Ca sĩ đăng thuật quê ở đâu là ai?

"Về miền quê anh" là album vol2 của ca sĩ Đăng Thuật, qua 10 ca khúc đậm chất nhạc dân gian, nam ca sĩ muốn gửi đến quê hương với tình cảm nồng nàn tha thiết.

Gửi tình yêu đến quê hương xứ Nghệ

"Về miền quê anh" là một sản phẩm âm nhạc được khán giả đánh giá cao, bản thân anh đã có sự chuẩn bị như thế nào để có được một album chất lượng như vậy?

Đăng Thuật là một người cầu toàn, vì vậy để làm album "Về miền quê anh", tôi đã phải mất 2 năm liền chuẩn bị. Từ chọn bài, hòa âm, phối khí tôi đều phải làm rất kỹ. Tất cả các ca khúc đều là thông điệp, là tình yêu tôi gửi đến quê nhà.

Có một sản phẩm âm nhạc chất lượng và hoàn chỉnh đến như vậy Đăng Thuật có mất nhiều tiền đầu tư không?

Đây là một cuộc chơi của mỗi nghệ sĩ, ra album để đánh dấu sự nghiệp của mình, vì vậy cho phép tôi không tiết lộ vấn đề kinh phí.

Hiện tại, thị trường băng đĩa đã khá đìu hiu, người yêu nhạc thường nghe online, vì sao anh lại ra mắt album bản đĩa trong thời điểm này?

Như tôi đã nói, Đăng Thuật cũng như bao nghệ sĩ khác, tôi muốn ra mắt album để đánh dấu sự nghiệp của mình. Hơn thế, đây còn là sản phẩm đặc biệt để tôi tri ân quê hương của tôi. Tôi không có nhiều tính toán trong vấn đề này.

Ca sĩ Đăng Thuật hợp tác cùng ca sĩ Anh Thơ trong "Về đây quê anh".

Có quá cực đoan không khi anh chỉ làm đĩa nhạc dành riêng cho quê hương của mình?

Ồ không phải đâu, trước đây tôi đã làm riêng một album nhạc dân gian về 3 miền Bắc - Trung - Nam. Bây giờ đây, album vol 2, tôi dành riêng cho quê hương xứ Nghệ.

Nhiều người hỏi tôi giữa bạt ngàn những giọng ca dân gian, nét nào nhận biết được tôi? Tôi xin trả lời rằng, tôi sinh ra ở quê hương xứ Nghệ, với những điệu Trù cổ nên tôi thấm từng hơi thở dân ca. Tôi lại được trời phú giọng E [Mi trưởng] nên những bài hát dân ca, tôi tự tin xử lý tôt.

Vợ là người thông cảm, không ghen tuông lung tung

Trong làng nhạc miền Bắc, Đăng Thuật được xem là người hiền lành, thật thà. Tuy nhiên, tính cách ấy khiến anh bị nhạt, anh nói sao về điều này?

Nhiều người nhắc nhở tôi chuyện này nhưng tôi thấy bình thường. Tôi quen rồi, tâm tôi thế nào thì tôi sống như vậy. Tôi không thể thay đổi được cũng không luồn lách được. Ở ngoài cuộc sống, tôi cũng là người hòa động cởi mở và chân thành với mọi người.

Gia đình hạnh phúc của ca sĩ Đăng Thuật trong ngày ra mắt album "Về đây quê anh".

Có nhiều đồn đoán cho rằng, Đăng Thuật sợ vợ, anh trả lời thế nào đây?

Tôi không sợ vợ mà nể vợ. Vợ tôi là người luôn biết nhường nhịn, hy sinh cho chồng con. Là một ca sĩ được đào tào bài bản nhưng vợ tôi chấp nhận ở nhà nuôi con cho chồng yên tâm công tác. Chúng tôi kết hôn từ năm 2008 và hiện tại có một bé học lớp 1. Nếu không có vợ tôi đứng đằng sau hậu thuật thì làm sao tôi chạy show được.

Từ việc chăm sóc con cái, nuôi dạy con cái, vợ tôi đều đảm trách mà không một tiếng kêu than. Theo tôi việc vợ ở nhà phục vụ chồng con là một điều đáng quý. Điều tôi mừng nhất là vợ tôi thông cảm được cho nghề nghiệp của tôi. Cô ấy giống như "tượng đại" cho tôi dựa vào trong cuộc sống.

Còn chuyện sợ vợ thực ra là mình nhường nhịn nhau thôi. Trong cuộc sống tôi nhường vợ hết nhưng trong công việc thì tôi tranh cãi đến cùng.

Đối với Đăng Thuật, vợ là "tượng đài" cho anh dựa vào.

Đăng Thuật và ca sĩ Lê Mận thường song ca với nhau và thậm chí có những ánh mắt khi diễn vô cùng tình cảm. Vợ anh có ghen không?

Không. Vợ tôi hiểu hết, cô ấy cùng nghề mà. Tôi và Mận cùng huyện với nhau, cả hai gia đình đều thân thiết lắm, làm gì có chuyện ghen tuông. Vợ tôi rất rõ ràng và thông suốt nên không có chuyện hiểu lầm nào. Điều này khiến tôi rất yên tâm công tác.

Nhiều ca sĩ chuyển sang dòng nhạc Bolero để nổi tiếng, để kiếm thêm thu nhập, anh có suy nghĩ này trong tương lai không?

Tôi được xem là nam hiếm trong làng nhạc dân gian, vậy nên tôi rất tự tin về chuyện "sô - chậu". Vậy nên, tôi mới yên tâm đi làm để vợ ở nhà lo cho gia đình. Còn việc có sự chuyển hướng trong dòng nhạc hay không thì tôi sẽ suy nghĩ.

Cảm ơn ca sĩ Đăng Thuật về cuộc trò chuyện này!

Ca sĩ Đăng Thuật sinh năm 1979 ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Năm 2007,khi đang học thanh nhạc ở Nhạc viện HN, Đăng Thuật đã giành giải Á quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai. Sau bệ phóng đó, nam ca sĩ này đã chính thức đầu quân cho Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến nay.

Đỗ Quyên [ghi]

Về miền quê anh gồm 10 ca khúc viết về mảnh đất Nghệ An - Hà Tĩnh - quê hương Đăng Thuật, gồm: Ân tình xứ Nghệ, Buông chi câu ví người ơi, Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh, Ví dặm ta về...

Đăng Thuật song ca với đàn chị Anh Thơ ca khúc Về miền quê anh - bài hát chủ đề của album. Anh Thơ cho biết bài hát được phối ở tông giọng cao, chị đã cố gắng thể hiện trọn vẹn kỹ thuật, đồng thời truyền tải cảm xúc của nhạc phẩm. Đăng Thuật cũng kết hợp với Bùi Lê Mận trong ca khúc Ví dặm ta về. Ngoài đời, Đăng Thuật và Bùi Lê Mận là bạn bè thân thiết.

* Đăng Thuật, Bùi Lê Mận hát "Điệu ví dặm là em"

Ca sĩ chia sẻ bà xã Diệu Thuý hỗ trợ anh rất nhiều trong quá trình thực hiện. Diệu Thúy xuất thân là ca sĩ. Tuy nhiên, sau khi kết hôn, chị lui về hậu trường chăm sóc cho chồng con. Nói về lý do không mời vợ hát trong album, Đăng Thuật chia sẻ anh muốn tách bạch chuyện tình cảm và công việc: "Vợ chỉ để yêu thôi. Khi song ca cùng chị Anh Thơ và em Bùi Lê Mận, tôi thấy hiệu quả và thoải mái hơn". Đăng Thuật hài hước nói.

Đăng Thuật và bà xã Diệu Thuý.

Đăng Thuật cho biết nhiều khán giả từng khuyên anh chuyển sang hát nhạc trẻ, nhạc Bolero để "hâm nóng" tên tuổi. Tuy nhiên, nam ca sĩ tự tin mình có đối tượng khán giả dân ca riêng. "Dòng nhạc dân ca có nhiều giọng nữ. Tôi là 'nam hiếm' nên có khán giả, lượng show diễn ổn định. Vì thế, tôi đủ điều kiện kinh tế để theo đuổi đam mê, ra album", Đăng Thuật chia sẻ.

Đăng Thuật sinh năm 1979 ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Trước Về miền quê anh, nam ca sĩ từng phát hành albumBến xưa.

Hà Thu

Trong 12 lần cuộc thi Liên hoan Tiếng hát Truyền hình – Giải Sao Mai được tổ chức, các thí sinh Hà Tĩnh giành 2 giải nhất, 4 giải nhì và 1 giải ba ở dòng nhạc dân gian. Sao Mai cũng là bệ phòng hoàn hảo để những cái tên như: Đinh Thành Lê, Bùi Lê Mận, Đăng Thuật, Thụy Miên... đến gần hơn với khán giả yêu nhạc.

  1. Đinh Thị Thành Lê - Giải nhất Sao Mai dòng nhạc dân gian 2007

Giải nhất Sao Mai dòng nhạc dân gian 2007 Đinh Thành Lê quê huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh.

Quán quân Sao Mai dòng nhạc dân gian 2007 Đinh Thị Thành Lê sinh năm 1981 trong một gia đình có 4 chị em gái ở huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh.

Gia đình không có truyền thống về nghệ thuật, nhưng niềm đam mê âm nhạc lại được nhen nhóm bên trong cô gái có dáng người nhỏ nhắn ngay từ những ngày còn thơ bé và cứ thế lớn dần, thôi thúc Thành Lê quyết tâm đeo đuổi con đường trở thành ca sĩ chuyên nghiệp.

Sau khi kết thúc Sao Mai 2007, Thành Lê chăm chỉ và miệt mài hoạt động âm nhạc, đồng thời định hình cho mình một phong cách riêng - đó là cách hát nhạc dân gian mang hơi hướng bán cổ điển chứ không hát dân gian theo kiểu “thuần chất”. Nữ ca sĩ hiện tại đang công tác tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam.

2. Nguyễn Đăng Thuật - Giải nhì Sao Mai dòng nhạc dân gian 2007

Giải nhì Sao Mai dòng nhạc dân gian 2007 Đăng Thuật quê huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Đăng Thuật sinh năm 1979, ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Năm 2007, khi đang học thanh nhạc ở Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam, Đăng Thuật đăng ký tham gia Sao Mai và giành giải Á quân dòng nhạc dân gian. Sau bệ phóng đó, nam ca sĩ chính thức đầu quân cho Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam và công tác tại đây cho đến nay.

Trong hơn 10 năm theo đuổi nghệ thuật, Đăng Thuật luôn trung thành với dòng nhạc dân gian. Chất Nghệ - Tĩnh và giọng hát mặn mà được hòa quyện khiến anh trở thành một “nam hiếm” trong dòng nhạc này, đồng thời không hề bị lẫn giữa “bạt ngàn” những giọng ca khác. Những ca khúc do Đăng Thuật thể hiện luôn tạo được dấu ấn riêng biệt với khán giả.

3. Bùi Lê Mận - Giải nhất Sao Mai dòng nhạc dân gian 2009

Giải nhất Sao Mai dòng nhạc dân gian 2009 Bùi Lê Mận quê huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Bùi Lê Mận sinh năm 1988, quê ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Năm 2007, cô đăng ký tham gia Sao Mai nhưng chỉ được giải “Gương mặt triển vọng”. Trở lại sân chơi này hai năm sau đó, giọng ca trẻ cho thấy sự “lột xác”, trở thành một Bùi Lê Mận chững chạc, trưởng thành, đắm đuối trong những bài hát dân ca trình diễn trên sân khấu. Kết quả chung cuộc, cô gái quê Hà Tĩnh đã giành “cú đúp” giải thưởng khi được xướng tên hai lần với giải Thí sinh được khán giả yêu thích nhất và danh hiệu Quán quân dòng nhạc dân gian.

Bùi Lê Mận ghi dấu ấn trong lòng người nghe nhờ chất giọng dịu ngọt, sâu lắng, chứa chan tình cảm và đậm chất miền Trung. Đầu năm 2019, cô cho ra mắt MV “Về quê em xứ Nghệ” để đánh dấu sự tái xuất sau gần hai năm im ắng trong hoạt động nghệ thuật để vun vén cho tổ ấm và chăm con. Nữ ca sĩ hiện đang công tác tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam cho hay sau hơn 10 năm hoạt động ca hát chuyên nghiệp, giờ đây là thời điểm tiếng hát Bùi Lê Mận chững chạc, đắm đuối nhất.

4. Trần Thụy Miên - Giải nhì Sao Mai dòng nhạc dân gian 2013

Giải nhì Sao Mai dòng nhạc dân gian 2013 Thụy Miên quê huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh.

Thụy Miên sinh năm 1991 tại huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, là con út trong gia đình có ba anh chị em, Thụy Miên thừa hưởng giọng hát từ mẹ - vốn là một nghệ nhân hát dân ca, ví dặm Nghệ Tĩnh có tiếng ở làng. Từ nhỏ, cô đã thường được đi xem mẹ diễn ở các chương trình làng, xã... Đến khi học phổ thông, Thụy Miên cũng tích cực tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ.

Năm 2011, Thụy Miên tham gia Sao Mai nhưng dừng chân ở vòng chung kết khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Hai năm sau đó, dưới sự động viên của NSƯT Thu Lan, Thụy Miên trở lại sân chơi này và đoạt giải nhì dòng nhạc dân gian.

Sau cuộc thi, Thụy Miên dồn sức cho việc học tập tại Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam và tham gia các chương trình ca nhạc trong và ngoài nước. Năm 2018, cô tốt nghiệp khoa thanh nhạc tại nhạc viện với điểm số tuyệt đối.

5. Phạm Thị Thùy Dung - Giải nhì Sao Mai dòng nhạc dân gian 2013

Giải nhì Sao Mai dòng nhạc dân gian 2013 Thùy Dung quê huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh.

Thùy Dung quê ở huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh. Năm 2013, cô tham gia Sao Mai và đăng quang Á quân dòng nhạc dân gian cùng giải Thí sinh được khán giả yêu thích nhất.

Không như các ca sĩ khác ngay lập tức bước chân vào con đường ca hát, Thuỳ Dung đã chọn con đường học vấn để trau dồi và đầu tư chuyên môn cho giọng hát của mình. Đoạt giải Sao Mai ở dòng nhạc dân gian, nhưng Thuỳ Dung lại rất hợp với dòng nhạc bán cổ điển và dân gian thính phòng. Cô quyết định theo học chuyên ngành opera. Ngoài việc học ở trường, học các chuyên gia trong nước, Thuỳ Dung còn theo học các chuyên gia nước ngoài – những giọng hát opera hàng đầu thế giới. Giọng ca quê Hà Tĩnh cũng xác định đây là định hướng cho con đường đi tương lai của mình.

Năm 2017, Thùy Dung tốt nghiệp thạc sĩ thanh nhạc tại Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam. Một năm sau, cô chính thức thực hiện dự án âm nhạc lớn nhất kể từ khi đoạt Á quân Sao Mai, đó là phát hành CD đầu tay với sự hợp tác của nhạc sĩ Dương Cầm.

6. Phan Thị Quỳnh Anh - Giải nhì Sao Mai dòng nhạc dân gian 2019

Giải nhì Sao Mai dòng nhạc dân gian 2019 Quỳnh Anh quê huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Phan Thị Quỳnh Anh sinh năm 1993 tại xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, là con đầu trong gia đình có ba chị em. Năm 2017, Quỳnh Anh cũng dự thi Sao Mai nhưng chỉ dừng chân ở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên. Trở lại sân chơi này sau 2 năm, Quỳnh Anh xuất sắc giành danh hiệu Á quân dòng nhạc dân gian.

Cô sinh viên Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam chia sẻ yêu ca hát từ nhỏ và được thừa hưởng từ bố, mẹ - là những nghệ nhân hát chầu văn - khả năng thẩm âm, tiết tấu, năng khiếu về nhạc. Ngoài danh hiệu tại Sao Mai 2019, Quỳnh Anh từng đoạt giải nhì dòng nhạc dân gian tại cuộc thi Giọng ca Xứ Nghệ 2017; giải nhì cuộc thi Liên hoan Tiếng hát truyền hình Hà Tĩnh - Giải Sao Mai năm 2017; giải ba cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội 2018; giải nhất cuộc thi Giọng hát mang âm điệu dân gian Việt Nam 2018; giải nhì Liên hoan Tiếng hát truyền hình Hà Tĩnh – Giải Sao Mai năm 2019.

7. Nguyễn Thanh Quý - Giải ba Sao Mai dòng nhạc dân gian 2019

Giải ba Sao Mai dòng nhạc dân gian 2019 Thanh Quý quê huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh.

Thanh Quý sinh năm 1994, tại vùng biển Thạch Văn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Gia đình không có ai theo nghệ thuật nhưng từ bé, Thanh Quý đã yêu thích những làn điệu dân ca ngọt ngào, mê đắm lòng người qua giọng ca đặc biệt của ông nội. Tình yêu với ca hát, nhất là dòng nhạc dân gian cũng dần lớn lên trong cô từ đó.

Năm 2014, với chất giọng trong, vang, cao vút, Thanh Quý đã thi đỗ vào Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam và lọt vào “mắt xanh” của ca sĩ Tân Nhàn.

Dưới sự chỉ dạy và dìu dắt trực tiếp của Tân Nhàn, năm 2017, Thanh Quý đã đạt giải Nhì trong Cuộc thi Tài năng âm nhạc trẻ toàn quốc dòng nhạc dân ca. Không dừng lại ở đó, năm 2018, được sự cổ vũ, động viên của cô giáo Tân Nhàn, Thanh Quý một lần nữa thử sức mình với cuộc thi Tuyệt đỉnh song ca và xuất sắc dành danh hiệu Á quân 1. Tại Sao Mai 2019, cô sinh viên Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam đoạt giải Nhì dòng nhạc dân gian và giải phong cách ấn tượng.

Đặng Phương

Đặng Phương

Video liên quan

Chủ Đề