Tại sao kế hoạch tấn công chớp nhoáng của Đức ở Pháp phải dụng lại

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 95 SGK Lịch sử 11

Đề bài

Cuộc tấn công của phát xít Đức vào lãnh thổ Liên Xô diễn ra như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 11 trang 94, 95 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Diễn biến cuộc tấn công của phát xít Đức vào lãnh thổ Liên Xô:

- Chiến lược của Đức: “chiến tranh chớp nhoáng”, đánh nhanh thắng nhanh, tận dụng ưu thế về trang thiết bị kĩ thuật và yếu tố bất ngờ.

- Rạng sáng 22-6-1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô:

+ Ba đạo quân Đức gồm 5,5 triệu người, đồng loạt tấn công dọc biên giới phía tây Liên Xô. Trong những tháng đầu, quân Đức tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.

+ Đạo quân phía bắc bao vây Lê-nin-grát [Xanh Pê téc-bua], đạo quân trung tâm tiến tới ngoại vi Thủ đô Mát-xcơ-va, đạo quân phía nam chiếm Ki-ép và phần lớn U-crai-na.

- Tháng 12-1941, Hồng quân Liên Xô phản công quyết liệt và giành chiến thắng, làm phá sản chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của Hít-le.

- Sau thất bại ở Mát-xcơ-va, quân Đức chuyển hướng tấn công xuống phía nam. Mục tiêu của Đức là đánh chiếm Xta-lin-grát, thành phố được mệnh danh là “nút sống” của Liên Xô. Nhưng quân Đức không thể chiếm được thành phố này.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 11 - Xem ngay

Xe tăng Anh đột kích phòng tuyến Đức tại Cambrai. Ảnh: Wikipedia.

Sáng sớm 20/11/1917, ba sư đoàn Đức đóng tại phía bắc thành phố Cambrai, Pháp sẵn sàng chiến đấu trong hệ thống phòng ngự đa tầng gồm lô cốt, hào chiến đấu, ụ súng máy liên hoàn và nhiều lớp rào thép gai. Tuy nhiên, chiến thuật mới của Anh đã gây bất ngờ cho đối phương, đồng thời tạo cảm hứng để quân đội Đức phát triển học thuyết "Bliztkrieg" [chiến tranh chớp nhoáng] trong Thế chiến II, theo National Interest.

Trong trận đánh này, bộ binh Anh sẽ vướng phải hàng rào thép gai hoặc bị súng máy hạ gục nếu tiến công theo cách truyền thống. Quân Đức cũng bố trí sẵn lực lượng đông đảo để phản công chớp nhoáng, chiếm lại trận địa đã mất khi đối phương đang tái tập hợp đội hình. Đây là kịch bản thường thấy trong các trận đánh đẫm máu vào nửa đầu Thế chiến I.

Tuy nhiên, trận đánh Cambrai đánh dấu sự ra đời của chiến thuật mới, làm thay đổi bản chất chiến tranh. Quân Anh huy động 476 xe tăng Mark IV tập trung trong phạm vi hẹp, che chắn bộ binh trên vùng đất trống trước phòng tuyến Đức, sau đó chọc thủng tuyến phòng ngự dưới sự yểm trợ của pháo binh và không quân.

Đây không phải lần đầu tiên xe tăng tham chiến. Trong cuộc tiến công ở Somme tháng 7/1916, xe tăng Anh đã loại bỏ hàng rào thép gai và các ụ súng máy, giúp bộ binh hạn chế tiêu hao sinh lực. Tuy nhiên, 32 xe tăng Mark I tham chiến trong trận này không đủ sức chọc thủng phòng tuyến địch, dễ dàng bị bộ binh và pháo binh Đức đánh bại.

Trận Cambrai là lần đầu xe tăng tham gia tấn công với vai trò chủ lực. Thay vì mất nhiều tuần lập trận địa pháo và dễ bị lộ ý đồ, cuộc tấn công của Anh bắt đầu bằng hỏa lực tập trung trong thời gian ngắn. Quân Anh dựa vào trinh sát và các phép toán để tính đường đạn, cho phép các khẩu đội pháo nã chính xác vào mục tiêu, hạn chế việc bắn theo trực giác. Không quân Anh cũng tham gia yểm trợ bộ binh.

Các mũi tấn công của quân đội Anh. Đồ họa: Wikipedia.

Quân đội Anh sử dụng 7 sư đoàn bộ binh, ba lữ đoàn xe tăng, 1.000 khẩu pháo và 5 sư đoàn kỵ binh trong trận Cambrai. Việc triển khai đội hình thiết giáp lớn, pháo binh bất ngờ đánh cấp tập cùng sự yểm trợ của không quân là hình thái đầu tiên của học thuyết Blitzkrieg, chuyên gia quân sự Michael Peck nhận định.

Ban đầu, chiến thuật này dường như phát huy hiệu quả. Giữa làn khói và sương mù buổi sáng, các cỗ chiến xa của Anh băng qua hàng rào dây thép gai và tiêu diệt các ụ súng máy. Có những mũi tấn công bị phục kích, cầm chân như Sư đoàn Cao nguyên Scotland số 51 tại Flesquieres, nhưng tuyến phòng thủ Đức vẫn bị chọc thủng.

"Đây là thành công đáng kinh ngạc. Quân Anh chọc thủng hơn 6 km trong phòng tuyến dày 10 km với tốc độ chưa từng có. Quân Đức trải qua hàng loạt cảm xúc, từ hoài nghi đến chán nản tuyệt vọng", sử gia Alexander Turner và Peter Dennis cho biết.

Quân Anh chịu 4.000 thương vong trong ngày đầu giao tranh, con số quá ít so với 57.000 quân thiệt mạng để chiếm gần 8 km vuông trong ngày mở đầu trận Somme.

Tuy nhiên, Anh không đạt được các mục tiêu quan trọng sau khởi đầu thành công này. Lực lượng tấn công bị kiệt sức mà không khai thác được sức mạnh kỵ binh. Sau ba năm đánh trong chiến hào, binh lính Anh không quen với việc cơ động liên tục trên chiến trường. Hệ thống liên lạc bị cắt đứt, một nửa lực lượng thiết giáp Anh bị hỏng. Các khẩu đội pháo Đức bắn thẳng vào những xe tăng Mark IV chậm chạp, phá hủy hàng chục chiếc.

"Mục tiêu trong ngày đầu tiên không đạt được. Mất đi yếu tố bất ngờ, quân Anh buộc phải gồng mình đối phó lực lượng dự bị của Đức", sử gia Turner cho biết.

Xe tăng Mark IV cơ động qua hầm hào trước trận đánh. Ảnh: Wikipedia.

Đức tung ra 17 sư đoàn, trong đó gồm nhiều tiểu đoàn đột kích tinh nhuệ. Lực lượng này xâm nhập chiến tuyến quân Anh, bao vây nhiều đơn vị tiền tuyến, đánh chiếm các sở chỉ huy và trận địa pháo. Ngày 30/11, quân Đức thọc sâu tới 3,2 km trong phòng tuyến Anh, trước khi phải ngừng đà tiến công.

Khi trận đánh kết thúc vào đầu tháng 12, mỗi bên hứng chịu khoảng 45.000 thương vong, ranh giới chiến tuyến trở về mốc ban đầu.

Từ kinh nghiệm rút ra sau trận đánh này, Đức đã xây dựng học thuyết Bliztkrieg,sử dụng lực lượng thiết giáp khổng lồ để phát động xâm lược Pháp vào năm 1940, chọc thủng mọi phòng tuyến và buộc đối phương đầu hàng chỉ trong vòng 6 tuần.

Duy Sơn

Moskva không những là thành phố trung tâm của Liên Xô, mà còn là đầu mối công nghiệp và giao thông quan trọng. Hơn nữa, việc phá hủy hoàn toàn những công trình văn hóa tâm linh như Điện Kremlin, Quảng trường Đỏ và Lăng Lênin, sẽ có tác dụng tuyên truyền hiệu quả nhất. Điều này sẽ cổ vũ cho các lực lượng quân Đức đang tiến đến ở khu vực ngoại ô Moskva, cũng như làm mất hoàn toàn ý chí phản kháng của người Liên Xô. Tuy nhiên, những trận ném bom với cường độ cao xuống thủ đô Moskva chỉ kéo dài đến mùa hè năm sau, trong khi quả bom cuối cùng rơi xuống thành phố này tận 2 năm trước khi kết thúc chiến tranh.

Trung tâm kháng cự Bolshevik

Chính những cách này đã được Hitler sử dụng khi ngày 14-7-1941, hắn ra lệnh ném bom chiến lược xuống Moskva. Vài ngày sau, Đức tiến hành tuyển chọn những phi công để thực hiện nhiệm vụ đó. Có kinh nghiệm ném bom các thành phố của Anh trước đó, không quân Đức Quốc xã dự tính thực hiện ý đồ của mình một cách ít đổ máu nhất. Bởi lẽ chúng cho rằng, người Nga không đủ pháo phòng không, đèn chiếu và phi công bay đêm để chống đỡ những cuộc tấn công tập trung. Chính vì vậy, chúng đã quyết định ném bom vào ban đêm là chủ yếu. Trước khi xuất trận, một tên chỉ huy phát xít Đức từng nói với lính phi công của hắn: “Hy vọng cuộc dạo chơi sẽ dễ chịu đối với chúng ta”.

Pháo phòng không bảo vệ bầu trời Moskva. Nguồn: russian7.ru

Ngày 21-7-1941, những tên phi công Đức với vẻ đầy tự tin đã thực hiện đợt tấn công đầu tiên xuống Moskva. Tuy nhiên, trái với mong đợi, chúng gặp phải sự kháng cự quyết liệt. Những tia đèn chiếu dày đặc, bức tường lửa, cũng như những chiếc tiêm kích của Liên Xô xuất hiện trên bầu trời đã buộc nhiều máy bay Đức phải quay trở lại và thả những quả bom sai lệch hoàn toàn mục tiêu mà chúng vạch ra từ trước. Tuy nhiên, ngay cả những tên phi công đã bay được đến trung tâm thủ đô cũng không thể nhìn thấy những ngôi sao đỏ trên Điện Kremlin, Lăng Lênin và những bức tường pháo đài ở đâu. Trước đó, người dân thành phố đã bỏ ra nhiều công sức để ngụy trang và tạo hình các tòa nhà. Lăng của lãnh tụ giai cấp vô sản thế giới đã được hóa trang thay hình đổi dạng, trong khi những ngôi sao trên Điện Kremlin được che bằng vải bạt. Hơn nữa, quần thể kiến trúc giữa trung tâm thủ đô còn được bổ sung thêm những sân bay, nhà máy và thậm chí cả kho dầu ngụy tạo.

Cùng với quân đội, những người dân cũng tích cực bảo vệ thủ đô của mình. Người Moskva được dạy cách vô hiệu hóa những quả bom, dập tắt các đám cháy, cũng như nhanh chóng sơ tán trong trường hợp bị máy bay địch tấn công. Hầm tránh bom chính của họ là hệ thống tàu điện ngầm Moskva, nơi ngay cả những lúc bị ném bom ác liệt nhất cũng không vấn đề gì. Tại khu vực một số nhà ga, thư viện vẫn hoạt động, các tổ nhóm vẫn sinh hoạt và các bài giảng vẫn diễn ra, cũng như vẫn tổ chức các buổi họp mặt trọng thể mừng thành công của vũ khí Liên Xô trên các mặt trận chiến đấu.

Những tổn thất và hy sinh

Trong hai đêm ném bom đầu tiên, quân Đức Quốc xã tổn thất 37 chiếc máy bay. Cũng trong những ngày kinh hoàng đó, góp phần vào chiến thắng có nhiều anh hùng mà sau này nổi danh trên toàn Liên Xô, cũng như những người hùng thầm lặng, trong đó có phi công Viktor Talalikhin. Sau khi bắn hết đạn và bị thương ở tay, ông đã lao vào máy bay ném bom của quân Đức. Dĩ nhiên, hành động này đã được nhiều anh hùng trong chiến tranh áp dụng, nhưng Talalikhin là người đầu tiên mạo hiểm đối đầu vào ban đêm. Nhờ có sự phối hợp hành động của các pháo thủ cao xạ và máy bay chiến đấu Liên Xô, nên chỉ có 229 chiếc trong tổng số 7.000 máy bay ném bom của quân địch tiếp cận được thủ đô Moskva.

Mặc dù quy mô không kích Moskva còn thua xa những trận ném bom Stalingrad và Dresden, nhưng thành phố vẫn chịu tổn thất nặng nề. Trong tháng 7-1941, khoảng 104 tấn bom đã trút xuống Moskva. Gần 2.000 chiến sĩ bảo vệ thủ đô đã hy sinh trong các cuộc không kích, số người bị thương nặng nhiều gấp 3 lần. Nhiều nhà ở, trường học và bệnh viện bị phá hủy. Ngày 23-7, một quả bom đã phá hỏng một đoạn đường hầm tàu điện ngầm nằm không sâu dưới mặt đất. Chiếc cầu cạn dành cho tàu điện ngầm cũng bị thiệt hại, trong khi vụ nổ ở lối xuống tàu điện trên quảng trường Arbat đã cướp đi sinh mạng của gần 60 người.

Vậy tại sao phát xít Đức không tiếp tục hủy diệt Moskva bằng đường không nữa? Câu trả lời là rất rõ ràng. Mùa đông năm 1942, quân đội Liên Xô chuyển sang phản công trong trận bảo vệ Moskva, khiến quân Đức tháo chạy trên một số khu vực mặt trận. Đại để, khi kế hoạch “Barbarossa” bắt đầu nhanh chóng bị sụp đổ, thì Bộ tư lệnh Đức Quốc xã vẫn chưa thể đạt được những cuộc không kích xuống thủ đô Moskva. Việc hủy diệt thủ đô Moskva đã bị giảm mức độ ưu tiên đáng kể, khi Hồng quân Liên Xô liên tiếp giải phóng nhiều tỉnh thành.

Một yếu tố không kém phần quan trọng nữa là thời tiết mùa đông năm 1941-1942. Giá lạnh kéo về không những làm cản trở bộ binh và xe tăng tiến quân, mà còn ảnh hưởng đến khả năng tấn công của không quân Đức. Đôi khi còn xảy ra hiện tượng tuyết rơi dày đặc, nên chỉ có thể sử dụng được một đường băng của sân bay. Việc quyết định huy động máy bay tiêm kích từ các mặt trận khác, đặc biệt là từ mặt trận Leningrad để bảo vệ bầu trời Moskva, cũng đóng vai trò quan trọng. Bộ tư lệnh Liên Xô đã chủ ý triển khai chiến thuật này, khi không hỗ trợ bằng đường không những vùng chiến sự khác. Bởi tất cả đều hiểu rõ rằng, kết quả cuộc chiến phần nhiều sẽ được định đoạt trong trận Moskva.

QUỐC KHÁNH [theo russian7.ru]

Video liên quan

Chủ Đề