Tại sao nói thẳng như ruột ngựa Sinh 11

Khi nói về tính tình của một con người bộc trực, thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy, không lắt léo, không giấu diếm giữ kín những điều suy nghĩ, những tâm tư riêng của mình, dân gian ta hay dùng thành ngữ "thẳng ruột ngựa" hoặc "thẳng như ruột ngựa" để diễn tả.

Con ngựa trong tranh của danh họa Tề Bạch Thạch - Ảnh: Internet

Nhưng sao lại nói "thẳng như ruột ngựa" mà không nói "thẳng như ruột bò", "thẳng như ruột trâu" hay "thẳng như ruột lợn"... ? Ruột ngựa mà thẳng thì chúng ăn uống, tiêu hóa thế nào?

Thành ngữ “thẳng [như] ruột ngựa” được hình thành nhờ vào sự quan sát con vật nuôi quen thuộc, dùng để kéo xe thồ, chở, dùng làm phương tiện chiến đấu cho các hiệp sĩ, các đội quân [đội kỵ binh] ngày xưa. Ngựa là con vật ăn cỏ như trâu bò, nhưng bộ máy tiêu hóa của ngựa lại khác rất xa với trâu bò. Dạ dày ngựa thuộc loại dạ dày đơn, không tiêu hóa được nhiều chất xơ cứng. Ruột ngựa rất dài, đặc biệt đoạn nối ruột non với dạ dày, gọi là manh tràng, cũng dài và rất lớn. Đoạn này là một ống dài tới một mét, thẳng và to với đường kính 15-25cm. Quá trình tiêu hóa chủ yếu diễn ra ở đây chứ không phải ở dạ dày. Có lẽ dựa vào cơ sở giải phẫu nội tạng của ngựa và căn cứ vào những điều thu nhận được bằng quan sát trực quan mà trong nhận thức của người Việt, ruột ngựa được xem là một đối chứng về tính chất thẳng, trái với cong queo, ngoằn ngoèo vốn là đặc điểm của ruột các con vật nói chung. Thoạt đầu phép so sánh “thẳng [như] ruột ngựa” chắc là chỉ miêu tả tính chất hình thể, vật thể mà con người có thể thấy được, quan sát được. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, ruột hay bụng, lòng, dạ, đều có ý nghĩa biểu trưng cho tình cảm, tâm tư, suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta thấy còn có các câu, như: ruột đau như cắt, bầm gan tím ruột, nóng gan nóng ruột, [đau] đứt từng khúc ruột, ruột để ngoài da…

Chính nhờ vào tính biểu trưng của ruột theo quan niệm của người Việt mà thành ngữ “thẳng [như] ruột ngựa” được “cấp” thêm một nét nghĩa mới. Thành ngữ này được chuyển từ ý nghĩa miêu tả đặc điểm, tính chất cụ thể bề ngoài trực quan đến ý nghĩa biểu thị tính tình con người hoặc tính chất hình tượng thuộc phạm vi tinh thần. Trong sử dụng ngôn ngữ, thành ngữ “thẳng như [ruột] ngựa” thường được dùng để chỉ sự bộc trực ngay thẳng, thật thà của tính cách con người. Trong cách đối xử, người có tính thẳng ruột ngựa được xem là người hiền lành, không có ác tâm, không lắt léo, không tính toán vòng vo, không so đo hơn thiệt. Ví dụ:

“Anh Phan có tính thật thà, thẳng như ruột ngựa, cứ nghĩ gì nói nấy. Nhiều lúc làm bà con cười nôn ruột” [Tổng tập văn học Việt Nam].

“Triều đình và các quan ta có lẽ không biết cái thâm ý ấy, cứ thẳng ruột ngựa mà đối xử” [Chu Thiên, Bóng nước hồ Gươm].

Trong nhiều trường hợp, thành ngữ thẳng ruột ngựa được dùng để chỉ tính chất mộc mạc, dung dị và chân phương. Thí dụ:

“Nếu thơ Thái và thơ Mường bay bướm thì thơ Mèo thẳng ruột ngựa, không bóng gió” [Báo Văn Nghệ]

Vậy là, theo đánh giá của người đời, đặc tính thẳng ruột ngựa được xem là tốt, tích cực, đáng yêu, dễ cảm thông. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là những gì trái với tính chất thẳng ruột ngựa đều xấu, đều tiêu cực. Thực ra, người Việt trong nhiều cảnh huống, nhiều trường hợp chỉ dùng thành ngữ “thẳng ruột ngựa” để xác định tính của của con người, tính chất sự vật đối lập với sự kín đáo, tế nhị, bóng bẩy, hoa lá và những tính chất đa dạng khác trong cuộc sống.

Đôi khi người ta dùng thành ngữ thẳng [như] ruột ngựa đồng nghĩa với thành ngữ “ruột để ngoài da” với dụng ý chê trách sự phơi bày dễ dãi, sự bộc bạch tất cả mọi điều nghĩ suy, cũng như mọi tâm tư nguyện vọng sâu kín của mình cho người khác biết một cách không cần thiết. Thí dụ: “Bà cứ cái lối nói thẳng ruột ngựa như thế thì con cháu có ngày vạ lây đó”, "Đến nhà cô ấy, cậu nhớ cẩn thận khi nói năng. Chứ vẫn cái tính thẳng ruột ngựa như mọi lần là không ổn đâu"... Dẫu vậy, những con người có tính tình thẳng ruột ngựa vẫn được coi là người chân thật, mộc mạc, ngay thẳng và hành vi bộc bạch, giãi bày ý nghĩ tình cảm theo lối thẳng ruột ngựa có thể gây ra những điều phiền toái nào đó, nhưng cũng có thể thông cảm và thể tất được. Chính những người nói năng "thẳng ruột ngựa", nghĩ gì nói nấy lại dễ gây được thiện cảm [bởi sự bộc trực đáng yêu], còn hơn là ai đó thích "con cà con kê", thích diễn giải dài dòng, "vòng vo tam quốc".

PGS-TS Phạm Văn Tình

Khi nói về tính tình của một con người bộc trực, thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy, không lắt léo, không giấu giếm những tâm tư riêng của mình, dân gian ta hay dùng thành ngữ “Thẳng ruột ngựa” hay “Thẳng như ruột ngựa” để diễn tả.

Bạn đang xem: Ruột ngựa

Thẳng trong tiếng Việt là một tính từ, có nghĩa xuất phát là “theo một hướng nhất định, không cong, không gãy gập...”. Từ đây, thẳng còn được dùng để chỉ “sự thẳng thắn, ngay thẳng, bộc trực...” của ai đó. Nhưng “lôi” ruột ngựa vào đây nhằm biểu hiện một lối so sánh nghe “lạ tai” là dựa trên cơ sở nào đây?Thành ngữ “Thẳng [như] ruột ngựa” được hình thành nhờ vào sự quan sát con vật nuôi quen thuộc, dùng để kéo xe thồ, chở, dùng làm phương tiện chiến đấu cho các hiệp sĩ, các đội quân [đội kị binh] ngày xưa. Ngựa là con vật ăn cỏ như trâu bò, nhưng bộ máy tiêu hoá của ngựa lại khác rất xa với trâu bò. Dạ dày ngựa thuộc loại dạ dày đơn, không tiêu hoá được nhiều chất xơ cứng. Ruột ngựa rất dài, đặc biệt đoạn nối ruột non với dạ dày, gọi là manh tràng, cũng dài và rất lớn. Đoạn này là một ống dài tới một mét, thẳng và to với đường kính 25-35cm.Quá trình tiêu hoá chủ yếu diễn ra ở đây chứ không phải ở dạ dày. Có lẽ dựa vào cơ sở giải phẫu nội tạng của ngựa và căn cứ vào những điều thu nhận được bằng quan sát trực quan mà trong nhận thức của người Việt Nam, ruột ngựa được xem là một đối chứng về tính chất thẳng, trái với cong queo, ngoằn ngoèo vốn là đặc điểm của ruột các con vật [và người] nói chung. Thoạt đầu phép so sánh thẳng [như] ruột ngựa chắc là chỉ miêu tả tính chất hình thể, vật thể mà con người có thể thấy được, quan sát được. Tuy nhiên, trong tiếng Việt ruột hay bụng, lòng, dạ, đều có ý nghĩa “biểu trưng cho tình cảm, tâm tư, suy nghĩ, nhận thức của con người”: ruột đau như cắt, [giận] bầm gan tím ruột, nóng gan nóng ruột, [đau] đứt từng khúc ruột, ruột để ngoài da, [tức] lộn ruột,…Chính nhờ vào nét nghĩa biểu trưng của ruột theo quan niệm của người Việt mà thành ngữ “Thẳng [như] ruột ngựa” được “cấp” thêm một nét nghĩa mới. Thành ngữ này được chuyển từ ý nghĩa miêu tả đặc điểm, tính chất cụ thể bề ngoài trực quan đến ý nghĩa biểu thị tính tình con người hoặc tính chất trừu tượng thuộc phạm trù tinh thần. Trong sử dụng ngôn ngữ, thành ngữ “Thẳng [như] ruột ngựa” thường được dùng để chỉ sự bộc trực ngay thẳng, thật thà của tính cách con người.Trong cách đối xử, người có tính thẳng ruột ngựa được xem là người hiền lành, không có ác tâm, không lắt léo, không tính toán vòng vo, không tính toán so đo hơn thiệt. Ví dụ:

“Anh Phan có tính thật thà, thẳng như ruột ngựa, cứ nghĩ gì nói nấy. Nhiều lúc làm bà con cười nôn ruột” [Tổng tập Văn học Việt Nam].

Xem thêm: Bahasa Inggris Pekan Ini: Mungkinkah Turun Hujan Anjing Dan Kucing? ?

“Triều đình và các quan ta có lẽ không biết cái thâm ý ấy, cứ thẳng ruột ngựa mà đối xử” [Chu Thiên, “Bóng nước hồ Gươm”]Trong nhiều trường hợp, thành ngữ thẳng ruột ngựa được dùng để chỉ tính tình mộc mạc, dung dị và chân phương. Ví dụ:“Nếu thơ Thái và thơ Mường bay bướm thì thơ Mèo thẳng ruột ngựa, không bóng gió” [Báo Văn Nghệ].Vậy là, theo đánh giá của người Việt, cấu trúc thẳng ruột ngựa không liên quan gì tới giải phẫu sinh lí hay là chuyện ăn uống, tiêu hóa. Nó được coi là đặc tính tốt, tích cực, đáng yêu, dễ cảm thông của ai đó. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là những gì trái với tính chất thẳng ruột ngựa đều xấu, đều tiêu cực.Thực ra, người Việt trong nhiều cảnh huống, nhiều trường hợp chỉ dùng thành ngữ thẳng ruột ngựa để xác định tính của của con người, tính chất sự vật đối lập với sự kín đáo, tế nhị, bóng bẩy, hoa lá và những tính chất đa dạng khác trong cuộc sống.Đôi khi người ta dùng thành ngữ “Thẳng [như] ruột ngựa” đồng nghĩa với thành ngữ ruột để ngoài da với dụng ý chê trách sự dễ dãi, “vô ý vô tứ” bộc bạch tất cả mọi điều nghĩ suy, cũng như mọi tâm tư nguyện vọng sâu kín của mình cho người khác biết một cách không cần thiết. Chẳng hạn: “Đến nhà chồng con phải ý tứ chứ cứ “thẳng ruột ngựa” hồn nhiên như với bạn bè là dễ mất lòng như chơi”.Dẫu vậy, những con người có tính tình thẳng thắn, bộc trực... vẫn được coi là người chân thật, mộc mạc, ngay thẳng, đáng mến. Và hành vi bộc bạch, giãi bày ý nghĩ tình cảm theo lối thẳng ruột ngựa có thể gây ra vài điều phiền toái nào đó, nhưng cũng có thể thông cảm và thể tất được:

hoặc ủng hộ qua Cổng thanh toán Soha Pay bằng cách nhấn vào nút bên dưới






Dai Phuc400,000 VND

Ly Nguon100,000 VND

Đại Phúc400,000 VND

Ly Nguon100,000 VND

Dai Phuc500,000 VND

QUANG TƯ300,000 VND

Đại Phúc400,000 VND

Trinh Bao Dan500,000 VND

Trinh Bao Dan500,000 VND

Trinh Bao Dan500,000 VND

Trinh Bao Dan500,000 VND

Hoàng Khắc Hiếu500,000 VND

Hoàng Khắc Hiếu500,000 VND

Bạch Ngọc Hùng200,000 VND

Đại Phúc500,000 VND

Hoàng Khắc Hiếu500,000 VND

Ly Nguon200,000 VND

Hoàng Khắc Hiếu500,000 VND

Đại Phúc200,000 VND

Hoàng Khắc Hiếu500,000 VND


Quỹ Tấm Lòng vàng trao 500 cặp phao cứu sinh đến học sinh Cao Bằng

Thí sinh “nhí” tranh tài ở Đại hội Robot toàn quốc lần đầu được tổ chức

Đại tá, TS Nguyễn Tiến Dũng: Người lính cụ Hồ – làm nhiều hơn nói!

Gay cấn đến những phút cuối cuộc thi tìm hiểu về Văn Miếu và truyền thống khoa bảng Hải Phòng

Video liên quan

Chủ Đề