Tại sao hay bị kiến cắn

Khi bị côn trùng đốt [đặc biệt là côn trùng độc] không nên chủ quan coi thường bởi theo ước tính trong 100 người bị côn trùng cắn sẽ có 1-3 người bị các phản ứng như nổi mề đay, phù mặt, co thắt phế quản, và nặng nhất là sốc phản vệ nguy hiểm tới tính mạng. Tình trạng dị ứng với nọc côn trùng có thể giảm thiểu nếu người bệnh nắm vững các bước xử lý và phòng ngừa cơ bản.

Các côn trùng thường hay cắn và gây phản ứng dị ứng ở da là: Bọ ve, chấy rận, rệp, ruồi trâu, kiến ba khoang, ong vò vẽ, ong bắp cày và kiến lửa...Một số loại thường tiết ra pederin khi tiếp xúc với da người thường gây phản ứng viêm mạnh, tạo ra các nốt phỏng nước.

Việc dị ứng với nọc côn trùng là do sự nhạy cảm với kháng nguyên độc tố. Hệ thống miễn dịch của người bị côn trùng đốt phản ứng quá mạnh với nọc côn trùng và coi những chất này như “tác nhân lạ” gây hại cho cơ thể. Trong quá trình phản ứng với tín hiệu nhầm lẫn, hệ miễn dịch sẽ sản sinh lượng kháng thể IgE nhỏ nhắm vào nọc côn trùng đó. Nhưng ở những lần sau, phản ứng của kháng thể IgE sẽ mạnh và nhanh hơn. Phản ứng IgE này dẫn đến giải phóng Histamin và các hóa chất gây viêm khác, là nguồn cơn của các triệu chứng dị ứng với nọc côn trùng.

Côn trùng thường hay cắn và gây phản ứng dị ứng ở da là bọ ve, chấy rận, rệp, ruồi trâu..

Một số phản ứng nhẹ có thể thấy ngay tại chỗ bị côn trùng đốt [thường là tay, chân, vùng da hở] như:

  • Một vết nhỏ giống như mụn
  • Sưng nhẹ đến vừa phải
  • Đau rát
  • Nóng tại chỗ đốt
  • Ngứa

Các phản ứng nặng hơn [ít gặp] thể hiện việc dị ứng với nọc côn trùng là:

  • Khó thở
  • Phát ban
  • Ngứa ngáy lan rộng đến các khu vực xa vết đốt
  • Sưng phù mặt, cổ họng hoặc phần miệng hoặc lưỡi
  • Thở khò khè, nuốt khó
  • Nôn mửa
  • Bồn chồn lo lắng
  • Mạch nhanh
  • Chóng mặt, tụt huyết áp
  • Sốt nhẹ
  • Sốc phản vệ

Tùy vào nguyên nhân do loài côn trùng nào đốt, số lượng và diện tính tổn thương da mà thể hiện ra những triệu chứng bên ngoài khác nhau. Nhiều trường hợp các loại côn trùng có nọc độc như ong vò vẽ, ong bắp cày, bọ cạp khi cắn, đốt có thể gây phản ứng tức thời mạnh như sốc phản vệ gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

Bác sĩ có thể chẩn đoán nguy cơ diễn tiến bằng cách nhận biết được con vật đốt, thăm khám và hỏi qua bệnh sử bệnh nhân

Phát ban là triệu chứng dị ứng thường gặp khi bị côn trùng đốt

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của phản ứng mà có những cách xử lý khác nhau. Đối với phản ứng tại chỗ bằng các loại thuốc uống và bôi tại chỗ:

  • Loại bỏ tiếp xúc với nọc côn trùng
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng bị đốt với nước và xà phòng
  • Áp bọc nước lạnh để giảm đau và giảm sưng
  • Uống nhiều nước
  • Dùng thuốc bôi tại chỗ như dung dịch Jarish, tránh dùng các thuốc bôi corticoid vì hạn chế lành vết thương
  • Nếu nặng hơn thì cân nhắc dùng thuốc uống như thuốc kháng Histamin thế hệ 1 [chlorpheniramin, promethazin, hydroxyzine...] hoặc thế hệ 2 [loratadin, cetirizin, fexofenadin...] hoặc kết hợp cả hai loại nếu bị ngứa, phát ban, sưng nhiều.

Đối với trường hợp phản ứng nặng, thậm chí nguy kịch thì cần phải chăm sóc, cấp cứu tích cực, cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Uống nhiều nước để giảm dị ứng khi bị côn trùng đốt

Để phòng ngừa nguy cơ bị côn trùng đốt, bạn có thể:

  • Hạn chế tiếp xúc với môi trường có nhiều côn trùng, tổ côn trùng như gác xép, gò đất, khúc gỗ, tường cũ, tổ ong, bụi cây
  • Phát quang bụi rậm quanh nhà tránh để côn trùng sản sinh, tụ tập làm tổ
  • Quan sát kiểm tra kĩ đồ vật trước khi sử dụng
  • Chuẩn bị trang phục kín, giày, vớ khi đến khu vực nông thôn hay rừng cây hoăc khi phải lao động tại môi trường có nhiều côn trùng
  • Tránh xịt nước hoa hoặc mặc quần áo có màu sáng, vì chúng có xu hướng thu hút các loại côn trùng
  • Mắc cửa lưới cho cửa sổ và cửa ra vào để ngăn côn trùng. Hoặc sử dụng thuốc bôi chống côn trùng khi ở bên ngoài
  • Nếu bạn có tiền sử dị ứng côn trùng đốt nghiêm trọng, hãy đảm bảo có người đi cùng nếu bạn đi dạo hoặc thực hiện những hoạt động ngoài trời tại nơi có nhiều cây cỏ, bụi cây. Lưu ý nên mang theo hộp sơ cứu chống dị ứng có thuốc kháng Histamin và Epinephrine loại chích
  • Có thể cân nhắc tiêm ngừa dị ứng để giảm thiểu sự nhạy cảm với độc tố của nọc côn trùng

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Vết thương do kiến lửa cắn cũng nguy hiểm không kém kiến ba khoang. Bị kiến lửa cắn có sao không? Cách xử lý như thế nào? Bạn hãy tham khảo thông tin trong bài viết này để biết cách xử lý khi rơi vào tình huống đó.

Những ngày hè ẩm ướt là điều kiện thời tiết thuận lợi để các loại côn trùng gây bệnh phát triển, trong đó có kiến lửa. Bị kiến lửa cắn là điều mà hầu như tất cả mọi người đều gặp phải một lần trong đời. Có những trường hợp bị cắn nhẹ thì chỉ sưng đỏ nhưng vẫn có một vài ca tử vong. Hiểu được bị kiến lửa cắn có sao không cùng với biện pháp xử lý sẽ giúp bạn không bối rối khi đối mặt với tình huống này.

1. Người bị kiến lửa cắn có sao không?

Bị kiến lửa cắn có thể gây tử vong

Kiến lửa là loài côn trùng phổ biến có nọc độc khá nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người có làn da mỏng, cơ địa dễ bị dị ứng với những chất có trong nọc độc của loại côn trùng này. Do đó, bạn cần hết sức chú ý đến các biểu hiện ban đầu khi bị kiến lửa cắn để có biện pháp xử lý kịp thời.

Một triệu chứng đầu tiên và cũng dễ dàng cảm nhận được chính là bị ngứa. Khi kiến cắn, bạn sẽ lập tức cảm thấy da ngứa rát và vết cắn này sẽ sưng phù lên nhanh chóng, thậm chí xuất hiện cả mụn mủ. Những người có cơ địa dễ bị dị ứng thì sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khác như tiêu chảy, buồn nôn, sưng họng, chóng mặt. Đây là những biểu hiện vô cùng nguy hiểm và nạn nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Tóm lại, bị kiến lửa cắn có sao không? Đáp án là có nếu như vết cắn sâu và nạn nhân có cơ địa dễ bị dị ứng. Nếu như vết đốt của kiến lửa tạo thành phản ứng dị ứng, người bị cắn sẽ có nguy cơ dị ứng toàn thân, nổi mề đay, phù nề mắt, môi, thanh quản, hầu họng, phế quản co thắt, sốc phản vệ. Nếu như không được sơ cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.

2. Cần xử lý như thế nào khi bị kiến lửa cắn?

Sau khi bị kiến lửa đốt sưng phù, nạn nhân cần được xử lý càng sớm càng tốt để làm giảm nguy cơ vết thương bị nhiễm khuẩn bằng cách thực hiện các bước sau:

2.1. Loại bỏ kiến ra khỏi vùng da bị đốt

Cần kéo kiến lửa ra khỏi vết cắn từ từ

Sau khi bị kiến cắn, bạn không nên vội vàng mà hãy kéo kiến ra khỏi vết cắn từ từ. Cách này sẽ để kiến có thời gian nhả da ra, không bị sót răng vào vết cắn. Bạn cũng có thể hơ lửa ở xung quanh kiến để nó nhả chỗ cắn ra.

2.2. Sát trùng vết cắn

Bạn hãy rửa sạch vết cắn sau khi đã loại bỏ kiến ra khỏi vùng da bị đốt dưới vòi nước chảy liên tục nhằm loại bỏ các mô chết và vi khuẩn. Sau khi bị kiến đốt, bạn cần dùng xà phòng rửa lại vết thương rồi thoa thuốc sát trùng vào để tránh gây nguy cơ vết đốt bị nhiễm khuẩn.

Xem thêm:

2.3. Khắc phục tình trạng vết kiến lửa cắn sưng đỏ?

Sau khi kiến lửa cắn, vết thương sẽ bị sưng phù gây nên cảm giác nóng rát, do đó bạn hãy dùng phương pháp chườm mát lên vùng da bị tổn thương. Điều này sẽ giúp giảm thiểu cảm giác ngứa và vùng da bị kiến lửa cắn cũng sẽ đỡ tê và sưng hơn.

Dùng thuốc để điều trị kiến lửa cắn

Kế tiếp, bạn có thể dùng các loại thuốc đặc trị để làm tăng hiệu quả điều trị. Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều loại thuốc với công dụng điều trị vết cắn của kiến lửa rất hiệu quả, trong đó không thể thiếu thuốc kháng Histamin. Nhằm làm tăng kết quả điều trị tình trạng sưng phù do bị kiến lửa đốt, bạn cũng có thể kết hợp dùng kèm thuốc Hydrocortisone bằng cách thoa trực tiếp lên vết cắn. Loại thuốc này có tác dụng chủ yếu là làm giảm đau và ngứa.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý tuyệt đối không được làm vỡ vết cắn để tránh dịch độc lây lan ra các vùng da khác khiến chúng tổn thương trên diện rộng. Nếu bạn nhận thấy vết kiến lửa cắn có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc tình trạng sưng đỏ không có dấu hiệu giảm sút, ngược lại nó ngày càng to hơn thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế nhanh chóng để bác sĩ có chuyên môn khám và điều trị kịp thời.

3. Những biện pháp giúp tiêu diệt kiến lửa

Để tránh tình trạng bị kiến lửa cắn gây ảnh hưởng đến cơ thể, bạn hoàn toàn có thể tiêu diệt chúng hiệu quả bằng cách áp dụng một số biện pháp dưới đây:

3.1. Tiêu diệt kiến lửa bằng nguyên liệu tự nhiên

Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để xua đuổi kiến ra khỏi khu vực mà bạn sinh sống. Khi phát hiện có tổ kiến lửa trong nhà hay xung quanh nhà, bạn hãy dùng một ít muối, hạt tiêu, chanh hoặc viên phấn ở gần tổ kiến. Các nguyên liệu này sẽ khiến kiến lửa sợ và nhanh chóng dời tổ đi chỗ khác, tìm vị trí mới cách xa nơi ở của bạn.

3.2. Dùng thiên địch của kiến lửa

Việc sử dụng thiên địch để tiêu diệt kiến lửa cũng được nhiều người áp dụng và cho kết quả khả quan. Loài vật được sử dụng phổ biến để tiêu diệt loài kiến, nhất là kiến lửa chính là ruồi lưng gù. Con ruồi lưng gù sẽ đục lỗ và đẻ trứng vào đầu kiến lửa. Sau khi trứng ruồi nở ra, đầu của kiến lửa sẽ rụng và chết đi. Cách thức này tuy mang đến hiệu quả cao nhưng lại ít được áp dụng vì tính tiện lợi của chúng và mất thời gian dài để phát huy tác dụng.

3.3. Tiêu diệt kiến lửa bằng thuốc diệt kiến

Thuốc xịt kiến giúp tiêu diệt kiến lửa nhanh chóng

Vì sự tiện lợi và cho hiệu quả tức thì mà phương pháp sử dụng thuốc diệt kiến được sử dụng phổ biến nhất. Khi phát hiện ra tổ kiến lửa, bạn chỉ cần xịt trực tiếp thuốc vào đúng vị trí có tổ, kiến lửa sẽ chết ngay lập tức sau khi tiếp xúc với thuốc. Chính vì hiệu quả này mà thuốc xịt kiến rất độc hại cho sức khỏe con người. Do đó, bạn chỉ nên dùng khi không có ai ở nhà và cần trang bị bảo hộ cho bản thân khi sử dụng.

Kiến lửa là loại côn trùng cực kỳ dễ gặp trong cuộc sống nên việc bị chúng tấn công cũng không còn mới lạ. Mong rằng lời giải đáp cho thắc mắc bị kiến lửa cắn có sao không cùng giải pháp xử lý khi bị cắn được chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi rơi vào tình huống này.

  • Sieuthitaigia.vn trung tâm mua sắm tại nhà với hệ thống siêu thị 63 tỉnh thành với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage, máy làm kem tươi, máy làm đá viên, máy hút chân không công nghiệp…được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay.
  • Hệ thống cửa hàng có số lượng lớn nhất tại 63 tỉnh trên toàn quốc, giúp quý khách hàng trải nghiệm gần nhà tiện lợi để lựa chọn được cho gia đinh mình sản phẩm phù hợp nhất.

Nếu như vết cắn sâu và nạn nhân có cơ địa dễ bị dị ứng. Nếu như vết đốt của kiến lửa tạo thành phản ứng dị ứng, người bị cắn sẽ có nguy cơ dị ứng toàn thân, nổi mề đay, phù nề mắt, môi, thanh quản, hầu họng, phế quản co thắt, sốc phản vệ. Nếu như không được sơ cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.

Một triệu chứng đầu tiên và cũng dễ dàng cảm nhận được chính là bị ngứa. Khi kiến cắn, bạn sẽ lập tức cảm thấy da ngứa rát và vết cắn này sẽ sưng phù lên nhanh chóng, thậm chí xuất hiện cả mụn mủ. Những người có cơ địa dễ bị dị ứng thì sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khác như tiêu chảy, buồn nôn, sưng họng, chóng mặt.

Sau khi bị kiến lửa đốt sưng phù, nạn nhân cần được xử lý càng sớm càng tốt để làm giảm nguy cơ vết thương bị nhiễm khuẩn bằng cách thực hiện các bước sau: Loại bỏ kiến ra khỏi vùng da bị đốt, sát trùng vết cắn, chườm mát, dùng các loại thuốc đặc trị để làm tăng hiệu quả điều trị.

Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều loại thuốc với công dụng điều trị vết cắn của kiến lửa rất hiệu quả, trong đó không thể thiếu thuốc kháng Histamin. Nhằm làm tăng kết quả điều trị tình trạng sưng phù do bị kiến lửa đốt, bạn cũng có thể kết hợp dùng kèm thuốc Hydrocortisone bằng cách thoa trực tiếp lên vết cắn. Loại thuốc này có tác dụng chủ yếu là làm giảm đau và ngứa.

Để tránh tình trạng bị kiến lửa cắn gây ảnh hưởng đến cơ thể, bạn hoàn toàn có thể tiêu diệt chúng hiệu quả bằng cách áp dụng các biện pháp như sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như muối, hạt tiêu, chanh hoặc viên phấn; dùng thiên địch của kiến lửa là ruồi lưng gù và tiêu diệt kiến lửa bằng thuốc diệt kiến.

Video liên quan

Chủ Đề