối tình xưa, sống cuộc đời vinh hoa phú quý. Oan hồn chàng trai dưới sông oán hận và nguyền rủa tất cả những đôi trai gái nào yêu nhau đến chùa đều tan vỡ.

Chùa Thiên Mụ hay chùa Linh Mụ là ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương.


Đền Bà Đế - Hải Phòng


Tương truyền vào năm 1718, có đôi vợ chồng họ Ðào, đã lâu không có con. Hai vợ chồng tu thân, tích đức được trời phật thương cho một mụn con. Đứa bé ra đời đã toả hương thơm ngát và được đặt tên là Ðào Thị Hương hay còn gọi là Bà Đế.

Bà Ðế rất khéo tay, siêng năng mọi việc. Vào năm 1736, chúa Trịnh Giang kinh lý Ðồ Sơn gặp được bà với vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, chúa yêu mến và quyến luyến không rời. Khi về kinh đô, chúa có hẹn ngày về đón bà. Bà mang thai, trong lòng rất lo sợ, ngày đêm trông ngóng thuyền hoa. Hàng Tổng biết chuyện đòi phạt tiền nhưng bà không có tiền nộp phạt nên bị đem ra khu núi Ðộc dìm xuống biển.

Trước khi chết, bà ngửa mặt lên trời khóc than rằng: "Phận gái thân cô, gặp chúa yêu thương tôi đâu dám chống, nhìn mẹ cha, hàng xóm tôi đâu dám quên. Xin trời phật chứng giám cho lòng con. Khi con bị dìm xuống nước, nếu có oan ức, trời phật cho con nổi lên ba lần". Quả nhiên bà nổi lên ba lần, mọi người ai nấy đều kinh sợ.

Người dân thành phố cảng vẫn xem đền Bà Đế là một nơi chốn linh thiêng. Không những vậy, nhiều người còn tin rằng, nếu 2 người yêu nhau mà dắt nhau xuống đền cầu cúng, kết quả là không lâu sau cặp đôi ấy sẽ chia tay.

ĐÔNG NHẠC ĐẾ BÀ – TRỊNH CHÚA PHU NHÂN.

CHÙA CHÂU THỚI - BÌNH DƯƠNG

Chùa Châu Thới gắn liền với lời đồn chuyên “sát” tình duyên. Theo đó những cặp đôi yêu nhau tới đây sẽ bị tan vỡ. Lời truyền tai này bắt nguồn từ câu chuyện được những người già trong vùng kể lại:

Vốn xa xưa, trên núi Châu Thới có đôi vợ chồng hành nghề đốn củi. Cuộc sống nghèo khó, họ thường xảy ra mâu thuẫn. Trong một lần lời qua tiếng lại, người chồng lỡ tay xô vợ xuống vực sâu khiến vợ chết oan. Linh hồn người vợ không siêu thoát, cứ lởn vởn trên núi chờ cặp nào yêu nhau đến đây lại xui khiến chia tay người yêu bởi lòng thù hận đàn ông quá lớn.

Còn người chồng sau khi lỡ tay xô vợ xuống vực rất ăn năn, đi tìm kiếm suốt mấy năm nhưng không thấy thi thể vợ đâu. Cư dân địa phương truyền tai nhau, trong vùng đã có mấy cặp đôi yêu nhau chia tay liên quan đến cổ tự Châu Thới.


Ngôi chùa cổ trên núi Châu Thới.


Đồi Thông Hai Mộ - Đà Lạt


Câu chuyện tình yêu có thật giữa chàng Tâm và cô giáo Thảo. Anh Tâm quê gốc ở Gò Công, Tiền Giang, là con trai của một gia đình đại điền chủ giàu có. Anh lên Đà Lạt theo học tại Trường Võ bị Đà Lạt. Trong khi đó, Thảo chỉ là con gái của một gia đình công chức nghèo ở thành phố trên cao nguyên Lang Biang. Họ gặp nhau, yêu nhau tha thiết, hẹn hò nhau ở đồi thông bên hồ Sương Mai và thề non hẹn biển.

Sau khi tốt nghiệp, Tâm về Tiền Giang xin cha mẹ cưới Thảo. Nhưng gia đình đã phản đối kịch liệt vì nhà gái không “môn đăng hộ đối” và bắt anh cưới người con gái xa lạ. Tâm đã xin đi lính để quên đi nỗi tuyệt vọng. Một hôm Thảo nhận được tin Tâm đã tử trận. Đau đớn khôn cùng, cô tìm đến khu đồi thông bên hồ nơi hai người từng hò hẹn và tự vẫn vào ngày 15/3/1956. Thuận theo nguyện vọng của Thảo, gia đình đã chôn cô ngay dưới khu đồi thông. Nhưng sự thật là Tâm không chết vì người ta đã nhầm lẫn khi báo tử. Anh trở về Đà Lạt thăm Thảo và hay tin cô đã tự vẫn vì mình. Tâm buồn bã nên quay lại trận tuyến và hy sinh. Trước khi chết, Tâm để lại bức thư tuyệt mệnh với mong ước được yên nghỉ bên cạnh mộ Thảo để hai người mãi mãi được gần nhau. Và chàng trai đã được toại nguyện.

Cũng từ đó, hồ Sương Mai bên đồi thông đổi tên thành hồ Than Thở. Cũng chính bởi câu chuyện tình dang dở ấy mà đồi thông Hai Mộ tại Đà Lạt trở thành địa điểm dính lời nguyền đi Đà Lạt về chia tay.

Ngôi mộ đôi ở đồi thông hai mộ Đà Lạt


Hồ Than Thở - Đà Lạt


Nổi tiếng với chuyện tình của Hoàng Tùng và Mai Nương. Chuyện xảy ra vào thế kỷ 18, đôi trai gái này yêu nhau thắm thiết, thường ngày họ hò hẹn nhau ra khu đồi thông bên hồ nước ở đây tâm sự.

Khi người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ dấy binh đánh đuổi bọn xâm lược nhà Thanh, trai tráng khắp nơi hưởng ứng, chàng trai Hoàng Tùng đã chia tay người yêu, lên đường tham gia nghĩa quân Tây Sơn đánh đuổi quân xâm lược Mãn Thanh. Trong lúc ở nhà mong đợi người yêu trở về cầu hôn thì bất ngờ Mai Nương nhận được tin Hoàng Tùng tử trận. Tin dữ đã khiến nàng Mai Nương vô cùng đau đớn và tuyệt vọng. Vì tình yêu, Mai Nương đã quyết tự vẫn theo người mình yêu và mộ nàng được chôn bên bờ hồ.

Nhưng cuộc đời nghiệt ngã, ít lâu sau Hoàng Tùng thắng trận trở về tìm gặp Mai Nương thì hay người yêu đã chết. Hoàng Tùng đau buồn và nguyện ở vậy trọn đời giữ trọn mối tình chung thủy. Nhưng mấy năm sau triều đại Tây Sơn sụp đổ, Hoàng Tùng đau buồn vì vận nước và tình riêng nên đã nhảy xuống hồ chết theo nàng Mai Nương. Tiếng thông reo ở hồ này rất bi thương như khóc than cho đôi bạn tình Mai Nương và Hoàng Tùng nên người đời đặt tên là hồ Than Thở.

Một góc Hồ Than Thở - Huyền thoại của những câu chuyện tình yêu.


Langbiang- Đà Lạt


Langbiang gắn liền với câu chuyện tình yêu của chàng Lang và nàng Biang. Nhà K’lang và Hơbiang đều ở dưới chân núi. Nàng Biang là con gái của tù trưởng bộ tộc Chil, chàng K’lang là người con trai bộ tộc Lát. Họ tình cờ gặp nhau trong một lần nàng Biang lên rừng hái quả. Hơbiang gặp nạn và chàng K’lang đã dũng cảm cứu nàng thoát khỏi ác thú hung dữ. Cả hai đã cảm mến và đem lòng yêu nhau.

Nhưng do lời nguyền giữa 2 tộc người mà Hơbiang không thể lấy K’lang làm chồng. Vượt qua tục lệ khắt khe và lễ giáo phong kiến, họ vẫn quyết tâm đến với nhau. Hai người cùng hẹn nhau bỏ trốn, đến một nơi không ai biết đến và sống bên nhau trọn đời. Hàng ngày chàng đi săn bắt thú rừng, còn nàng thì tận hưởng cảm giác hạnh phúc nơi rừng hoang vu, hoa thơm cỏ lạ.

Ngỡ như hạnh phúc là mãi mãi. Hơbiang trở bệnh, K’lang tìm mọi cách chữa trị nhưng không khỏi. Chàng đành quay về báo cho buôn làng để tìm cách cứu nàng, nhưng không may thay, với bộ tộc, chàng và nàng là những đứa con tội lỗi không dung thứ. Dân làng quyết truy đuổi để giết bằng được chàng Lang. Nàng Biang dùng hết súc lực cuối cùng đỡ mũi tên có tẩm thuốc độc cho người mình yêu. Lang đau đớn và khóc ròng rã đến nỗi trút hơn thở c, nước mắt chàng chảy thành suối Dankia.

Nỗi tuyệt vọng và cái chết của hai người là minh chứng về một tình yêu đẹp đẽ, éo le đã khiến cha nàng Biang hối hận vô cùng. Ông đã đứng ra thống nhất các tộc người lại thành dân tộc K’Ho và xóa bỏ lời nguyền để trai gái yêu nhau không phải khổ ải vì nhau tới chết.

Bức tượng chàng K’Lang và nàng Biang trên đỉnh Lang Biang.


Bên trên là một số những địa điểm được nhiều bạn trẻ nhắc đến gắn với lời nguyền chia tay. Có thể tất cả mọi chuyện trên đều là sự ngẫu nhiên mà những người có tín ngưỡng đã tin rằng thần phật đã linh ứng. Nhưng cũng biết đâu có một sự “tâm linh” huyền bí nào ở đây? Còn rất nhiều điều bí ẩn về “tâm linh” mà khoa học chưa thể lý giải được…

Video liên quan

Chủ Đề