Tại sao điện thoại dùng hay bị nóng

Tổng hợp 5 nguyên nhân, cách khắc phục điện thoại nóng khi sạc pin

Điện thoại nóng khi sạc pin là một trong những hiện tượng nhiều người dùng gặp phải trong quá trình sử dụng sản phẩm này. Nếu bạn gặp phải hiện tượng này, đừng bỏ qua bài viết này để biết nguyên nhân và cách khắc phục nhé!

1. Nguyên nhân điện thoại bị nóng khi sạc pin

- Khi bạn cắm pin vào nguồn điện để sạc thì sẽ có một lượng nhiệt tỏa ra do trở kháng. Trở kháng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại điện thoại, môi trường sạc, cách sạc pin,… Trở kháng cao thì sẽ tỏa ra môi trường một lượng nhiệt cao. Trong trường hợp bạn sử dụng cách sạc nhanh, thì trở kháng sẽ tăng cao đột ngột.

- Thường điện thoại bị nóng khi sạc pin bởi 3 nguyên nhân chính:

+ Lựa chọn phương thức sạc điện thoại nhanh.

+ Sóng điện thoại hoặc sóng 3G có tín hiệu kém.

+ Bạn vừa sạc điện thoại vừa dùng để xem video, nghe nhạc hay chơi game.

- Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác phụ thuộc vào cách bạn sạc điện thoại của mình cũng như các phụ kiện sạc bạn sử dụng. Sau đây là cách khắc phục chi tiết.

2. Cách khắc phục điện thoại nóng khi sạc pin

Để khắc phục tình trạng điện thoại bị nóng khi sạc pin bạn có thể áp dụng những cách sau.

2.1. Dùng cốc sạc, dây sạc chính hãng

- Những thiết bị sạc chính hãng đều đã được tính toán của kiểm định chất lượng chặt chẽ, giúp máy toả nhiệt ở một mức độ có thể chấp nhận được. Hơn thế, sạc chính hãng có khả năng tự điều tiết dòng sạc thông minh để đảm báo người dùng có trải nghiệm sử dụng tốt nhất.

- Các thiết bị sạc và pin không chính hãng lại không có được các chứng nhận an toàn này. Bạn vô tình đặt mình vào tình trạng sạc pin điện thoại bị nóng, đồng thời nguy cơ cháy nổ cũng rất khôn lường.

2.2. Giữ máy ở nơi mát mẻ

- Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng nó có thể giải quyết vấn đề điện thoại bị nóng một cách triệt để cho bạn. Nếu như bạn bỏ trong túi quần và chạy xe ngoài nắng, chắc chắn điện thoại sẽ bị nóng ngay. Điều này cũng gây ít nhiều ảnh hưởng tới tuổi thọ các vi mạch điện tử bên trong, cũng như các cell pin của điện thoại.

- Mặt khác, điện thoại nóng khi sạc pin đối với những điện thoại vỏ nhôm, máy sẽ giải nhiệt thông qua lớp vỏ nhôm đó. Vì kim loại toả nhiệt nhanh nên máy sẽ ít khi nào bị nóng. Nhưng đối với các thiết bị vỏ nhựa thì khác. Nhựa dẫn nhiệt kém nên quá trình giải nhiệt sẽ lâu hơn, nếu bạn đang dùng các loại ốp lưng thì hãy cẩn thận. Không dùng ốp lưng khi sạc pin.

- Sử dụng ốp và dán lưng điện thoại giúp bạn giữ gìn điện thoại luôn đẹp như mới. Nhưng trong lúc sạc thì những thiết bị bảo vệ này trở thành thủ phạm khiến điện thoại bị nóng khi sạc pin. Do vậy trước khi sạc điện thoại, hãy tháo ốp lưng máy ra để cho pin “thở”.

Xem thêm:Giải đáp có cần sạc pin 8 tiếng cho điện thoại mới không?

2.3. Ngừng việc vừa sạc pin vừa sử dụng

- Vừa sạc vừa dùng không khiến cho máy trở nên mệt mỏi hơn, nhưng chắc chắn có thể khiến máy nóng hơn kha khá.

- Sử dụng các tác vụ nặng càng đóng góp thêm cho CPU và GPU của máy nhiệt lượng, khiến “dế yêu” như đang bốc cháy trên bàn tay bạn.

2.4. Khắc phục điện thoại nóng khi sạc pin bằng cáchdừng hoặc tắt các chế độ, ứng dụng không cần thiết

- Trong quá trình sạc pin điện thoại, bạn nên tắt hết tất cả các chế độ, ứng dụng đang chạy ngầm không cần thiết như kết nối 3G/4G, Wifi, chia sẻ vị trí, Bluetooth,...

- Đồng thời xóa hết dữ liệu hoạt động của những ứng dụng đã và đang chạy trước đó hoặc chuyển sang chế độ máy bay.

- Điều này vừa giúp máy không bị nóng vừa khiến quá trình sạc diễn ra nhanh hơn.

2.5. Sử dụng các phần mềm theo dõi nhiệt độ máy

- Thông thường, khi bạn cài đặt những ứng dụng tối ưu hoá bộ nhớ hay dọn dẹp rác thì tính năng theo dõi nhiệt độ CPU này đã được tích hợp sẵn. Ở đây một phần mềm bạn có thể tham khảo là CCleaner. Những phần mềm khác cũng tương tự nên bạn dùng cái nào cũng được.

- Ứng dụng này có mục theo dõi nhiệt độ CPU, bạn sẽ thấy rằng khi máy làm việc như, như xem phim hoặc chơi game nặng thì CPU sẽ rất nóng. Do đó, nếu như bạn thấy nhiệt độ hiển thị trong này vượt mức cho phép, có lẽ bạn nên dừng cuộc chơi lại để máy "nghỉ ngơi" một chút nhé.

Với những thông tin trên, chúc bạn khắc phục tình trạng điện thoại nóng khi sạc pin thành công và có những trải nghiệm hài lòng.

Siêu thị điện máy HC

Bạn cần biết những hậu quả nghiêm trọng của việc điện thoại bị nóng trước khi tìm hiểu nguyên nhân gây ra. Hiện nay bên trong các loại Smartphone đều có một thành phần quan trọng đó là viên pin Lithium-ion, nó cho phép người dùng có thể sạc và xả liên tục trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên nó có nhược điểm khá lớn đó là năng lượng vẫn hao hụt ngay cả khi bạn không sử dụng và nhạy cảm với nhiệt.

Tại sao điện thoại bị nóng và nhanh hết pin khi sử dụng

Do đó khi sức nóng của nó vượt mức 30 độ C thì sẽ xuất hiện các dấu hiệu tiêu cực lên máy, tồi tệ nhất có thể phát nổ, trong trường hợp pin bị tác động quá nhiều bởi nhiệt độ môi trường bên ngoài.

Đối với vi xử lý cũng tương tự như vậy, tốc độ xử lý của chip có khả năng bị ảnh hưởng hoặc bị ngắt nếu trong trường hợp điện thoại quá nóng.

- Nguyên nhân điện thoại bị nóng

  • Bạn liên tục sử dụng điện thoại trong thời gian dài
  • Cài đặt độ sáng màn hình quá cao
  • Bật 3G, Wifi liên tục
  • Cập nhật phiên bản cao nên các phiên cũ không tương thích trên hệ điều hành gây điện thoại bị nóng và nhanh hết pin.
  • Hoặc có thể do ứng dụng nào đó trong máy của bạn đang bị treo, lỗi ứng dụng cũng là câu trả lwoif cho tại sao điện thoại bị nóng.
  • Bạn sử dụng thiết bị trong điều kiện nhiệt độ ngoài trời làm giảm khả năng thoát nhiệt của máy.
  • Đa số nguyên nhân là do bắt nguồn từ tình trạng quá tải phần cứng của điện thoại, việc vận hành chip đồ họa lâu cũng gây nóng điện thoại.

Điện thọi bị nóng và nhanh hết pin có nhiều nguyên nhân gây ra

Nhìn chung thì các chip di động hiện nay đều được cấu hình cài đặt để xử lý trong môi trường nhiệt độ cao. Khi đó ccas smartphone tiếp cận đến mức nhiệt độ giới hạn thì tốc độ xử lý của chip sẽ giảm đi nhằm tránh làm tổn hại linh kiện của máy. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn thiết bị sẽ đưa ra cảnh báo khuyên bạn tạm ngưng sử dụng thiết bị cho đến khi ổn định trở lại.

2. Một vài mẹo cho bạn khi điện thoại bị nóng lên bất thường

Việc đầu tiên bạn có thể làm nếu như không biết tại sao điện thoại bị nóng đó là hãy tắt nguồn và khởi động lại thiết bị. Nó được xem là một cách rất hữu ích giúp máy của bạn có thể giải phóng bộ nhớ RAM.

Bạn hãy thử khởi động lại điện thoại của mình

Trong quá trình sử dụng thiết bị, mỗi ứng dụng hay tác vụ trên máy đều tiêu tốn Ram nhất định, thời gian sử dụng càng dài thì lưu lượng lưu trên RAM càng lớn, bạn cần refresh nó để có thể hạn chế tình trạng điện thoại bị nóng khi sử dụng tiếp theo.

  • Khóa màn hình, tắt Wifi, 3G

Ngoài cách khởi động lại máy như trên thì bạn có thể khóa màn hình, tắt Wife, 3G đang chạy trong vài phút.

  • Cập nhật phần mềm thường xuyên

Bạn nên thường xuyên cập nhật phiên bản mới cho các ứng dụng và hệ điều hành của bạn để tối ưu hệ thống. Việc này có thể giúp cho thiết bị của bạn chạy mượt mà, lâu bị nóng và tăng tuổi thọ của máy.

Lưu ý rằng đôi khi máy bạn có nhiều ứng dụng chạy cùng một lúc sẽ làm nóng lên nhanh chóng. Khi đó bạn cần kiểm tra xem ứng dụng nào đang chạy ngầm và tắt chúng đi.

Thường xuyên kiểm tra nâng cấp phần mềm của máy

Hầu như ai cũng sử dụng ốp lưng điện thoại để làm đẹp, tuy nhiên phải lưu ý rằng một số ốp lưng gây cản trở quá trình tản nhiệt của máy như ốp lưng vải, da hay lông…

Nếu bạn muốn sử dụng máy để chơi game hay xem phim thì nên tháo bỏ ốp lưng tạm thời để máy có thể tản nhiệt tốt nhất.

Việc cài đặt màn hình ở mức sáng tối đa cũng là nguyên nhân giải thích cho việc tại sao điện thoại bị nóng. Vì thế hãy cài đặt độ sáng vừa với tầm mắt của mình để tránh gây ra hiện tượng nóng máy.

Không phải ai cũng biết sạc pin điện thoại đúng cách

Quá trình sạc pin điện thoại cũng bị sinh nhiệt khá nhiều, vì thế bạn cần đặt thiết bị tránh xa các nguồn dây nóng ra. Nếu pin chịu tác động của nhiệt sẽ có thể làm thiết bị giảm hiệu suất, thậm chí gây nổ. Lời khuyên cho bạn là hãy chỉ sạc 70 - 80% pin vào ban ngày, sau đó sạc đầy vào buổi tối.

Đồng thời bạn không nên vừa sạc vừa dùng thiết bị để hạn chế điện thoại nóng lên, đây là phần lớn nguyên nhân dẫn đến tình trạng điện thoại bị nóng.

Bạn sẽ hoàn toàn có thể làm chủ và bảo quản tốt thiết bị điện thoại của mình tránh bị nóng khi sử dụng sau khi biết được tại sao điện thoại bị nóng và nhanh hết pin, cũng như cách khắc phục chúng. Nếu cần hỗ trợ sửa chữa hoặc tìm kiếm thêm thông tin về cách sử dụng hiệu quả điện thoại thì hãy liên hệ với Thịnh Mobile 036.866.3333 hoặc ghé website //thinhmobile.com/ để biết thêm chi tiết.

THÔNG TIN BẠN ĐỌC NÊN QUAN TÂM

Video liên quan

Chủ Đề