Cấy ốc tai điện tử ở đâu

Cập nhật: 07/07/2016 10:50:29

Cấy ốc tai là dùng một thiết bị điện tử có điện cực [nên còn gọi là cấy ốc tai điện tử], cắm vào trong ốc tai để thay thế các tế bào thần kinh thính giác bị hư và tạo ra các xung động thần kinh truyền lên não, giúp cho bệnh nhân nghe được.

1. Định nghĩa và nguyên lý:

          Ốc tai điện tử là một hệ thống điện tử phức tạp được cấy ghép vào bộ phận tai trong để kích thích dây thần kinh thính giác nhằm phục hồi chức năng nghe cho những bệnh nhân bị điếc sâu. Phương pháp này ra đời từ những năm 70 được áp dụng rộng rãi trên thế giới từ những năm 90 của thế kỷ hai mươi.

          Cấy ốc tai là dùng một thiết bị điện tử có điện cực [nên còn gọi là cấy ốc tai điện tử], cắm vào trong ốc tai để thay thế các tế bào thần kinh thính giác bị hư và tạo ra các xung động thần kinh truyền lên não, giúp cho bệnh nhân nghe được.

          Như vậy ốc tai điện tử là thiết bị biến đổi năng lượng âm thanh thành dấu hiệu điện kích thích lên thần kinh ốc tai của những bệnh nhân bị điếc sâu.

2. Phân loại:

          - Loại đơn kênh hoặc đa kênh [do số lượng kênh được kích thích]

          - Loại đơn cực hoặc đa cực [do dạng điện cực]

          - Loại ngoài ốc tai hoặc trong ốc tai [do vị trí đặt]

3. Chỉ định:

          - Người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên

          - Chỉ tổn thương ốc tai, còn chức năng thần kinh thính giác còn bình thường

          - Đã sử dụng máy trợ thính nhưng không hiệu quả

          - Không có viêm nhiễm ở tai và xương chũm

          - Điếc sâu: > 80dB [mất các tần số 500Hz, 1000Hz, 2000Hz]

          - Sức khỏe và tâm lý bình thường, không có chống chỉ định về nội khoa, sẵn sàng hợp tác trong tập luyện để phục hồi lại sức nghe và khả năng giao tiếp trong một thời gian dài.

          - Trên phim chụp CT Scan và MRI của ốc tai không có cốt hóa mê nhĩ.

4. Kết quả:

          Theo GS House, cha đẻ của thiết bị ốc tai điện tử, kết quả phẫu thuật có thể nói chung như sau: 25% tốt, 50% khá, 25% chưa theo ý muốn. Ở những trường hợp tốt và khá, bệnh nhân có thể giao tiếp qua điện thoại được.

          Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả gồm: nguyên nhân gây điếc, tình trạng ốc tai của người bệnh, điếc trước hay sau khi hình thành ngôn ngữ, thời gian bị điếc, việc huấn luyện và dạy phát âm sau phẫu thuật...

5. Các biến chứng có thể gặp khi phẫu thuật:

          Sau phẫu thuật có thể gặp các biến chứng nhẹ như chóng mặt, ù tai, nhiễm trùng vết mổ..., nặng như liệt mặt ngoại biên [vì khi mổ đặt điện cực vào ốc tai, phẫu thuật viên phải thao tác sát dây thần kinh mặt], viêm màng não, điện cực tụt ra ngoài ốc tai...

6. Điều kiện và thủ tục để được cấy ốc tai điện tử:

          - Đầu tiên bệnh nhân phải được khám tại khoa Tai Mũi Họng và Thính học để làm các thử nghiệm cần thiết như đo thính lực đồ, điện thính giác thân não, chụp CT Scan, chụp MRI... để đánh giá loại điếc và xem có gì bất thường trong đường dẫn truyền và tiếp nhận thính giác từ tai lên não. Cần phải đánh giá mang máy trợ thính thật sự không mang lại hiệu quả cho bệnh nhân.

          - Tiếp đó, bệnh nhân cần làm các xét nghiệm tiền phẫu cần thiết cho cuộc mổ, nên khám thêm nội khoa để loại trừ các nguyên nhân chống chỉ định cho việc cấy ốc tai điện tử.

          - Cuối cùng, bệnh nhân phải được phẫu thuật viên khám lại, kiểm tra lại tai được mổ, kiểm tra trên phim chụp CT Scan và MRI để xem các mốc giải phẫu cũng như cấu trúc của ốc tai cí gì bất thường không, nhằm đặt ra kế hoạch phẫu thuật, hạn chế tối đa các tai biến có thể xảy ra cho bệnh nhân trong và sau phẫu thuật.

                                                                                                 BSCKII. PHAN VĂN DƯNG

                                                                                               Trưởng Bộ môn Tai Mũi Họng

                                       Trưởng Khoa TMH-Mắt-RHM Trưởng Khoa TMH-Mắt-RHM Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế

Cấy ốc tai điện tử là phương pháp chữa điếc bẩm sinh ở cả người lớn và trẻ em. Phương pháp này ngày càng có nhiều cơ sở y tế áp dụng vì nó đem lại hiệu quả cao.

Vậy để biết thêm thông tin chi tiết hãy tham khảo bài viết này của chúng tôi để có những thông tin về phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Ngoài ra, trong bài viết này chúng tôi cũng đưa ra những thông tin về dịch vụ cũng như tác dụng của phương pháp chữa trị này.

1. Tìm hiểu về phẫu thuật cấy ốc tai điện tử

1.1 Phẫu thuật cấy ốc tai điện tử là gì?

Đây là phương pháp dùng hệ thống ốc tai điện tử cấy ghép trong tai nhằm kích thích lại sự hoạt động của các dây thần kinh trong tai, phục hồi khả năng nghe cũng như cảm nhận âm thanh của con người.

Thực tế, phương pháp phẫu thuật cấy ốc tai điện tử có mặt từ rất lâu trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam, phương pháp này được sử dụng phổ biến từ năm 1998 trở lại đây. Hiện nay, phương pháp này vẫn là phương pháp chữa điếc hiệu quả nhất, đặc biệt là đối với các trường hợp bệnh nhân mắc chứng: điếc nặng, điếc bẩm sinh hay điếc lâu ngày nhưng điều trị không mang lại hiệu quả.

Xét về mặt bằng chung, hiện nay có rất nhiều trung tâm, bệnh viện có thể thực hiện tốt việc cấy ốc trong tai điện tử cho bệnh nhân. Tuy nhiên, để nâng cao tính hiệu quả của phương pháp này, người bệnh cũng phụ thuộc vào khá nhiều các yếu tố khác về bệnh như: quá trình thăm khám và chẩn đoán điều trị của các chuyên gia, bác sĩ.

Tình trạng nặng nhẹ hay cơ địa của từng người cũng tác động không nhỏ tới khả năng điều trị bệnh; Yếu tố môi trường, gia đình và quá trình tập luyện sẽ đem lại hiệu quả cao cho phẫu thuật cấy ốc tai điện tử của người bệnh.

Tìm hiểu về cấy ốc tai điện tử cho người lớn

1.2 Các loại cấy ốc tai điện tử hiện nay

Hiện tại, chỉ có 3 công ty cung cấp thiết bị ốc tai điện tử được FDA [cơ quan an toàn thuốc và thực phẩm của Mỹ] chấp thuận tại Mỹ, đó là MED-EL [Áo], Cochlear Nucleus [Úc] và AB [Advanced Bionics- Mỹ].

Giống như các loại thuốc và thực phẩm, để được chấp thuận bởi FDA, các công ty sản xuất thiết bị ốc tai điện tử phải gửi các báo cáo chi tiết về sản phẩm như: chất liệu sản xuất thiết bị, hoạt động an toàn và hiệu quả trên bệnh nhân như thế nào qua các thử nghiệm lâm sàng, thông tin về tác dụng phụ, thu hồi sản phẩm minh bạch… Mỗi lần thay đổi thiết bị, các công ty đó phải gửi hồ sơ bổ sung đến FDA để được chấp thuận. 

2. Tác dụng của cấy ốc tai điện tử

Hầu hết các trường hợp bệnh nhân bị điếc do bẩm sinh hay chịu tác động đều có tâm lý bi quan, không kiên trì và nhạy bén trong quá trình tìm hiểu và thực hiện đúng tư vấn của chuyên gia, bác sĩ do vậy khiến cho tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, khó khăn cho việc chữa trị sau này.

Những bệnh nhân bị tổn thương thính lực thường có tâm lý tự ti, ít giao tiếp, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt cũng như làm việc của người bệnh.

Chính vì vậy, để nhanh chóng cải thiện khả năng nghe nói cũng như cảm thụ âm thanh của mình, người bệnh khi gặp các vấn đề về thính giác mà không có hiệu quả khi sử dụng các biện pháp trợ thính khác thì việc quan trọng và khuyến cáo mang lại kết quả cao nhất đó là tiến hành phẫu thuật cấy ốc tai điện tử.

Phẫu thuật cấy ốc tai điện tử hiện nay đang là phương án tối ưu dành cho các bệnh nhân bị điếc nặng, điếc bẩm sinh … nhằm cải thiện khả năng nghe cũng như dần phục hồi phần nào đó thính giác của mình. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cao, bệnh nhân cần sớm phát hiện cũng như nhanh chóng tiến hành thăm khám, điều trị kịp thời trước khi bệnh tiến triển quá nặng, kéo theo các vấn đề nghiêm trọng về sau.

Hiệu quả của phẫu thuật cấy ốc tai điện tử còn phụ thuộc vào môi trường và khả năng tập luyện nhằm lấy lại phản xạ âm thanh của mỗi người bệnh. Chính vì lẽ đó, để phương pháp này là tối ưu, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối khuyến cáo của các bác sĩ, phối hợp cùng gia đình cùng lấy lại thính giác cho bản thân một cách có hiệu quả.

Tùy vào cơ địa, khả năng và tình trạng của mỗi bệnh nhân mà thời gian cũng như khả năng phục hồi ở các trường hợp đều khác nhau.

Xem thêm: nổi hạch dưới hàm có nguy hiểm không thưa bác sỹ?

3. Kỹ thuật cấy ốc tai điện tử

3.1 Kỹ thuật của phương pháp phẫu thuật cấy ốc tai điện tử là gì

Cấy ốc trong tai điện tử là một phẫu thuật trong đó người bị điếc sẽ được đặt một thiết bị chuyển đổi âm thanh thành những tín hiệu điện và một điện cực chuyển các tín hiệu điện này vào trong ốc tai, kích thích thần kinh thính giác chuyển thành các xung động thần kinh lên não khiến người bị điếc có thể nghe được âm thanh.

Ốc tai điện tử là một hệ thống điện tử phức tạp được cấy ghép vào bộ phận tai trong để kích thích dây thần kinh thính giác nhằm phục hồi chức năng nghe cho những bệnh nhân bị khiếm thính. 

Trong đó, mỗi ca phẫu thuật ốc tai điện tử sẽ kéo dài khoảng từ 1,5 – 2 giờ. Sau 3 tuần phẫu thuật, hệ thống ốc tai điện tử sẽ được bật kích hoạt và hiệu chỉnh tìm ra ngưỡng âm thanh nhỏ nhất có thể nghe thấy và ngưỡng âm thanh lớn nhất mà người cấy ghép nghe thấy mà hoàn toàn không thấy khó chịu. 

Với chiếc điện cực ốc tai này bệnh nhân nghe được âm thanh từ mọi dải tần số khác nhau. Sau đó, qua quá trình huấn luyện, họ sẽ nghe, nói gần như người bình thường.

3.2 Tại sao nên phẫu thuật cấy ốc tai điện tử

Với tiến bộ của nền y học hiện đại như ngày nay thì việc chữa điếc cho bệnh nhân là không quá khó. Những bệnh nhân mắc các chứng bệnh liên quan tới thính giác như: điếc do di truyền, điếc bị tác động bởi ngoại cảnh hay những cá nhân bị tổn thương thính giác nghiêm trọng dẫn đến điếc và không cảm nhận được âm thanh thông qua phương pháp cấy ốc tai điện tử đều đã cảm nhận được âm thanh, ngôn ngữ, bên cạnh đó cũng dần dần phát triển trở lại khả năng thính lực trong cơ thế.

Ở nước ta đã tiếp nhận được quá trình chuyển giao kỹ thuật. Do đó, để mang lại hiệu quả cao nhất cho trẻ em hay người lớn bị điếc đang mong muốn được lấy lại thính giác thì cần được cấy ghép sớm. Độ tuổi tốt nhất là dưới 2 tuổi, vì đây là khoảng thời gian trẻ đang phát triển về thần kinh thính giác…

Sau khi cấy ốc tai điện tử, để mang lại hiệu quả tuyệt đối, người bệnh cần được theo dõi và tiến hành tập luyện phục hồi chức năng nghe theo đúng quy trình và chỉ định của bác sĩ có chuyên môn, từ đó mang lại tác dụng cao trong việc phục hồi khả năng nghe và cảm thụ âm thanh cho người bệnh, giúp họ gần hơn với cuộc sống xã hội hiện nay

4. Phẫu thuật cấy ốc tai điện tử giá bao nhiêu và chi phí cấy ốc tai điện tử

Để phẫu thuật cấy ốc tai điện tử thì phải xác định tình trạng nghe kém của trẻ. Nhóm trẻ được chỉ định phẫu thuật này là trẻ bị điếc sâu, không có khả năng nghe. Và phải đảm bảo các điều kiện y khoa khác như về phát triển tâm thần của trẻ, sức khỏe…

Việc cấy ốc tai điện tử sớm sẽ mang lại hiệu quả tốt cả về thể lực và thính lực cho người bệnh. Ở trẻ nhỏ, độ tuổi được chỉ định tiến hành cấy vào khoảng từ 3 – 5 tuổi, nhưng ở người lớn độ tuổi có thể được giãn cách hơn, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của các bệnh nhân.

Chi phí mua thiết bị ốc tai điện tử với giá khoảng 200 – 800 triệu đồng, bên cạnh đó khách hàng còn phải chi trả thêm tiền phẫu thuật. Một chi phí tiến hành cấy ốc tai điện tử khoảng 70-80 triệu đồng tùy đơn vị. 

Chương trình cấy ốc tai điện tử miễn phí tại Bệnh viện An Việt

5. Những lưu ý khi thực hiện phẫu thuật cấy ốc tai điện tử

Việc cấy ốc tai sớm sẽ mang lại hiệu quả tốt cả về thể lực và thính lực cho người bệnh. Ở trẻ nhỏ, độ tuổi được chỉ định tiến hành cấy ốc tai điện tử vào khoảng từ 3 – 5 tuổi, nhưng ở người lớn độ tuổi có thể được giãn cách hơn, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của các bệnh nhân.

Cụ thể ở những bệnh nhân lâm vào tình trạng điếc nặng, điếc bẩm sinh lâu ngày đã dùng các phương pháp trợ thính khác nhưng không mang lại hiệu quả sẽ được khuyến khích dùng phương pháp này.

Những trường hợp đang bị điếc ở thể nhẹ, vẫn có khả năng và phản xạ về âm thanh, hay các bệnh nhân mắc các bệnh lý về tai khác đều không nên phẫu thuật cấy ốc tai điện tử.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An, nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, phẫu thuật cấy ốc tai điện tử là một kỹ thuật được triển khai ở nhiều nước trên thế giới và giờ đây tại Việt Nam phương pháp này được triển khai ở một số ít bệnh viện, trong đó có bệnh viện An Việt. 

Phương pháp này thường được chỉ định khi các biện pháp điều trị khiếm thính khác không đạt hiệu quả. Độ tuổi tốt nhất để thực hiện phẫu thuật cấy ốc tai điện tử này là từ 12 tháng – 3 tuổi vì đây là giai đoạn phát triển về thần kinh thính giác, ngôn ngữ ở trẻ. Nếu ở độ tuổi càng muộn, việc phát triển ngôn ngữ của bệnh nhân càng khó khăn, phải rất kiên nhẫn và cần nhiều thời gian. 

Trên thế giới, trường hợp ít tuổi nhất được cấy điện cực ốc tai là 6 tháng tuổi, tuy nhiên đây là những trường hợp rất hiếm gặp và được chỉ định đối với từng trường hợp cụ thể.

6. Các chương trình phẫu thuật cấy ốc tai điện tử miễn phí tại Bệnh viện Đa khoa An Việt

Phương pháp phẫu thuật cấy ốc tai điện tử miễn phí tốn rất nhiều chi phí từ mua thiết bị cho đến quá trình phẫu thuật cũng như chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật. Do đó, những bệnh nhân được phẫu thuật cấy ốc tai điện tử miễn phí tại bệnh viện Đa khoa An Việt phải là những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được sự chứng nhận của địa phương.

Bên cạnh đó đối với những gia đình có thể chịu một nửa chi phí chúng tôi sẽ vận động các nhà hảo tâm để hỗ trợ chi phí phẫu thuật cấy ốc tai điện tử và mua dụng cụ phẫu thuật cho các bé. Đây là một việc làm rất nhân đạo tại bệnh viện chúng tôi.

Trên đây là thông tin chi tiết về phương pháp phẫu thuật cấy ốc tai điện tử tại An Việt. Hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa An Việt qua hotline: 1900 2838 trong thời gian sớm nhất để các bé có cơ hội được phát triển một cách toàn diện và vượt trội cả về thể chất và tinh thần.

Bệnh viện Đa khoa An Việt, xua tan nỗi lo về thính giác kéo dài.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT Địa chỉ: 1E, Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 1900 2838

Video liên quan

Chủ Đề