Đức giáo hoàng hiện này là ai

6 tháng 3 2021

Chụp lại hình ảnh,

Giáo hoàng sẽ cử hành Thánh lễ tại một nhà thờ ở Baghdad

Giáo hoàng Francis kêu gọi chấm dứt bạo lực và chủ nghĩa cực đoan, trong chuyến thăm đầu tiên của ông tới Iraq.

Đây chuyến công du quốc tế đầu tiên của Giáo hoàng kể từ khi bắt đầu đại dịch virus corona.

Covid và lo ngại về an ninh đã khiến đây là chuyến thăm rủi ro nhất của ông, nhưng vị Giáo hoàng 84 tuổi khẳng định đây là "nghĩa vụ".

Ông cũng cho rằng cộng đồng Cơ đốc giáo đang suy yếu ở Iraq nên có vai trò nổi bật hơn với tư cách là những công dân có đầy đủ các quyền, tự do và trách nhiệm.

Chụp lại hình ảnh,

Khoảng 10.000 nhân viên Lực lượng An ninh Iraq sẽ được triển khai trong chuyến thăm của Giáo hoàng

Chụp lại hình ảnh,

Đức Thánh Cha Prancis đến Baghdad, thề là một "người hành hương vì hòa bình"

Ông hy vọng sẽ thúc đẩy đối thoại đa tôn giáo - gặp gỡ giáo sĩ Hồi giáo dòng Shia được tôn kính nhất của Iraq - và sẽ cử hành Thánh lễ tại một sân vận động ở Irbil ở phía bắc.

Khoảng 10.000 nhân viên của Lực lượng An ninh Iraq được triển khai để bảo vệ Giáo hoàng, trong khi lệnh giới nghiêm cả ngày đêm cũng đang được áp dụng để hạn chế sự lây lan của Covid.

Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi đã chào đón ông tại sân bay, trên thảm đỏ, cùng những người Iraq trong trang phục dân tộc,các bài hát của một dàn hợp xướng hầu như không đeo khẩu trang.

Hàng trăm người xếp hàng dọc đường sân bay khi đoàn xe của Đức Giáo hoàng, được hộ tống bởi đoàn xe mô tô cảnh sát, rời khỏi thành phố.

Tuy nhiên, Giáo hoàng được cho là đi khập khiễng, cho thấy bệnh đau thần kinh tọa tiếp tục làm phiền ông.

'Di sản Cơ đốc giáo phong phú'

Chụp lại hình ảnh,

Nhà thờ Grand Immaculate của Qaraqosh bị IS phá hủy nhưng hiện đã được khôi phục

Trong bài phát biểu sau khi được Tổng thống Iraq Barham Salih chào đón, Giáo hoàng Francis cho biết ông rất vui mừng được đến Iraq, nơi được ông mô tả là "cái nôi của nền văn minh".

"Cầu mong cuộc đụng độ vũ khí sẽ ngưng ... cầu cho cácmhành động bạo lực và chủ nghĩa cực đoan, bè phái và sự không khoan dung sẽ chấm dứt!" ông nói.

Chụp lại hình ảnh,

Người Iraq chào đón Giáo hoàng ở sân bay

"Iraq đã phải hứng chịu những hậu quả tai hại của chiến tranh, tai họa khủng bố và xung đột giáo phái thường xuất phát từ một chủ nghĩa chính thống không có khả năng chấp nhận chung sống hòa bình với các nhóm sắc tộc và tôn giáo khác nhau."

Ông quay sang những người theo đạo Cơ đốc ở Iraq, những người mà ông cho rằng cần có vai trò lớn hơn trong đời sống cộng đồng.

Chụp lại hình ảnh,

Đức Giáo hoàng đã được chào đón bởi Thủ tướng Iraq và các vũ công tại sân bay ở Baghdad

Chụp lại hình ảnh,

Đây sẽ là chuyến công du quốc tế đầu tiên của Giáo hoàng kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19

Ông nói: "Sự hiện diện lâu đời của những người theo đạo Thiên chúa ở vùng đất này, và những đóng góp của họ cho đời sống của quốc gia, tạo thành một di sản phong phú mà họ muốn tiếp tục phục vụ tất cả mọi người.

Ông nói rằng sự đa dạng của Iraq là một "nguồn tài nguyên quý giá để thu hút, không phải là một trở ngại để loại bỏ".

Giáo hoàng Francis sau đó đã đến tổ chức thánh lễ tại nhà thờ Công giáo Syriac Đức Mẹ Cứu rỗi ở Baghdad, nơi bị các phần tử thánh chiến tấn công tấn công năm 2010, khiến 52 người theo đạo Thiên chúa và cảnh sát thiệt mạng.

Cơ đốc nhân 'cần cảm thấy được khích lệ'

Đây là một cuộc hành hương của một vị Giáo hoàng, người đã biến việc tiếp cận những người bị đàn áp và các tín ngưỡng khác trở thành nền tảng của chức vụ giáo hoàng của mình.

Chuyến đi của Giáo hoàng Francis giàu tính biểu tượng nhưng đầy nguy hiểm - không chỉ là những lo ngại về an ninh của một đất nước bị giằng xé bởi xung đột giữa các tôn giáo và giáo phái mà còn diễn ra vào lúc mức độ lây nhiễm Covid cao nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch.

Chụp lại hình ảnh,

Giáo hoàng Francis sẽ tham dự một cuộc họp liên tôn giáo tại đền cổ Ur, được cho là nơi sinh của Abraham

Có nguy cơ tầm quan trọng của chuyến đi này bị lu mờ bởi Covid - đặc biệt là một thánh lễ lớn ở Erbil vào Chủ nhật, với dự kiến lên đến 10.000 người tham dự, có thể trở thành một sự kiện siêu lây lan.

Nhưng Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn bất chấp. Ông nói với tôi trên máy bay từ Rome rằng ông "rất vui" khi được tham gia một "chuyến đi đặc biệt". Ông cảm thấy rõ ràng rằng vùng đất này, trung tâm của Cơ đốc giáo, đã chờ đợi quá lâu cho một chuyến viếng thăm của giáo hoàng, đến nỗi cộng đồng Cơ đốc giáo đang suy yếu và bị khủng bố từ lâu cần phải cảm thấy được khích lệ để ở lại đây - và không có thể để mất thời gian, cần nhanh chóng mang thông điệp hòa bình và hy vọng tới Iraq.

Một trong những cộng đồng Cơ đốc giáo lâu đời nhất thế giới đã chứng kiến số lượng giảm mạnh trong hai thập kỷ qua, từ 1,4 triệu người xuống còn khoảng 250.000 người, ít hơn 1% dân số.

Nhiều người đã chạy ra nước ngoài để thoát khỏi bạo lực đã hoành hành đất nước kể từ cuộc xâm lược do Mỹ dẫn dắt vào năm 2003, lật đổ Saddam.

Hàng chục nghìn người cũng phải di dời khi các chiến binh của Nhà nước Hồi giáo [IS] tràn qua miền bắc Iraq vào năm 2014, phá hủy các nhà thờ lịch sử, chiếm đoạt tài sản và cho họ lựa chọn nộp thuế, cải đạo, rời đi hoặc đối mặt với cái chết.

Giáo hoàng được đón tiếp như thế nào?

Lực lượng an ninh khổng lộ đã được huy động. Giáo hoàng chủ yếu di chuyển bằng máy bay để thực hiện các chuyến thăm của mình và có thể sử dụng một chiếc xe bọc thép cho các chuyến đi ngắn hơn. Ở trung tâm Baghdad, các biển quảng cáo chào mừng Giáo hoàng, cờ của Iraq và Vatican cùng nhau tung bay.

Những người theo đạo Thiên chúa ở Iraq đang hy vọng Đức Giáo hoàng sẽ giúp họ vượt qua sự phân biệt đối xử.

Ở Baghdad, người ta vui mừng rằng Giáo hoàng đã đến thăm.

Naem Faouzi nói với hãng tin Reuters: "Tôi cảm thấy một niềm hạnh phúc khôn tả. Chúng ta đều là anh chị em, chúng ta đều chung tay. Chúng ta sẽ chào đón một người vĩ đại, nhân vật vĩ đại nhất, Giáo hoàng".

Linh mục Martin Ra'ad, một linh mục Cơ đốc cho biết: "Hôm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đang hiện thực hóa giấc mơ của người Iraq trong 20 năm qua, đó là chờ ngài đặt chân đến đất Iraq".

Những người theo đạo Thiên chúa ở miền bắc cũng mong chờ chuyến thăm của ông. Alla Hana Shaba, người đã chạy trốn đến Irbil ở Kurdistan, Iraq sau khi IS xâm lược vào năm 2014, nói với kênh truyền hình Iraq: "Chúng tôi muốn Đức Giáo hoàng giúp những người bị di tản tìm một nơi để định cư. Chúng tôi đã mất nhà cửa và tiền bạc".

Cơ đốc nhân Iraq là ai?

Chụp lại hình ảnh,

Pope Francis waves as his convoy heads into Baghdad from the airport

  • Người dân ở khu vực ngày nay là Iraq tiếp nhận Cơ đốc giáo vào thế kỷ 1 sau Công nguyên
  • Theo bộ ngoại giao Hoa Kỳ, các nhà lãnh đạo Cơ đốc giáo ước tính có ít hơn 250.000 Cơ đốc nhân còn lại ở Iraq, với dân số đông nhất - ít nhất 200.000 - sống ở Đồng bằng Nineveh và Khu vực Kurdistan ở phía bắc đất nước.
  • Khoảng 67% trong số đó là người Công giáo Chaldean, mà Giáo hội theo nghi thức phương Đông vẫn giữ các truyền thống và lễ thờ phượng riêng của mình nhưng công nhận thẩm quyền của giáo hoàng ở Rome. 20% khác là thành viên của Nhà thờ phương Đông Assyria, được cho là lâu đời nhất ở Iraq
  • Những người còn lại là Chính thống giáo Syriac, Công giáo Syriac, Công giáo Armenia, Tông đồ Armenia, Anh giáo, Truyền giáo và Tin lành

Lịch trình của Giáo hoàng?

Phóng viên của chúng tôi cho biết do lo ngại về an ninh và sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19, Giáo hoàng sẽ hạn chế tiếp xúc với công chúng.

Chụp lại video,

Giáo dân Việt xúc động khi gặp Đức Giáo Hoàng tại Bangkok

Bản thân Giáo hoàng đã tiêm hai mũi vaccine BioNTech / Pfizer, và đoàn tùy tùng của ông sẽ được tiêm chủng, nhưng có những lo ngại rằng chuyến đi có thể trở thành một sự kiện siêu lây lan.

Vào thứ Bảy, Đức Giáo hoàng sẽ bay về phía nam đến thánh địa Najaf của người Shia, nơi ông sẽ thăm Đại Giáo chủ Ali al-Sistani, 90 tuổi, lãnh tụ tâm linh cho hàng triệu người Shia ở Iraq và các nơi khác.

Ngày hôm sau tại Mosul, ông sẽ cầu nguyện tại Quảng trường Nhà thờ cho các nạn nhân của cuộc chiến với IS khiến hàng chục nghìn dân thường thiệt mạng.

Giáo hoàng cũng sẽ đến thăm Qaraqosh gần đó, nơi những người theo đạo Thiên chúa đã trở về kể từ khi bị IS đánh bại vào năm 2017.

Video liên quan

Chủ Đề