Tại sao lại có sự chênh lệch độ tuổi kết hôn giữa nam và nữ

Bất cập hiện hành

Theo Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành năm 2000, “nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên” được kết hôn. Như quy định này, việc kết hôn của nữ bước sang 18 tuổi được coi là hợp pháp, tuy nhiên pháp luật lại không quy định cụ thể họ có quyền tham gia tất cả các giao dịch liên quan đến tài sản trong hôn nhân. Vì thế, sau nhiều năm thi hành quy định này đã nẩy sinh nhiều bất cập trong thực tiễn.

Nữ bước sang tuổi 18 [tức 17 tuổi một ngày] là đủ tuổi kết hôn, song theo pháp luật hiện hành, nhiều giao dịch [giao dịch về bất động sản, tín dụng…], đòi hỏi chủ thể giao dịch phải từ đủ 18 tuổi trở lên.

Trong hoạt động tố tụng dân sự, cá nhân phải đủ 18 tuổi trở lên mới có thể tự mình là chủ thể của quan hệ tố tụng.

Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định nữ bước sang tuổi 17 một ngày được quyền tự do kết hôn và ly hôn. Tuy nhiên nếu người này ly hôn khi chưa đủ 18 tuổi thì quyền ly hôn, chia tài sản, chia quyền nuôi con bị vướng vì họ chưa có đủ năng lực hành vi dân sự, chưa được tự mình tham gia quan hệ tố tụng.

Và nếu sau khi kết hôn đến thời điểm có yêu cầu ly hôn họ chưa đủ 18 tuổi thì quyền tự do ly hôn của họ không thể thực hiện. Do đó nhiều tòa án thường phải “treo” việc thụ lý giải quyết vụ án ly hôn đến khi họ đủ tuổi theo luật định.

Thêm vào đó, chính quy định “mềm” về độ tuổi kiểu này khiến tỷ lệ phụ nữ kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi nhiều hơn, đặc biệt tại các vùng miền núi, nơi đồng bảo thiểu số sinh sống chủ yếu. Nhiều người chưa đủ tuổi kết hôn cứ “hồn nhiên”theo phong tục tập quán, “bắt chồng” rồi khi nào đủ tuổi thì đăng ký.

Luật “chạy” theo thực tiễn

Quan điểm của một số thành viên Ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về độ tuổi kết hôn còn chưa đồng nhất, nhiều người lo ngại việc quy định nam từ hai mươi tuổi, nữ từ mười tám tuổi trở lên được quyền kết hôn.

Theo quan điểm Bộ Tư pháp – cơ quan chủ trì việc soạn thảo, lần này khi quy định nữ chưa đủ 18 tuổi kết hôn hợp pháp thì sẽ công nhận họ có năng lực hành vi đầy đủ trong thực hiện các quyền, nghĩa vụ về hôn nhân và gia đình cũng như các quyền tố tụng trong giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình.

Đối với nữ kết hôn ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, quy định từ đủ 17 tuổi một ngày sẽ tạo điều kiện cho đồng bào hạn chế được các trường hợp vi phạm về độ tuổi.

Ông Dương Đăng Huệ- Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự Kinh tế, Bộ Tư pháp cho rằng, quy định như thế cũng tạo cơ sở pháp lý cho phụ nữ thực hiện được quyền của mình khi kết hôn chưa đủ 18 tuổi. Việc trao cho người chưa thành niên sau khi kết hôn các năng lực hành vi đầy đủ trong hôn nhân là giải pháp được nhiều nước áp dụng. Trong khi đó ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ kết hôn từ đủ 17 tuổi trở lên không phải nhỏ, và “không cho phép thì tình trạng này vẫn diễn ra nên phải quy định để dễ xử lý”.

Một số ý kiến lo ngại, nếu quy định dưới 18 tuổi được kết hôn với những quyền năng liên quan được bảo đảm sẽ dễ “vẽ đường cho hươu chạy”. “Tại sao không quy định cả nam và nữ đều từ đủ 18 tuổi hoặc nữ từ đủ 18 tuổi, nam từ đủ 20 tuổi mới được phép kết hôn, như vậy sẽ khỏi phải đưa ra các quy định rồi lại phải giải thích lòng vòng?”, ông Phạm Văn Phương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội bày tỏ quan điểm.

Cũng có một số ý kiến cho rằng nên quy định cả nam, nữ đủ 18 tuổi được phép kết hôn. Sự cải thiện đáng kể về chất lượng cuộc sống, sự phát triển nhanh về thể chất và đời sống tinh thần của người Việt Nam hiện nay đã bảo đảm cho công dân nam, nữ có thể kết hôn khi đủ 18 tuổi.

“Luật quy định công dân đủ 18 tuổi đi nghĩa vụ quân sự, đi bầu cử nhưng lại quy định không đủ tuổi kết hôn là chưa ổn?” - TS Nguyễn Hữu Minh, Viện trưởng Viện Gia đình và Giới nói.

Bên cạnh đó khi quy định nam nữ từ đủ 18 tuổi trở lên được phép kết hôn bảo đảm sự đồng bộ với quy định của Bộ luật Dân sự về người đã thành niên và quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự về năng lực tham gia tố tụng của cá nhân.

Có thể nói, quy định về độ tuổi kết hôn dù là 18 hay 20 cũng đều phải căn cứ vào tình hình thực tế, giải quyết được những bất cập của luật hiện hành đồng thời dự liệu được tình hình để không rơi vào cảnh “chưa áp dụng đã muốn sửa đổi”.

HƯƠNG NGUYÊN

Nhiều phụ nữ khi đến tuổi kết hôn thường đặt tiêu chí chọn chồng hơn tuổi, thậm chí nhiều tuổi bởi cho rằng đàn ông hơn tuổi thường chín chắn, đạt được thành tựu nhất định trong sự nghiệp, làm vợ những người như vậy sẽ yên tâm hơn. Trong khi đó người khác lại thích lấy chồng bằng tuổi vì dễ trao đổi, tâm sự thẳng thắn với nhau.

Khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew ở Mỹ cho thấy, từ 70% đến 80% người chọn bạn đời cùng tuổi khi kết hôn lần đầu tiên. Đối với các cặp cách biệt tuổi tác, 10% đàn ông thường có bạn đời trẻ hơn từ 6 - 9 tuổi, và 5% đàn ông kết hôn với phụ nữ trẻ hơn 10 tuổi hoặc nhiều hơn.

Với nhiều người, tuổi tác của bạn đời cũng góp phần quan trọng quyết định đời sống hôn nhân. Ảnh minh họa: cuman.com

Christian Rudder, đồng sáng lập OkCupid, một trang web hẹn hò trực tuyến của Mỹ, đã thực hiện cuộc khảo sát cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa nam giới và phụ nữ về sở thích tuổi của bạn đời.

Theo đó, hơn một nửa phụ nữ được hỏi sẽ tìm kiếm đối tác bằng tuổi mình hoặc hơn 1-2 tuổi, trong khi đàn ông lại có mong muốn tìm vợ trẻ hơn. Đặc biệt, đàn ông càng nhiều tuổi lại càng thích kiếm vợ trẻ, lựa chọn nhiều nhất là ở lứa tuổi 20.

Sven Drefahl, nhà nhân chủng học tại Đại học Stockholm, đã khảo sát những người trên 50 tuổi ở Đan Mạch thấy rằng đàn ông có vợ trẻ hơn thường sống lâu hơn. Theo khảo sát, bạn đời của những người đàn ông này càng lớn tuổi, họ càng có tuổi thọ ngắn hơn, dù không liên quan đến trình độ học vấn hay thu nhập. Theo Sven Drefahl suy luận, những người đàn ông có sức khỏe tốt hơn thường thu hút phụ nữ trẻ hơn, đó là lý do họ sống lâu hơn.

Ở giới bên kia, nếu bạn đời hoặc người tình của phụ nữ là đàn ông trẻ tuổi hơn, họ lại không sống lâu hơn. Sven Drefahl suy luận có thể do phụ nữ thường chiếm thế thượng phong so với người tình kém tuổi nên họ không được hưởng lợi từ sức sống của đàn ông trẻ tuổi hơn.

Tuy nhiên, Lehmiller, tiến sỹ tâm lý học của Mỹ đã khảo sát 200 phụ nữ, bao gồm những người hẹn hò với người đàn ông trẻ hơn họ, lớn tuổi hơn và những người bằng tuổi. Kết quả cho thấy, những người có quan hệ tình cảm với đàn ông trẻ hơn họ 10 tuổi là hạnh phúc nhất. Phái nữ cũng xác định gắn bó lâu dài hơn với tình yêu này, so với những người hẹn hò nam giới lớn tuổi hơn hoặc bằng tuổi.

Nghiên cứu cũng nhận định việc yêu thương và làm hài lòng một phụ nữ lớn tuổi cũng mang lại hạnh phúc cho đàn ông. Tiến sĩ tâm lý giáo dục Marty Nemko ở California cho biết, các cặp chồng trẻ, vợ già có khả năng tương thích, trưởng thành và làm cha mẹ tốt hơn.

Một nghiên cứu khác của Cục thống kê quốc gia Anh cũng chỉ ra, phụ nữ ngoài 30 tuổi mới kết hôn, mà đối tác hơn họ 10 tuổi trở lên, rất dễ ly hôn. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa việc chênh lệch tuổi tác và ly hôn. "Có thể việc chia tay còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, chỉ là tỷ lệ ly hôn ở những cặp đôi này cao hơn hẳn so với những cặp đôi khác", nghiên cứu chỉ rõ.

Dù khoa học dẫn chứng như thế nào thì khi tình yêu đến, trốn tránh cũng không được. Chênh lệch tuổi tác dù ở nam hay nữ ngoài việc đối mặt với dư luận xã hội, quan trọng là sự đồng thuận về mặt tình cảm giữa hai người. Hãy tự mình trả lời 4 câu hỏi dưới đây để xem có thể tiếp tục giữ mối quan hệ này không.

1. Đây là mối quan hệ dài hạn hay ngắn hạn

Nếu ngay từ đầu chỉ xác định là quan hệ ngắn hạn, miễn bên nhau vui vẻ là được. Những đối tác trẻ tuổi sẽ mang lại cho đối phương sự nhiệt huyết cũng như nhiều năng lượng, trong khi đối tác lớn tuổi có thể hỗ trợ tài chính và truyền đạt nhiều kinh nghiệm quý báu khác.

2. Nếu xác định mối quan hệ dài hạn, vậy có thích hợp không?

Nếu đây là mối quan hệ lâu dài, cần sự đồng thuận của cả hai về tương lai. Tuổi tác chênh lệch nhau dù ít hay nhiều, thời điểm này không còn ý nghĩa. Điều quan trọng là cố gắng vun đắp cho tình cảm hai phía cũng như cuộc sống tương lai. Khi này cần phân bổ thời gian dành cho nhau để cả hai trở nên hòa hợp hơn.

3. Bạn muốn có con không?

Nếu người yêu hoặc bạn đời cách xa tuổi bạn, tốt nhất nên bàn bạc sớm về việc sinh con, bởi thời điểm sinh đẻ của phụ nữ nên dưới 35, sau tuổi này thường gặp nhiều biến chứng sản khoa. Nếu phụ nữ ở lứa tuổi 40-50 cần suy nghĩ kỹ trước quyết định làm mẹ, vì đây không phải độ tuổi lý tưởng để sinh một đứa trẻ.

4. Bạn bè và người thân có hỗ trợ không?

Bạn bè và gia đình đóng vai trò quan trọng trong chuyện tình cảm của đôi lứa. Một nghiên cứu cho thấy, mối quan hệ được hỗ trợ bởi bạn bè, người thân thường bền vững hơn. Ngược lại, nếu không được hỗ trợ, mối quan hệ ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Vy Trang [Theo aboluowang]

Mọi người có thể theo đuổi các mục tiêu khác nhau khi họ đến một độ tuổi nhất định. Có một số phụ nữ trẻ đã sẵn sàng có gia đình, và những người đàn ông lớn tuổi có thể vẫn muốn có con. Trong trường hợp này, sự kết hợp của cặp đôi lệch tuổi có thể là lựa chọn tốt.

Một người phụ nữ muốn vun vén gia đình có thể đang tìm kiếm sự trưởng thành và ổn định mà một người đàn ông có kinh nghiệm hơn có được, trong khi người đàn ông lớn tuổi mong muốn có con có thể tìm kiếm một người ở độ tuổi sinh sản phù hợp.

Đối với những cặp vợ chồng mà người vợ nhiều tuổi hơn, có một lợi thế là người phụ nữ đã chắc chắn về những gì mình muốn trong cuộc sống. Điều đó giúp người đàn ông biết chính xác vị trí của mình và mong muốn của đối phương.

Phụ nữ lớn tuổi hơn cũng có xu hướng giải quyết các vấn đề một cách logic và công bằng hơn.

Ảnh minh họa. 

Người lớn tuổi hơn hiểu đối phương cần gì

Kết hôn với một người lớn tuổi hơn sẽ giúp bạn có nhiều không gian hơn cho những việc bạn muốn làm. Họ cũng từng còn trẻ, vì vậy họ có xu hướng hiểu nhiều hơn nếu bạn cần dành chút thời gian cá nhân cho sở thích hoặc thú vui của mình. Họ sẽ không nhất thiết chống lại bạn hoặc cho rằng có điều gì đó không ổn trong mối quan hệ.

Hôn nhân có sự kết hợp của trí tuệ và năng lượng

Tuổi tác chênh lệch có thể giúp các cặp đôi có những góc nhìn bổ sung cho nhau.

Một người phụ nữ có hôn nhân lệch 15 tuổi cho biết, vì hai người họ ở những giai đoạn cuộc đời khác nhau, nên họ mang đến những điều khác nhau khi thảo luận, đàm phán. Trong khi người nhiều tuổi hơn mang lại trí tuệ, sự khôn khéo, thì người ít tuổi hơn có thể mang lại sự trẻ trung, năng động cho mối quan hệ.

Ảnh minh họa. 

Họ có những cuộc trao đổi thú vị

Lớn lên trong những thời kỳ văn hóa khác nhau sẽ giúp hai bên có nhiều điều để chia sẻ với nhau. Như một phụ nữ hẹn hò với một anh chàng hơn cô 12 tuổi kể lại, cả hai người đều học được rất nhiều điều từ mối quan hệ: “"Tôi dạy anh ấy biết lướt sóng, còn anh ấy dạy tôi về tài chính từ khi tôi cố gắng mua căn nhà đầu tiên của mình. Có lợi cả đôi đường”.

Mối quan hệ tiến triển với tốc độ nhanh hơn

Do những lo lắng về tuổi tác nhất định, các cặp lệch tuổi có thể trở nên quyết liệt hơn với các mục tiêu trong mối quan hệ của họ.

Một người vợ chia sẻ rằng vì chồng cô hơn cô 11 tuổi, họ đã phải "chạy theo thời gian" và lập gia đình sớm hơn so với bình thường nếu cô ấy yêu người bằng tuổi. Một người phụ nữ 39 tuổi khác nói rằng cô ấy thích ở với người lớn tuổi hơn vì cô ấy muốn có con và cô ấy không thể chờ đợi một anh chàng vẫn đang "tập làm người lớn".

Nỗ lực nhiều hơn để duy trì mối quan hệ

Theo các chuyên gia, các cặp vợ chồng lệch tuổi phải đối mặt với một số thách thức, như sự kỳ thị, không tán thành của xã hội, hoặc thiếu sự ủng hộ từ gia đình và bạn bè đồng trang lứa.

Con đường sự nghiệp khác nhau và mối quan tâm về sức khỏe cũng là những yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự kết nối của họ.

Những điều này buộc họ phải sớm vượt qua những trở ngại khó khăn trong mối quan hệ để có thể xây dựng một nền tảng vững chắc.

-> Nhiều người phản đối sống thử trước hôn nhân nhưng lại không biết 9 điều này

Video liên quan

Chủ Đề