Tại sao không tìm thấy máy in

Công ty của bạn có nhiều người sử dụng máy tính, tuy nhiên số lượng máy in có giới hạn vì thế việc sử dụng chung máy in là điều rất cần thiết. Bởi nó tiết kiệm tối đa chi phí in ấn so với mỗi người sử dụng 1 máy in. Để có thể dùng chung máy in trong mạng lan được thì máy in đó phải được chia sẻ lên mạng lan của hệ thống. Tuy nhiên máy in của bạn đã chia sẻ rồi nhưng bạn vẫn không tìm thấy máy in trong mạng lan? Thì bạn phải làm thế nào? Bài Viết này Việt Số Hóa sẽ chia sẻ bạn cách giải quyết vấn đề trên nhé.

NGUYÊN NHÂN KHÔNG TÌM THẤY MÁY IN TRONG MẠNG LAN WIN 7

Không tìm thấy máy in trong mạng lan

Trong hệ thống mạng LAN, các máy tính có thể sử dụng chung máy in nếu được máy chủ chia sẻ. Thế nhưng, trong vài trường hợp máy khách có thể không nhìn thấy máy in vì một vài lỗi như:

  1. Do Hệ điều hành không tương thích
  2. Do máy tính chủ [ máy tính chia sẻ máy in] đã không được mở. Hoặc không vào mạng được.
  3. Do máy tính chủ sử dụng lớp mạng không trùng với lớp mạng của các máy tính khác.
  4. Nguyên nhân phần mềm diệt virus, do bật tính nắng tường lửa.
  5. Do máy chủ bị nhiễm virus.

Trường hợp 1: Đối với lỗi hệ điều hành không tương thích

Trong một vài trường hợp, nếu máy chủ trong hệ thống mạng LAN hoạt động trên hệ điều hành Win XP hoặc Win 7 và máy tính mà bạn muốn kết nối vào máy in lại hoạt động trên Win 8 hoặc Win 10 có thể tạo thành sung đột khiến máy tính không thể nào nhìn thấy máy in.

Xem thêm : Cho thuê máy photocopy giá rẻ

Trường hợp 2: Đối với lỗi do máy chủ tạo nên
Nếu máy chủ chia sẻ máy in với máy tính của bạn chưa bật chế độ Turn on file and printer sharing, máy tính của bạn không thể nào nhìn thấy được máy in.

Để bật chế độ này bạn cần làm theo các bước sau:

BƯỚC 1: Vào Control Panel.

BƯỚC 2: Chọn All Control Panel Items.

BƯỚC 3: Chọn Network and Sharing Center.

BƯỚC 4: Chọn tiếp Advanced sharing settings.

BƯỚC 5: click chọn Turn on file and printer sharing => Chọn vào Save changes.

Ngoài ra, nếu máy chủ mở Windowns Firewall, máy tính của bạn cũng rất khó để nhìn thấy máy in được chia sẻ. Để tắt tính năng này bạn hãy thực hiện theo các hướng dẫn sau:

BƯỚC 1: Mở Control Panel.

BƯỚC 2: Sau đó chọn All Control Panel Items.

BƯỚC 3: Chọn tiếp Windows Firewall và chọn Turn Windows Firewall on or off để tắt Firewall đi.

Trường hợp 3: Máy tính chủ sử dụng lớp mạng không trùng với lớp mạng của các máy tính khác.

Kiểm tra địa chỉ IP của máy tính chủ xem có cùng lớp mạng với các máy tính khác không. Bạn có thể kiểm tra bằng cách bấm phím window [ phí cửa sổ lá cờ] + R -> Gỏ Cmd và nhấn End.

Xuất hiện ra hộp thoại bạn gõ dòng chữ ipconfig -> nhấn enter sẽ xem được ip của máy tính như hình dưới.

Cách xem địa chỉ IP máy tính

Trường hợp 4: Lỗi mạng LAN bị limited

Được chia sẻ qua mạng LAN, máy tính của bạn chỉ có thể thực hiện được lệnh in khi hệ thống mạng không bị gián đoạn bởi bất kỳ nguyên nhân gì. Nếu không tìm thấy máy in trên máy tính của bạn, việc bạn cần làm là hãy kiểm tra đường truyền internet có bị lỗi gì hay không. Trong trường hợp có hãy gọi nhà mạng mà bạn sử dụng dịch vụ để được hỗ trợ.

Trường hợp 5: Do máy chủ bị nhiễm Virus

Nếu trong mạng lan tắt cả các máy điều không tìm thấy máy in trong mạng lan. Thì nguyên nhân do máy chủ bị nhiễm virus nặng. Cần phải diệt virus và cài lại window mới lại. Sau đó cài đặt máy in và chia sẻ máy in lên mạng lan lại.

Không kết nối được máy in trong mạng lan do nhiễm Virus

Nếu như tắt trong mạng lan tất cả các máy điều tìm thấy được máy in. Nhưng chỉ có 1 vài máy không tìm thấy, thì nguyên nhân có thể do máy tính đó bị lỗi window. Hoặc do máy tính đó bị nhiễm virus nặng, cần phải cài lại window mới và tìm máy in lại xem sao.

Xem thêm: Cách chia sẻ máy in trong mạng lan

Trên đây chỉ là một số nguyên nhân cơ bản, thực tế thì lỗi có thể do rất nhiều tác nhân khác tạo thành, muốn khắc phục lỗi thành công, bạn cần kiểm tra thực kỹ.

hy vọng bài viết hữu ích với bạn.

Đa phần các công ty vẫn share máy in qua mạng LAN để nhiều máy tính có thể sử dụng chung một máy in. Dù vậy khi cài đặt máy in, bạn sẽ gặp phải lỗi không tìm thấy máy in hoặc không kết nối được máy in trong mạng LAN. Đây là lỗi phổ biến nhưng vẫn có thể khắc phục được. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để biết cách khắc phục lỗi này nhé.

1. Kích hoạt tính năng Files and printer sharing

Đầu tiên, các bạn cần nhấn chuột phải biểu tượng của Network ở góc bên phải của thanh Taskbar. Thanh cuộn hiện ra thì các bạn nhấn chọn mục Open Network & Internet settings.

Lúc này, cửa sổ Settings hiện ra. Các bạn chọn thẻ Status ở danh mục bên trái. Sau đó nhấn chọn mục Sharing options.

Cửa sổ Advanced sharing settings sẽ hiện ra. Các bạn chọn mục Private => Turn on file and printer sharing.

Tiếp theo, các bạn chọn mục Guest or Public => Turn on file and printer sharing. Cuối cùng các bạn nhấn Save changes để lưu lại thay đổi.

2. Tắt tường lửa

Để tắt tường lửa trong window, đầu tiên các bạn mở công cụ Search trong window lên rồi tìm kiếm Firewall & network protection.

Lúc này, cửa sổ Windows Security hiện ra. Tại đây các bạn chọn mục có chữ [Active]. Như trong trường hợp này là Public network.

Tiếp theo, các bạn gạt công tắc Windows Defender Firewall sang Off. Chỉ cần như vậy là tường lửa đã được tắt đi một cách dễ dàng.

3. Tạm dừng phần mềm diệt virus

Đa số phần mềm diệt virus hàng đầu hiện nay đều trang bị tính năng tạm dừng nhanh [Pause protection] trên sản phẩm giúp cho người dùng có thể thiết lập tạm dừng bảo vệ trong khoảng thời gian cho sẵn.

Để kích hoạt tính năng này, bạn click chuột phải vào biểu tượng của phần mềm diệt virus [như trong bài viết này mình dùng Avast] sau đó chọn mục Kiểm soát chức năng bảo vệ. Tại đây sẽ hiện ra các thời gian tắt bảo vệ như: 10 phút, 1 giờ, đến khi khởi động lại, vĩnh viễn.

4. Kiểm tra Workgroup trên máy tính

Đầu tiên, các bạn nhấn chuột phải vào Computer/This PC => Properties.

Lúc này, cửa sổ System hiện ra. Tại đây thì các bạn chọn mục Change settings.

Lúc này, hộp thoại System Properties hiện ra. Các bạn chọn mục Network ID…

Lúc này, hộp thoại Join a Domain or Workgroup hiện ra. Tại đây thì các bạn chọn mục This computer is part of a business network; I use it to connect to other computers at work. Sau đó nhấn Next để chuyển sang bước tiếp theo.

Bạn tiếp tục chọn My company uses a network without a domain. Sau đó nhấn Next.

Tiếp theo, các bạn nhập tên Workgroup và bấm Next để gia nhập.

Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu với các bạn những cách sửa lỗi không tìm thấy máy in trong mạng LAN. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn trong quá trình làm việc. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm

Hướng dẫn cài đặt máy in mặc định trong Windows 10

Hướng dẫn kết nối với máy in để in qua wifi cực đơn giản

Cách kiểm tra/sửa lỗi chính tả Tiếng Việt trong Word cực chuẩn

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán trong doanh nghiệp là gì?

Cách phân biệt [và sử dụng] các kiểu gõ tiếng Việt trên máy tính

Video liên quan

Chủ Đề