Tại sao đào đất lên lấp xuống lại thiếu

Câu hỏi 1: Tìm hiểu về vấn đề này có quan trọng không?
Trả lời: Rất quan trọng. Khối lượng đào đắp có giá trị hàng tỷ, trăm tỷ trong các công trình chứ chẳng chơi. VD: Công tác làm đường, người nào có kinh nghiệm, ngó qua xem sản lượng đào đắp là biết lờ lãi bao nhiêu tỷ đồng, công trình này được mấy cái xe rồi :v :v :v. Rải mặt đường bê tông ap phan có khi không ăn thua đâu :D.

Câu hỏi 2: Khi dùng Dự toán GXD lập dự toán cho công tác đào đắp, vận chuyển đất. Em cứ thấy khó hiểu giữa khái niệm đất đào lên nhưng lại tận dụng lại 1 phần để đắp lại. Thì khối lượng đất cần thiết để đắp đạt độ chặt yêu cầu có phải là khối lượng đất đắp x hệ số chuyển đổi như theo Thuyết minh ở đầu chương 2 của ĐM 1776/BXD-VP không ạ ? Hay là khối lượng đất đắp cần thiết để đạt độ chặt yêu cầu = khối lượng đất đào không nhân hệ số gì hết? [VD: V lấp đất móng = V đào – V chiếm chỗ của kết cấu trong đất], cái này có căn cứ vào độ chặt ban đầu và độ chặt sau khi đắp của đất không?

Tham khảo thêm: Mẫu dự toán các công trình xây dựng

Trả lời: Hiểu bản chất vấn đề như sau. Khi học xây dựng, chúng tôi học môn địa chất công trình, vật liệu xây dựng, phải đi thực tập thí nghiệm, cân đong, sấy mẫu đất…:

1. Thí nghiệm 1: Em thử ra vườn, ruộng hoặc đơn giản là cái bồn cây, đào lên 1 cái hố nho nhỏ thôi [cho đỡ mệt] sau đó em lấy đúng chỗ đất em đã moi lên cho lại vào cái hố đó, dùng tay nện chặt xuống, em sẽ thấy nó bị lõm xuống -> thiếu đất. Sao lạ vậy ta[!?] chỗ đó lúc trước bằng phẳng, đào đổ lên bờ sau đó lấp trở lại mà nó lại thiếu đất? Ngó ngang, ngó dọc có thằng nào ăn trộm đất của mình đi đâu không? Không có thằng nào bén mảng tới cả.


[Gãi đầu, gãi tai] Đó là nện bằng tay, nếu nện bằng vồ, bằng máy đầm cóc hoặc đầm 16, 25 tấn… thì còn lún xuống nhiều nữa. Ban đầu đất nguyên thổ còn rỗng, khi đầm nén nhân tạo bằng lực [nắm tay, đầm nhiều tấn] đất nằm sát vào nhau hơn, chặt hơn, nên thể tích xẹp đi.

2. Thí nghiệm 2: Em đào lên 1 cái hố, sau đó em cho vật gì đó đủ lớn [tượng trưng cho cống, móng, kết cấu BTCT] xuống dưới hố. Sau đó em lấy đất em đã đào lên lúc trước đổ xuống và đầm lại. Thấy lượng đất còn dư không bằng thể tích của kết cấu chiếm chỗ. Sao lạ vậy? Kết cấu cứng chiếm chỗ thể tích cố định, không thay đổi. Còn cũng thể tích đó là đất khi đầm nén sẽ thay đổi như thí nghiệm 1 -> chênh lệch nhau.
Như vậy, đất nguyên thổ ban đầu không chặt bằng đất đổ xuống rồi đầm chặt nhân tạo. Vậy phải nhân 1 hệ số. Và ĐM 1776 người ta đã làm thí nghiệm và lấy con số trung bình.

Câu hỏi 3: Khi mình đầm mình đã biết được yêu cầu là đầm với hệ số, dung trọng bao nhiêu rồi. Vậy sao mình không tính chính xác luôn thầy mà lại phân ra như thế? Em đang tính phần đào đắp tận dụng lại phần kè bờ hồ tương đối lớn ạ!

Trả lời:
Xây dựng công trình ở các vị trí khác nhau thì địa chất khác nhau, chất đất khác nhau. Khi lập dự toán chưa biết đất đó có dung trọng bao nhiêu, tính chất, độ ẩm… thế nào. Muốn biết phải lúc thi công thật làm thí nghiệm, lấy mẫu đất, đem về phòng thí nghiệm. Vì thế khi lập dự toán mới dùng bảng chuyển đổi bình quân để lập dự toán. Khi thi công phải thí nghiệm chính xác.

Câu hỏi 4: Hệ số đầm nén và dung trọng đất ghi là K = 0,85; γ ≤ 1,45T/m3 ÷ 1,60T/m3 có nghĩa gì ạ? Trả lời:

Em hiểu nôm na là độ chặt của đất đạt 85%, chặt hết cỡ không còn lỗ rỗng là 100%. Khi đó nếu lấy mẫu 1m3 đất đem cân lên thì trọng lượng đạt được khoảng 1,45t đến 1,6T [tùy địa chất]. Đất càng chặt thì đem cân lên càng nặng.

Câu hỏi 5: Khi lập dự toán bằng phần mềm Dự toán , để tính thêm hệ số km cho công tác vận chuyển đất đổ đi thì làm thế nào?
Trả lời: Em chọn công tác vận chuyển, kích vào Tiện ích chọn Thêm hệ số công việc. Vấn đề này các bài tập giáo trình trên mạng,

Dịch vụ của Hồ sơ xây dựng :

– Lập dự án đầu tư xây dựng

– Lập Quy hoạch xây dựng

– Thiết kế và thi công công trình

– Giám sát thi công xây dựng

– Thẩm tra dự án, dự toán, thiết kế

– Lập hồ sơ dự thầu, hồ sơ thanh toán

– Lập hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết toán

Lưu ý: Ý kiến của Hồ sơ xây dựng .com. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các chuyên gia vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0904873388. Các chuyên gia chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về hồ sơ xây dựng của chúng tôi:

– Tư vấn lập dự án đầu tư công trình

– Dịch vụ tư vấn lập hồ sơ dự toán, thanh toán, quyết toán công trình

– Tư vấn thiết kế, thẩm tra, giám sát công trình

Trân trọng cám ơn!

Bạn không biết Tải Tài Liệu như thế nào ? Xem Cách Tải

►Group Facebook Hồ Sơ Xây dựng : //bit.ly/hosoxd

►Group Facebook Thư viện xây dựng : //bit.ly/thuvienhsxd

►Link nhóm Zalo Hồ Sơ Xây Dựng :  //bit.ly/zalohosoxd

►Link nhóm Zalo Tài liệu Xây dựng :  //bit.ly/zalotaileuxd

►Link nhóm Zalo Nhà thầu xây dựng: //bit.ly/zalonhathauvn

Xem: 13222|Trả lời: 14

[Lấy địa chỉ]

2#

tranhoe Đăng lúc 10/5/2014 20:56 | Chỉ xem của tác giả

HƯỚNG DẪN LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG: CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO bằng sơ đồ tư duy.

Các Bác chuyên gia nhà ta [người xây dựng ĐM1776] hay nói kiểu bác học, có một chuyện cỏn con như đào với đắp mà cũng nói lấp la lấp lững. Trích yếu: "- Đào để đắp bằng khối lượng đất đắp nhân với hệ số chuyển đổi từ đất thiên nhiên cần đào để đắp như bảng kèm theo. - Định mức vận chuyển tính cho 1m3 đất đào đo tại nơi đào đã tính đến hệ số nở rời của đất." Có 2 khái niệm là "hệ số chuyển đổi " và "hệ số nở rời" nhưng chỉ thấy có một bảng hệ số chuyển đổi bình quân từ đất đào sang đất đắp. Áp dụng như thế nào? Tóm lại như thế này: 1./ KL đất đắp là thể tích hình khối tại vị trí đắp. 2./ KL đất đào là thể tích hình khối tại vị trí đào. 3./ KL đất vận chuyển [đi đổ nơi khác hoặc đổ vào chổ đắp] là thể tích hình khối tại vị trí đó [nơi đào hoặc đắp] nhân với [có tính đến] hệ số chuyển đổi từ đất đào [nguyên thổ] sang đất đắp [đất rời] - hệ số này tra bảng trong ĐM1776 đã nói ở trên.

Xem tất cả

www.xaydung360.vn XÂY TÂM, DỰNG TẦM CHUYÊN NGHIỆP

Phần mềm lập dự toán excel không cần cài đặt

Trả lời Hay Dở

Dùng đạo cụ Báo cáo

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:15/09/2015

 Đào móng làm sập nhà  Công trình

Kính thưa Sở Xây dựng, khi đất đào móng công trình được tận dụng để đắp lại, khối lượng đất đắp thiết kế được xác định theo tỷ lệ nào so với đất đào? Có quy định cụ thể nào không ạ? Rất mong sự giải đáp của Quý Sở. Tôi xin cám ơn.

Nội dung này được Sở Xây dựng tỉnh Bình Định tư vấn như sau:

  • Bạn Hồ Lam Phương thân mến, việc tận dụng đất đào móng để đắp lại công trình căn cứ vào chất lượng đất đào lên để tận dụng đắp có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của đất đắp theo TCVN hay không. Việc tận dụng bao nhiêu là do tư vấn giám sát ở công trường xem xét theo chất lượng đất cùng với kỹ thuật của nhà thầu quyết định, làm cơ sở để nghiệm thu thanh toán. Trong dự toán, tư vấn thiết kế căn cứ vào kết quả khảo sát địa chất để tính toán việc tận dụng đất đào đế đắp lại, không có quy định cụ thể tỷ lệ bạn ạ.


Nguồn:

Trang thông tin điện tử Sở Xây dựng Tỉnh Bình Định

Tin tức liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề