Như thế nào là điểm du lịch quốc gia và điểm du lịch địa phương

Điểm du lịch quốc gia là gì? Điều kiện để được công nhận điểm du lịch quốc gia?

Cập nhật: Thứ sáu, 12/06/2009 14:32:58

Lượt xem: 36.381

Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch.

1. Hiểu về tuyến du lịch

Theo quan niệm quốc tế, tuyến du lịch là một phần quan trọng của sản phẩm du lịch thậm chí rất lâu trước khi du lịch được định nghĩa. Các tuyến đường du lịch ban đầu hoặc là một phần của hệ thống thương mại hoặc được kết nối với các hoạt động tôn giáo. Hầu hết các tên tuyến đường được tạo sau này, để giải thích chủ đề của tuyến đường hoặc hướng đi. Con đường tơ lụa qua châu Á là một ví dụ, các tuyến đường hành hương từ Trung Âu đến Nidaros [Trondheim ngày nay] ở Na Uy có thể là một con đường khác. Hệ thống các tuyến du lịch thực sự đầu tiên có thể là Grand Tour, một mạng lưới các tuyến đường phức hợp ít nhiều đều dẫn đến Rome.

Sự bùng nổ của sách hướng dẫn du lịch và các chương trình du lịch trên TV, ở một số quốc gia cũng có các kênh du lịch riêng biệt, cũng đã góp phần làm cho hệ thống các tuyến đường theo chủ đề nổi lên nhanh chóng. Cả hai phương tiện truyền thông đều có nhu cầu “kể một câu chuyện” – và việc đi lại dọc theo tuyến đường du lịch đáp ứng tốt nhu cầu đó.

Theo Luật du lịch năm 2017 hiện hành đã bỏ quy định khái niệm về tuyến du lịch, do đó, dựa vào quy định tại Khoản 9 Điều 4 Luật Du lịch năm 2005 quy định thì: “Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.”

Các điểm du lịch được nối với nhau thành tuyến du lịch. Trong từng trường hợp cụ thể các tuyến du lịch có thể là tuyến du lịch nội vùng hay tuyến du lịch liên vùng.

Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản, tuyến du lịch là một đơn vị tổ chức lãnh thổ du lịch do liên kết các điểm du lịch với nhau thành một lịch trình du lịch phù hợp và thuận lợi nhất cho du khách trên lãnh thổ. Cơ sở tiền đề cho việc xác định các tuyến du lịch là các điểm du lịch và hệ thống giao thông thuận tiện. Hiện nay có nhiều cách phân loại tuyến du lịch:

– Theo hệ thống giao thông: Tuyến du lịch bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không.

– Xét về mặt không gian lãnh thổ, tuyến du lịch được chia như sau:

+ Trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia, thì có tuyến nội vùng và tuyến liên vùng.

+ Trong phạm vi một tỉnh thì có tuyến du lịch nội tỉnh và ngoại tỉnh.

– Theo tính đa chức năng của các điểm du lịch:

+ Tuyến du lịch tổng hợp [DLST, giải trí,…]

+ Tuyến du lịch chuyên đề với các điểm du lịch có cùng chức năng.

Điểm và tuyến du lịch có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các điểm du lịch liên kết với nhau tạo thành các tuyến du lịch. Quy mô và mật độ phân bố các điểm du lịch trên lãnh thổ ảnh hưởng đến tổ chức khai thác các tuyến du lịch. Nếu quy mô của các điểm du lịch lớn, mật độ các điểm cao, số lượng tuyến nhiều, thu hút nhiều doanh nghiệp lữ hành quan tâm và xây dựng thành các tour du lịch hấp dẫn, khai thác hiệu quả. Các điểm du lịch có chất lượng cao, càng đẹp, càng hấp dẫn, có ý nghĩa quốc gia và quốc tế liên kết với nhau sẽ tạo thành các tuyến du lịch với sản phẩm thu hút du khách, tạo điều kiện cho việc phát triển CSHT & CSVCKT du lịch dọc trên tuyến. Ngược lại, tuyến du lịch với sản phẩm hấp dẫn sẽ thu hút được sự quan tâm của du khách về các điểm du lịch tạo thành các tuyến đó. Chức năng của các điểm du lịch có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với chức năng tuyến du lịch. Lãnh thổ có nhiều điểm du lịch đồng chức năng tạo điều kiện hình thành và phát triển các tuyến du lịch chuyên đề. Lãnh thổ có nhiều điểm du lịch với chức năng đa dạng tạo điều kiện phát triển các tuyến du lịch tổng hợp với sản phẩm du lịch đa dạng và ngược lại.

Một tập hợp các mạch có tổ chức để khám phá và thưởng thức tất cả các di sản, với một bản sắc cụ thể, dựa trên hệ sinh thái cảnh quan siêu hình, có thể tiếp cận với mọi đối tượng nhưng với các sản phẩm khác nhau theo phân khúc của họ, được tổ chức để phục vụ sự phát triển của hoạt động du lịch và chuỗi giá trị của nó.

Điểm Du Lịch Là Gì? Đặc Điểm Và 5 Yếu Tố Cấu Thành Điểm Du Lịch

Nguyễn Lê Hà Phương

09-12-2021

5/5 [7 đánh giá] 1 bình luận

Điểm du lịch là phân cấp thấp nhất trong phân vùng du lịch, mang tới những sức hút mạnh mẽ cho du khách so với những điểm xung quanh. Để tìm hiểu rõ hơn điểm du lịch là gì? Đặc điểm và các yếu tố cấu thành điểm du lịch, hãy cùng Tri Thức Cộng Đồng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tham khảo thêm các bài viết cùng chủ đề khác:

  • Phân loại tài nguyên du lịch
  • Khái niệm, đặc điểm và các loại sản phẩm du lịch biển đảo

Điểm du lịch

Khái niệm

Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017: “Điểm du lịch được hiểu là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch”.

Như vậy, khái niệmĐiểm du lịchmới chỉ nói đến một phạm vi hẹp của nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn phục vụ cho khách du lịch mà chưa chỉ rõ được qui mô, mức độ, việc lưu lại của khách du lịch, điều kiện tiếp cận, sản phẩm du lịch, ranh giới hành chính để quản lí, cũng như sự nhận diện về hình ảnh của điểm đến du lịch.

Đặc điểm và phân loại

Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có qui mô nhỏ, trên bản đồ các vùng du lịch người ta có thể hiểu điểm du lịch là những điểm riêng biệt. Sự chênh lệch về diện tích của các điểm du lịch là tương đối lớn.

Điểm du lịch là nơi tập trung tài nguyên du lịch hay cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch, hoặc kết hợp cả hai ở qui mô nhỏ. Vì thế điểm du lịch có thể được phân thành hai loại: Điểm tài nguyên và điểm chức năng.

Thời gian lưu trú của khách từ 1 đến 2 ngày [trừ các điểm du lịch chức năng, thí dụ như điểm du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh].

Theo Khoản 6, Điều 1 - Luật Du lịch Indonesia đã xác định điểm du lịch như sau:

"Trước hết đó là một vị trí có tài nguyên du lịch và có sức hấp dẫn, sức hút đối với con người. Tất cả những điều này đều được Chính phủ xác định và quản lí. Việc xây dựng các điểm này phục vụ cho du lịch phải được đảm bảo bốn yêu cầu:

Thứ nhất, có khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội tại địa phương; Thứ hai, đảm bảo giữ gìn được những gái trị văn hóa, tín ngường và phong tục tập quán đang tồn tại ở địa phương; Thứ ba, bảo vệ được môi trường sinh thái; Thứ tư, đảm bảo sự phát triển du lịch lâu dài.

[Tài liệu tham khảo: Qui hoạch du lịch, Bùi Thị Hải Yến, NXB Giáo dục Việt Nam]

Điểm đến du lịch liên kết [Linked travel destinations] là gì?

23-06-2020 Tiểu vùng du lịch là gì? Phân loại

23-06-2020 Trung tâm du lịch là gì? Điều kiện

Mục lục

  • 1 Quy định khu du lịch quốc gia
  • 2 Các khu du lịch quốc gia đã được công nhận
  • 3 Các khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt Nam
  • 4 Các khu du lịch được quy hoạch
  • 5 Các khu du lịch đang đề cử
  • 6 Chú thích

Quy định khu du lịch quốc giaSửa đổi

Theo quy định của Luật du lịch 2017, Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận khu du lịch quốc gia thuộc địa bàn từ 2 tỉnh trở lên, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhân khu du lịch quôc gia trong địa bàn 1 tỉnh khi một khu du lịch có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút nhiều khách du lịch.
  2. Có diện tích tối thiểu là một nghìn héc ta.
  3. Có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm.
  4. Có quy hoạch phát triển khu du lịch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  5. Có mặt bằng, không gian đáp ứng yêu cầu của các hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí trong khu du lịch.
  6. Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch và dịch vụ đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
  7. Có cơ sở lưu trú du lịch, khu vui chơi giải trí, thể thao và các cơ sở dịch vụ đồng bộ khác.

Các khu du lịch quốc gia đã được công nhậnSửa đổi

  1. Hồ Tuyền Lâm, Lâm Đồng
  2. Sa Pa, Lào Cai
  3. Tam Đảo, Vĩnh Phúc
  4. Mũi Né, Bình Thuận
  5. Trà Cổ, Quảng Ninh

Các khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt NamSửa đổi

Hạ tầng khu du lịch vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng [Quảng Bình]

Hát bài chòi phục vụ du lịch ở Hội An

Theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010 thì đến năm 2010, Việt Nam đã có 21 khu du lịch trọng điểm quốc gia,[1] đó là

  1. Khu du lịch nghỉ dưỡng Sa Pa [Lào Cai]
  2. Khu du lịch sinh thái hồ Ba Bể [Bắc Kạn]
  3. Khu du lịch vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà [Quảng Ninh, Hải Phòng]
  4. Khu du lịch quốc gia suối Hai Ba Vì [Hà Nội].
  5. Khu du lịch văn hóa Hương Sơn [Hà Nội]
  6. Khu du lịch văn hóa Cổ Loa - thành cổ Hà Nội
  7. Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động [Ninh Bình]
  8. Khu di tích lịch sử Kim Liên [Nghệ An]
  9. Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng [Quảng Bình]
  10. Khu du lịch đường mòn Hồ Chí Minh [Quảng Trị]
  11. Khu du lịch Lăng Cô - Hải Vân - Non Nước [Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng]
  12. Khu du lịch phố cổ Hội An [Quảng Nam]
  13. Khu du lịch mũi Đại Lãnh - vịnh Vân Phong [Phú Yên và Khánh Hòa]
  14. Khu du lịch biển Phan Thiết - Mũi Né [Bình Thuận]
  15. Khu du lịch Đankia - Suối Vàng [Lâm Đồng]
  16. Khu du lịch hồ Tuyền Lâm [Lâm Đồng]
  17. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ [Thành phố Hồ Chí Minh]
  18. Khu du lịch sinh thái - lịch sử Côn Đảo [Bà Rịa – Vũng Tàu]
  19. Khu du lịch biển Long Hải [Bà Rịa – Vũng Tàu]
  20. Khu du lịch sinh thái biển đảo Phú Quốc [Kiên Giang]
  21. Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau [Cà Mau]

Các khu du lịch được quy hoạchSửa đổi

Quy hoạch du lịch hiện nay đang định hướng phát triển 47 khu du lịch quốc gia, là những trọng điểm để đầu tư thúc đẩy phát triển du lịch. Các khu du lịch đó là:

  1. Khu du lịch Cao nguyên đá Đồng Văn,
  2. Khu du lịch thác Bản Giốc,
  3. Khu du lịch Mẫu Sơn,
  4. Khu du lịch Ba Bể,
  5. Khu du lịch Tân Trào,
  6. Khu du lịch Núi Cốc,
  7. Khu du lịch Sa Pa,
  8. Khu du lịch Thác Bà,
  9. Khu du lịch Đền Hùng,
  10. Khu du lịch Mộc Châu,
  11. Khu du lịch Điện Biên Phủ-Pá Khoang,
  12. Khu du lịch hồ Hòa Bình,
  13. Khu du lịch Hạ Long-Cát Bà,
  14. Khu du lịch Vân Đồn,
  15. Khu du lịch Trà Cổ,
  16. Khu du lịch Côn Sơn-Kiếp Bạc,
  17. Khu du lịch Ba Vì-Suối Hai,
  18. Khu du lịch Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam,
  19. Khu du lịch Tam Đảo,
  20. Khu du lịch Tràng An,
  21. Khu du lịch Tam Chúc,
  22. Khu du lịch Kim Liên,
  23. Khu du lịch Thiên Cầm,
  24. Khu du lịch Bà Nà,
  25. Khu du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng,
  26. Khu du lịch Lăng Cô-Cảnh Dương,
  27. Khu du lịch Bà Nà,
  28. Khu du lịch Cù Lao Chàm,
  29. Khu du lịch Mỹ Khê,
  30. Khu du lịch Phương Mai,
  31. Khu du lịch Vịnh Xuân Đài,
  32. Khu du lịch Bắc Cam Ranh,
  33. Khu du lịch Ninh Chữ,
  34. Khu du lịch Mũi Né,
  35. Khu du lịch Măng Đen,
  36. Khu du lịch Tuyền Lâm,
  37. Khu du lịch Đan Kia-Suối Vàng,
  38. Khu du lịch Yokđôn,
  39. Khu du lịch núi Bà Đen,
  40. Khu du lịch Cần Giờ,
  41. Khu du lịch Long Hải-Phước Hải,
  42. Khu du lịch Côn Đảo,
  43. Khu du lịch Thới Sơn,
  44. Khu du lịch Núi Sam,
  45. Khu du lịch Phú Quốc,
  46. Khu du lịch Năm Căn,
  47. Khu du lịch Xứ sở hạnh phúc.

Khu du lịch là gì? Điều kiện trở thành khu du lịch cấp quốc gia là gì?

Khu du lịch là gì? Điều kiện trở thành khu lịch cấp quốc gia là gì? Đây là những câu hỏi thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt những người làm trong ngành du lịch. Để hiểu rõ hơn về khu du lịch thì cùng theo dõi bài viết dưới đây để được bật mí nhé!

Chắc chắn đối với những ai đam mê với việc đi du lịch, những người đã và đang theo đuổi ngành du lịch thì khái niệm khu du lịch là một thuật ngữ không quá xa lạ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nắm được những điều kiện để trở thành một khu du lịch, điều kiện để được công nhận là khu du lịch cấp quốc gia, cấp địa phương. Vậy luật du lịch có những quy định như thế nào về khu du lịch? Top những địa điểm du lịch nổi tiếng đẹp nhất ở Việt Nam năm 2021 là gì? Cùng theo dõi tiếp bài viết dưới đây để được 123job bật mí nhé!

Video liên quan

Chủ Đề