Tại sao một số người không uống được sữa tươi khi uống sẽ đau bụng tiêu chảy sinh 10

Bạn có biết nguyên nhân gây ra tiêu chảy sau uống sữa?

Uống sữa là đau bụng, tiêu chảy: Tập uống thế nào để khỏi?

Người không dung nạp đường lactose có trong sữa sẽ bị đầy hơi, đau bụng, đi phân lỏng, khắc phục bằng cách dùng sữa có lactose thấp hoặc không lactose.

Đầy hơi, đau bụng và tiêu lỏng khi uống sữa có thể do không dung nạp lactose. Ảnh: Shuterstock

PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Nội Tổng quát 2, Bệnh viện Nhi Đồng 1, Phó Trưởng Bộ môn Nhi Đại học Y dược TP.HCM cho biết, gần 70% người trên thế giới gặp phải tình trạng bất dung nạp đường lactose. Tình trạng này khá phổ biến ở người châu Á.

Lactose là loại đường đôi có nhiều trong sữa, cả sữa mẹ và sữa bò. Đường lactose trong sữa khi đến ruột non được men lactase phân cắt thành hai loại đường đơn [galactose và glucose] và hấp thu vào cơ thể.

Nếu vì lý do nào đó, lượng đường lactose và men lactase không cân xứng [lactose nhiều quá khả năng tiêu hóa của men lactase] sẽ xảy ra tình trạng kém hấp thu lactose, biểu hiện ra ngoài với triệu chứng gồm đầy hơi, đau bụng và tiêu lỏng. Tam chứng [ba triệu chứng] này gọi là bất dung nạp đường lactose.

Triệu chứng khó chịu thường diễn ra vài giờ sau sử dụng sản phẩm từ sữa có chứa đường lactose. Tùy theo lượng lactose đưa vào cơ thể, cơ địa mà triệu chứng, mức độ khác nhau.

Trẻ em, người lớn bị bất dung nạp lactose nếu không được chữa trị đúng cách sẽ bị tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất nặng nề, dễ nhiễm trùng do giảm sức đề kháng.

Những ai dễ bị bất dung nạp lactose?

Bất dung nạp đường lactose xảy ra nhiều hơn ở người trưởng thành. Trẻ em ít bị và thường là bất dung nạp thứ phát. Theo PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn thường có những dạng sau:

Bất dung nạp lactose bẩm sinh: khi mới sinh, bé bị tiêu chảy kéo dài sau uống sữa [cả sữa mẹ lẫn sữa bò], suy kiệt dần, không tăng cân, có thể tử vong. Trước đây, sự hiểu biết về bệnh này chưa nhiều và chưa có sữa không lactose [lactose-free], hầu như bé bị bất dung nạp lactose bẩm sinh đều không qua khỏi.

Bất dung nạp lactose nguyên phát: thường xảy ra ở trẻ sau 2-3 tuổi, gặp nhiều nhất ở người trưởng thành. Lượng men lactase trong ruột non trẻ nhũ nhi rất nhiều, đủ để không xảy ra triệu chứng bất thường khi bú sữa.

Bắt đầu ăn dặm và nhất là sau 2-3 tuổi, lượng men lactase giảm dần, ở người trưởng thành, hoạt tính men lactase có thể chỉ bằng 10% so với lúc mới sinh. Do đó, triệu chứng bất dung nạp dễ xuất hiện, gặp thường xuyên khi uống lượng lớn sữa cùng lúc.

Bất dung nạp lactose thứ phát: trẻ nhỏ hay bị tình trạng này. Ban đầu, bé dung nạp lactose bình thường nhưng sau đó mắc một số bệnh lý như tiêu chảy [nhất là tiêu chảy kéo dài], viêm ruột, bị cắt một đoạn dài ruột non... làm giảm hoạt tính men lactase, từ đó xuất hiện bất dung nạp lactose.

Nếu điều trị ổn bệnh nền, lượng men lactase hồi phục thì triệu chứng bất dung nạp lactose sẽ hết.

Cách giảm đầy hơi, đau bụng khi uống sữa

PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn cho biết người bị bất dung nạp lactose thường có tâm lý bỏ hẳn sữa ra khỏi thực đơn vì sữa chứa nhiều lactose là chưa đúng. Vì loại bỏ sữa hoặc ít dùng sữa kéo theo hậu quả như giảm sức khỏe xương [giảm mật độ xương, dễ loãng xương], thiếu một số vi lượng như vitamin D, A, canxi...

Trẻ em, người lớn thiếu vi chất giống như "nạn đói tiềm ẩn", khiến trẻ kém phát triển và thể chất, tinh thần. Tình trạng thiếu canxi, loãng xương không còn là bệnh của người cao tuổi mà còn gặp ở cả người trẻ Việt.

Sữa còn hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể nên cần đưa vào thực đơn mỗi ngày. Không chỉ người bình thường mà người bất dung nạp lactose nên uống sữa để góp phần chống chọi bệnh tật.

Bạn nên giảm lượng lactose trong sữa hoặc bổ sung men lactase để hạn chế đầy hơi, đau bụng... Giảm lactose bằng cách dùng chế phẩm từ sữa có lactose thấp hoặc không chứa lactose sẽ đơn giản hơn.

Bạn không nên uống sữa quá nhiều cùng lúc mà chia nhiều cữ nhỏ. Các nghiên cứu cho thấy uống từ từ một lượng 12,5 gram lactose [tương đương một ly sữa 240 ml] thì an toàn.

Uống sữa chung với thức ăn giúp đường lactose xuống ruột non chậm rãi, đủ thời gian cho men lactase tiêu hóa sữa, từ đó giảm triệu chứng đau bụng, khó tiêu, đầy hơi...

PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn tư vấn người uống sữa bị đầy hơi, đau bụng nên giảm lượng lactose trong sữa để hạn chế tình trạng này. Ảnh: Nhân vật cung cấp

PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn từng điều trị cho nhiều người bị hội chứng này. Có những trẻ bị rất nặng như tiêu chảy trên hai tuần, phân có mùi chua, hăm hậu môn... nhưng chỉ cần chuyển loại sữa bé đang uống sang sữa lactose-free, sau vài ngày, trẻ đi ngoài bình thường mà không cần dùng thuốc.

Nếu trẻ em bị bất dung nạp lactose thứ phát nên điều trị ổn bệnh nền. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân có thể dùng sữa không chứa lactose.

Trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm chuyên biệt cho đối tượng này, chẳng hạn như Vinamilk Flex giúp hạn chế bị sôi bụng, dễ tiêu hóa, đi tiêu phân lỏng giảm; hàm lượng canxi, vitamin D trong sản phẩm còn góp phần giúp xương chắc khỏe. Lượng chất béo giảm phù hợp với người ăn kiêng, muốn kiểm soát cân nặng.

Trẻ em, người lớn bị bất dung nạp đường lactose có thể uống sữa đều đặn để hỗ trợ tăng đề kháng, phòng bệnh.

Giảm hội chứng đầy hơi, đau bụng khi uống sữa giúp cuộc sống dễ chịu, khỏe mạnh hơn

"Sữa không chứa lactose giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người bất dung nạp lactose. Người bị hội chứng này vẫn có thể sử dụng nguồn sữa để có nhiều dưỡng chất bổ dưỡng. Với trẻ em, sữa không lactose điều trị nhiều trường hợp bất dung nạp lactose thứ phát hoặc rối loạn tiêu hóa khác có liên quan", PGS.TS.BS Nguyễn Anh Tuấn nói thêm.

TTO - Không phải cứ thứ gì tốt cho sức khỏe là dùng nhiều và dùng liên tục. Sữa cũng vậy, không nên uống sữa khi thấy nổi mụn trứng cá, gãy xương hoặc mệt mỏi kéo dài...

  • Sữa học đường phải bổ sung đủ 21 vi chất
  • Uống sữa thường xuyên không làm tăng tuổi thọ

Sữa nhiều dinh dưỡng nhưng chỉ thực sự tốt khi bạn dùng đúng liều lượng và đúng thời điểm - Ảnh: NBC

1. Trong giai đoạn mệt mỏi kéo dài

Sữa là đặc trưng của động vật có vú và con người. Sữa mẹ là dinh dưỡng hết sức cần thiết cho trẻ sơ sinh và sữa bò hoặc các chế phẩm từ sữa cũng là một loại thực phẩm cơ bản cho người lớn.

Tuy nhiên, theo mộtnghiên cứu của các nhà khoa học Đức, sữa chứa các thành phần giúp tăng cường canxi, giúp ngủ ngon nhưng nếu trong giai đoạn bị mệt mỏi liên tục, việc uống nhiều sữa sẽ khiến bạn gặp vấn đề tiêu hóa. Cơ thể lúc này tiếp tục sản sinh nhiều năng lượng hơn để tiêu hóa lượng dinh dưỡng trong sữa khiến bạn thêm mất ngủ.

Vì vậy, trong giai đoạn mệt mỏi, nên ăn nhiều trái cây và rau xanh. Ăn thêm khoai lang, chuối hoặc táo để dễ ngủ và nhanh hồi phục, thay vì chỉ uống sữa.

2. Khi bị mụn trứng cá

Mộtkết luận tổng hợp của các nhà khoa học Mỹnăm 2018 dựa trên 241 nghiên cứu khác nhau về mối liên quan giữa sữa và mụn trứng cá ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên cho thấy: sữa tách béo làm tăng mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá ở thanh thiếu niên và thanh niên.

Tiêu thụ sữa nhiều trong giai đoạn thanh thiếu niên tác động đến các hormone như insulin và IGF-1, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe làn da.

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào giải thích rõ ràng cơ chế tác động của các chất trong sữa dẫn đến nổi mụn.

3. Khi đang gặp vấn đề về tiêu hóa

Theo một bài báo trên NCBI, rất nhiều người có hệ miễn dịch phản ứng lại với lactose - một thành phần có nhiều trong đường sữa. Những trường hợp không dung nạp Lactose, bị hội chứng ruột kích thích hoặc đang bị đầy hơi, khó tiêu không nên uống sữa vì sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu tiếp tục uống sữa, có thể bị tiêu chảy, đau bụng và nôn.

4. Khi đau cơ, khớp không rõ nguyên nhân

Ảnh: SHUTERSTOCK

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý là yếu tố chính giúp tối ưu hóa hiệu suất tập luyện và phục hồi chức năng cơ bắp. Các sản phẩm sữa rất giàu axit amin, protein, lipid, khoáng chất và vitamin, canxi, natri hoặc kali có thể hỗ trợ phục hồi cơ thể sau khi tập thể dục.

Tuy nhiên,theo Hiệp hội Dinh dưỡng thể thao quốc tế, vì sữa có tính axit cao nên trong trường hợp đau nhức cơ bắp sau tập luyện hoặc đau không rõ nguyên nhân sẽ gây viêm, làm tổn thương khớp và cơ bắp hơn.

5. Khi đang mắc hội chứng sương mù não

Sương mù não [brain fog] không phải là một bệnh, nhưng là một triệu chứng. Nó gây ra các vấn đề về trí nhớ, giảm khả năng tập trung và tinh thần thiếu sáng suốt.Một số nghiên cứucho rằng tỉ lệ casein cao trong sữa sẽ khiến cảm giác này trở nên trầm trọng hơn.

6. Khi lượng cholesterol cao

Khi nồng độ cholesterol cao hơn bình thường, chất béo trong các mạch máu có thể bị lắng đọng làm cản trở sự vận chuyển của máu qua động mạch. Lâu dần có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Cholesterol trong máu liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống hằng ngày.Theo nghiên cứu của Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ, cứ 100g sữa bò thông thường chứa 10g cholesterol. Do vậy, nếu nồng độ cholesterol trong máu của bạn cao hơn bình thường nên ngừng uống sữa.

7. Gãy xương hoặc mắc các chứng bệnh về xương

Một chế độ ăn giàu các sản phẩm sữa được khuyến khích vì giảm khả năng gãy xương do loãng xương. Sữa chứa 18 trong số 22 chất dinh dưỡng thiết yếu, bao gồm canxi, phốt pho và vitamin D có tầm quan trọng đặc biệt đối với bộ xương. Sự hấp thu của các chất dinh dưỡng này được tăng cường nhờ enzyme chuyển hóa đường sữa thành D-glucose và D-galactose.

Ảnh: DEPOSITPHOTOS

Tuy nhiên,nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điểncho thấy, tiêu thụ một lượng lớn sữa có thể có tác dụng không mong muốn, vì sữa là nguồn cung cấp D-galactose chính. Bằng chứng thực nghiệm ở một số loài động vật chỉ ra rằng việc tiếp xúc lâu dài với D-galactose gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Ngay cả một liều D-galactose thấp cũng gây ra lão hóa tự nhiên ở động vật; rút ngắn tuổi thọ do tổn thương do oxy hóa, viêm mãn tính, thoái hóa thần kinh, giảm đáp ứng miễn dịch và thay đổi phiên mã gen. Một liều tiêm dưới da 100mg/kg D-galactose làm tăng tốc độ lão hóa ở chuột. Điều này tương đương với 6-10g ở người, tương ứng với 1-2 ly sữa. Nghiên cứu này cũng cho thấy những phụ nữ tiêu thụ hơn 3 ly sữa mỗi ngày có nguy cơ bị gãy xương cao hơn.

Uống sữa thường xuyên không làm tăng tuổi thọ

TTO - Kết quả một nghiên cứu mới công bố cho thấy những người uống nhiều sữa, dùng nhiều phô mai và sữa chua không sống thọ hơn những người không dùng các sản phẩm đó.

Bác sĩ Dinh dưỡng giải đáp: Tại sao uống sữa bị tiêu chảy?

Uống sữa bị tiêu chảy là tình trạng dễ gặp ở trẻ nhỏ với nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng thường gặp nhất là do bất dung nạp lactose có trong sữa.

Không nên chủ quan khi trẻ nhỏ bị tiêu chảy sau khi uống sữa

Trẻ đại tiện như thế nào được xem là bị tiêu chảy?

Theo các chuyên gia nhi khoa, tiêu chảy ở trẻ nhỏ là sự gia tăng số lần đi đại tiện trên 3 lần/ngày, lượng phân bài tiết ở trẻ nhỏ trên 20g/ngày, phân lỏng và chứa nhiều nước hơn so với bình thường. Riêng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn bú mẹ, hiện tượng đi ngoài trên 3 lần trong vòng 24 giờ và phân sệt là biểu hiện bình thường, không phải do tiêu chảy.

Tỷ lệ trẻ em bị tiêu chảy là khá cao

Hầu như tất cả trẻ nhỏ đều sẽ mắc tiêu chảy 1 vài lần trong đời, trẻ dưới 2 tuổi có thể mắc từ 2 đến 4 đợt tiêu chảy/năm, thậm chí nhiều hơn. Ở các nước đang phát triển tỷ lệ trẻ nhỏ chết vì tiêu chảy khá cao, chính vì vậy, khi phát hiện trẻ bị tiêu chảy, mẹ cũng nên đặc biệt theo dõi trẻ và đưa trẻ đi thăm khám để đảm bảo trẻ được chăm sóc đầy đủ.

Uống sữa bị tiêu chảy do bất dung nạp lactose

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc tiêu chảy như rối loạn tiêu hóa do kháng sinh, nhiễm khuẩn đường ruột hoặc do virus…, tuy nhiên, không ít trẻ gặp phải tình trạng tiêu chảy sau khi uống sữa.

Biểu hiện rõ rệt nhất của hiện tượng này là sau khi uống sữa khoảng 30 phút đến 2 giờ, trẻ bắt đầu cảm thấy đau bụng, bụng căng tức, ợ hơi và bắt đầu đi phân lỏng. Nếu trẻ có đầy đủ các biểu hiện trên thì nhiều khả năng trẻ đã mắc hội chứng không dung nạp Lactose.

Các Bác sĩ Dinh dưỡng giải thích như sau: Thông thường sau khi uống sữa, Lactose [hay đường sữa] sẽ đi vào hệ tiêu hóa và được enzyme Lactase phân giải thành đường đơn dễ hấp thụ, cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu lớp niêm mạc ruột không sản xuất đủ lượng enzyme Lactase, lượng đường Lactose không được phân giải sẽ đi xuống tá tràng và bị các vi sinh vật ở đây lên men. Lượng axit và khí thoát ra trong quá trình lên men này chính là nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy đi kèm với các dấu hiệu như đầy hơi, đau bụng, nôn, sôi bụng.

Trẻ em người Châu Á, người Mỹ gốc Mexico hay Mỹ gốc Phi, trẻ sinh non hoặc trẻ đang gặp phải những rối loạn tiêu hóa là những nhóm trẻ có nguy cơ cao mắc phải hội chứng bất dung nạp Lactose.

>> Xem thêm: Địa chỉ khám bất dung nạpLactose cho trẻ

Cần làm gì khi trẻ gặp tình trạng uống sữa bị tiêu chảy, đau bụng?

Thông thường trẻ sẽ tự khỏi khi bị tiêu chảy, tuy nhiên nếu nguyên nhân là do không dung nạp đường Lactose thì đợt tiêu chảy của trẻ sẽ kéo dài hơn bình thường. Cách tốt nhất là đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được thăm khám và chữa trị.

Đầu tiên các bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ làm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân và mức độ tiêu chảy. Sau đó sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Có 2 nguyên tắc mẹ nên nhớ trong quá trình điều trị tiêu chảy cho con là:

  • Cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường: Nước này nên là nước pha thêm dung dịch bù nước, nước lọc, nước cháo, nước súp… Nếu mẹ muốn cho trẻ uống nước trái cây thì cần hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Tiếp tục bổ sung dinh dưỡng cho trẻ: Nếu trẻ nhỏ đang bú mẹ, mẹ cần tiếp tục cho trẻ bú. Với những trẻ lớn hơn mẹ nên cho trẻ ăn nhiều hơn và chia thành nhiều bữa nhỏ để giảm bớt áp lực cho hệ tiêu hóa. Nếu cho trẻ uống sữa công thức thì nên pha loãng sữa để ruột trẻ dễ hấp thu hơn.

Khi bị tiêu chảy nặng, nếu trẻ không uống được nước bù chất điện giải hoặc uống mà bị nôn, rất có thể bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ truyền dịch

Sau thời gian dài tiêu chảy, trẻ thường biếng ăn, còi cọc, cân nặng và chiều cao chững lại, ít chơi đùa, kém lanh lợi hơn những trẻ đồng trang lứa. Nguyên nhân do trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng trong thời gian bị bệnh. Để khắc phục, ngoài việc thăm khám và điều trị cho trẻ, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng hợp lý để trẻ bắt kịp tốc độ phát triển theo độ tuổi.

Các mẹ có trẻuống sữa bị tiêu chảy thường có quan niệm là nên loại bỏ sữa và các chế phẩm từ sữa ra khỏi chế độ ăn của con. Đây là quan điểm chưa đúng bởi còn tùy thuộc vào loại sữa trẻ đang dùng, nếu ngưng sữa đột ngột có thể khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ suy dinh dưỡng và kém phát triển. Chỉ nên kiêng sữa cho trẻ lớn trong trường hợp trẻ uống sữa tươi bị tiêu chảy [đặc biệt là sữa tươi từ động vật có vú như bò].

Do đó, thay vì sử dụng sữa tươi hay những loại sữa công thức phổ biến, mẹ nên tham khảo các loại sữa Lactose free [sữa không chứa đường Lactose] để thêm vào thực đơn hàng ngày của trẻ. Lactose free là dòng sữa được đặc chế riêng cho những trẻ gặp phải tình trạng bất dung nạp Lactose, sữa sẽ được loại bỏ hoàn toàn hoặc chỉ chứa 1 lượng ít đường Lactose, thân thiện với hệ tiêu hóa của trẻ.

Bất dung nạp Lactose là hội chứng không thể chữa trị hoàn toàn, biện pháp duy nhất là cắt giảm lượng lactose ra khỏi bữa ăn hàng ngày. Khi cơ thể trẻ không được cung cấp đủ đường Lactose, quá trình hấp thu canxi sẽ khó khăn hơn, dễ khiến trẻ không thể phát triển chiều cao tối ưu. Nếu trẻ có dấu hiệu biếng ăn, chậm phát triển sau khi điều trị tiêu chảy do mất dung nạp Lactose, mẹ nên đưa trẻ đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được thăm khám và tư vấn, tránh những biến chứng nặng hơn cho sức khỏe của trẻ nhỏ.

Hiện nay, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome có đầy đủ các dịch vụ tư vấn và điều trị dinh dưỡng cho trẻ em ở tất cả độ tuổi hoặc đang gặp phải các rối loạn dinh dưỡng sau khi bị bệnh. Trên cơ sở thăm khám trực tiếp, tiến hành các xét nghiệm, phân tích vi chất, các bác sĩ dinh dưỡng tại đây sẽ đưa ra các phác đồ dinh dưỡng phù hợp cho từng trẻ, trong đó có trẻ không may bị tiêu chảy khi uống sữa.

KIỂM TRA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG

Xem Thêm

ĐẶT LỊCH KHÁM

Xem Thêm

TÌM TRUNG TÂM

Xem Thêm

TIN NUTRIHOME

KIẾN THỨC Y KHOA

  • Dinh dưỡng trẻ em
  • Dinh dưỡng người lớn
  • Dinh dưỡng bệnh lý
  • Y học thể thao – Vận động
  • Xét nghiệm – Chẩn đoán hình ảnh
  • Tiết chế thực đơn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Dậy thì sớm ở bé gái: Dấu hiệu, Nguyên nhân và Cách điều trị

Hiểu được các nguyên nhân, dấu hiệu dậy thì sớm ở bé gái và có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ mang đến cho trẻ cơ hội phát triển...

Xem thêm >>>

Thực đơn tăng cân cho bé cả tuần không trùng món, Mẹ lưu lại ngay

Mẹ bớt lo trẻ suy dinh dưỡng, còi cọc chậm tăng cân. Bài viết này, chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn mẹ và chia sẻ bí quyết cách xây dựngthực...

Xem thêm >>>

Ăn cá có giúp bé thông minh hơn? 8 loại cá giúp tăng IQ “vùn vụt”

Ăn cá có thông minh không? “Người chăm ăn cá sẽ thông minh hơn” không còn là một quan niệm mà đã được chứng minh bởi các nghiên cứu khoa...

Xem thêm >>>

Làm sao để tăng chiều cao? 10 Cách tăng chiều cao hiệu quả nhanh nhất

Làm sao để tăng chiều cao? Đâu là cách tăng chiều cao tại nhà hiệu quả luôn là mối quan tâm của hội nấm lùn. Vậy, muốn tăng chiều cao...

Xem thêm >>>

Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bên cạnh cân nặng và chiều cao, trẻ chậm phát triển trí tuệ là một tình trạng sức khỏe tâm thần cần được phụ huynh quan tâm đúng mực. Vậy...

Xem thêm >>>

12 cách giúp bé tăng cân nhanh và đều, mẹ hết lo

Vì sao trẻ ăn nhiều mà không tăng cân nhiều? Đâu là cách giúp bé tăng cân đều và an toàn? Đây là câu hỏi của hàng nghìn bà mẹ...

Xem thêm >>>

Ăn gì cho bé tăng cân? Top 14 thực phẩm giúp bé tăng cân lành mạnh

Trẻ nhỏ thường biếng ăn, kén ăn, do đó đối với những trẻ không may bị thiếu cân, làm sao lựa chọn được các loại thực phẩm giúp bé tăng...

Xem thêm >>>

ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

1900 633 599

TÌM CHI NHÁNH

Chính sách bảo mật

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM DINH DƯỠNG NUTRIHOME

Giấy chứng nhận ĐKKD số 0108848003 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 31/07/2019

Địa chỉ: Số 180 Trường Chinh, phường Khương Thượng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội

Điện thoại: 024.730 33599 [Hà Nội] - 028.730 99599 [TP. HCM] - Mail:

Bản quyền © 2020 thuộc về NUTRIHOME.

X

Video liên quan

Chủ Đề