Tại sao chất lượng công trình được quan tâm

Xu thế chung của xã hội hiện nay là các thiết kế ngoài trời, vừa tạo cảm giác thoải mái thư thái cho người sử dụng, vừa mang lại tính thẩm mỹ cao. Hòa chung vào xu thế đó, bạn cũng có ý định xây dựng một công trình ngoài trời, nhưng bạn chưa biết phải làm sao? Những vấn đề nào cần phải quan tâm? Hãy tham khảo bài viết 04 Vấn đề cần quan tâm hàng đầu của các công trình ngoài trời tại Việt Nam của chúng tôi dưới đây. 

Vấn đề thẩm mỹ

 

Vật liệu tre Trelife - Vẻ đẹp hoàn hảo cho mọi công trình ngoài trời tại Việt Nam

Bên cạnh vấn đề phong thủy, vấn đề thẩm mỹ cũng rất được chú trọng. Nhu cầu sống của con người ngày đang được nâng cao. Bởi vậy “ăn ngon mặc đẹp” hiện nay đang là xu thế chung của xã hội. Công trình phải đẹp, có tính thẩm mỹ cao thì mới thu hút được nhiều khách du lịch.

Những kiểu thiết kế mang thiên hướng cổ điển, trung đại, hay kết hợp văn hóa hiện đại phương đông và phương tây hiện nay đang là xu thế chung của thị trường.

Tuy nhiên có một lưu ý nho nhỏ rằng là: vẻ đẹp thẩm mỹ của cả công trình không chỉ được tạo nên bởi một đại sảnh lớn hay cầu thang lớn. Mà chúng được tạo nên từ mỗi chi tiết nhỏ. Càng chi tiết tỉ mẩn lại càng mang lại lại cảm giác tinh tế, mang lại một nét đẹp thẩm mỹ toát lên từ bên trong. Do đó đừng bỏ quên vấn đề này nhé.

Vấn đề chất lượng

 

Vật liệu thiết kế ngoại thất tre Trelife - Chất lượng số một tại Việt Nam

Trong mọi công trình vấn đề chất lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu. Đặc biệt trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt như Việt Nam hiện nay, thì vấn đề ấy lại càng được đề cao hơn.

Khoa học chỉ ra rằng: Thời tiết đặc trưng của Việt Nam là nắng lắm mưa nhiều, sương mù, và nóng ẩm quanh năm. Điều này gây ra tình trạng co giãn và xói mòn các công trình xây dựng. Đặc biệt là các công trình được làm từ gỗ và bê tông. Hiện tượng các kiến trúc bê tông bị ăn mòn mỗi năm tại Việt Nam hiện nay đã lên tới mức đáng báo động.

Hơn thế, lượng bức xạ nhiệt trung bình của Việt Nam lên tới 4,6 kwh/m2/ngày. Độ ẩm trong không khí của Việt Nam lên tới 90- 95% có khi lên tới 100%,... Lượng bức xạ nhiệt và độ ẩm trong không khí khiến cho các loại vật liệu bị ăn mòn từ từ, bạc màu và mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ ban đầu. Bởi vậy tại Việt Nam đây cũng được coi là 2 nhân tố quan trọng góp phần phá vỡ cấu trúc thiết kế và chất lượng công trình.

Tất cả những tác nhân gây hại và những hậu quả mà nó gây ra trên đều khiến cho mỗi người chủ công trình phải đau đầu. Một câu hỏi lớn được đặt ra ở đây là: Chất lượng công trình của bạn đã đủ tốt để chống lại những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như vậy chưa? Và vật liệu xây dựng nào mới là giải pháp cho công trình hiện nay?

Vấn đề phong thủy

 

Phong thủy cho công trình ngoài trời tại Việt Nam

Ngày nay mọi người đều quan tâm đến phong thủy. Đặc biệt là đối với các công trình lớn, các công trình mang tính kinh doanh thì phong thủy lại càng được đề cao hơn cả. Bởi có phong thủy tốt tức là đã được trời phật tổ tiên phù hộ cho buôn may bắn đắt ắt hẳn sẽ có tài lộc vượng khí quanh thân.

Bởi vậy lời khuyên chúng tôi dành cho bạn đó là: Khi bắt đầu xây dựng một dự án công trình nào đó, hãy tìm cho mình một bậc thầy phong thủy. Chắc chắn bạn sẽ những lời khuyên hữu ích giải quyết vấn đề phong thủy này đó. 

Vấn đề tài chính

 

 Tài chính luôn là vấn đề băn khoăn hàng đầu

Vấn đề cuối cùng cũng là vấn đề cốt lõi của mỗi công trình đó chính là tài chính. Vậy tài chính bao nhiêu là đủ cho một công trình ngoài trời? Tại bài viết này, chúng tôi không giúp bạn trả lời câu hỏi ấy. Nhưng chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên để sử dụng tài chính thông minh.

Sử dụng tài chính thông minh trong kiến trúc xây dựng cũng được hiểu tương tự như đầu tư thông minh trong kinh doanh. Tức là đầu tư mạnh vào chất lượng công trình, sử dụng những vật liệu tốt và phù hợp nhất để đảm bảo chất lượng bền vững và vẻ đẹp thẩm mỹ lâu dài góp phần mang lại nhiều doanh thu hơn. Đúng vậy, đó chính là cách sử dụng tài chính thông minh mà chúng tôi muốn nói tại đây. Thử tính toán một chút, bạn sử dụng những vật liệu không đảm bảo vấn đề tài chính trước mắt được giải quyết. Nhưng điều gì sẽ xảy ra sau đó? Một thời gian sau công trình xuống cấp vẻ đẹp ban đầu không còn. Liệu doanh thu có bị ảnh hưởng? Liệu bạn sẽ phải bỏ ra bao nhiêu tiền nữa để “chắp vá” công trình ấy? Bạn đã tính ra rồi chứ?

Vật liệu tre - Trelife giải pháp hoàn hảo cho mọi công trình xây dựng 

Mang công nghệ Dasso hiện đại, vật liệu tre giải quyết được mọi vấn đề về thẩm mỹ, phong thủy, chất lượng và tài chính của các công trình xây dựng. Vật liệu tre xứng đáng là thép xanh của ngành xây dựng. 

>>>>>Chi tiết bài viết Sàn tre ngoài trời đáp ứng đẩy đủ yêu cầu về vật liệu thiết kế ngoại thất xem tại đây

Vậy nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các vật liệu bằng tre còn chần chờ gì nữa nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi ngay thôi.  

Chúng tôi cam kết: 

  • Bảo hành - Bảo trì trọn đời. Tất cả các sản phẩm TRELIFE đều có chứng chỉ về chất lượng và an toàn sức khỏe.
  • Thi công chuyên nghiệp. Đem đến cho khách hàng phương án thi công chuyên nghiệp, nhanh chóng, đúng hạn.
  • Chất lượng hàng đầu. Chăm sóc công trình cẩn thận, nhiệt tình, chu đáo trọn đời sản phẩm.
  • Giá cả ưu đãi hợp lý với mọi khách hàng.

 Công ty CP CND TRELIFE Việt Nam chúng tôi luôn ở đây, sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.

Hotline: 0943 588 933

Quy trình quản lý chất lượng công trình nhằm đảm bảo kỹ thuật, chất lượng và mỹ thuật công trình, đơn vị thi công phải thực hiện đúng các chỉ dẫn, yêu cầu của thiết kế cũng như quy định của quy trình thi công và nghiệm thu được sử dụng để thi công các hạng mục công trình.

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới Quý độc giả quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là gì?

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định Số: 46/2015/NĐ-CP và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình.

Quản lý chất lượng công trình xây dựng là 1 trong 6 nội dung Quản lý thi công xây dựng công trình bao gồm:

1.Quản lý chất lượng xây dựng công trình.

2. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình.

3. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình.

4. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng.

5. Quản lý hợp đồng xây dựng.

6. Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng.

Văn bản quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng

Khi tìm hiểu các văn bản, tài liệu liên quan đến quản lý chất lượng công trình cũng như tìm hiểu về Quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng chúng ta có thể tìm hiểu các quy định tại:

– Luật Xây dựng số 50/QH13/2014 ngày 18/6/2014

– Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

– Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng Nghiệm thu vật liệu, công việc, danh mục hồ sơ hoàn thành công trình [hồ sơ hoàn công], trách nhiệm tư vấn giám sát phải ký nghiệm thu sau 24h…

– Thông tư số 04/2019/TT-BXD ngày 16/08/2019 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016

– Thông tư 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 Phân cấp công trình xây dựng

– Thông tư 10/2014/TT-BXD ngày 11/07/2014 của Bộ Xây dựng về Quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ

– Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng

– Nghị định số 42/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi 1 số nội dung Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án

– Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/07/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng

– Thông tư số 08/2018/TT-BXD ngày 05/10/2018 hướng dẫn một số nội dung về chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng, chứng chỉ hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam

– Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng

– Thông tư số 17/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình [thay thế Quyết định số 451/QĐ-BXD ngày 25/05/2017 công bố hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình

– Thông tư số 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng [thay cho Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017] Chi phí tư vấn giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị

Quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng hay trình tự quản lý chất lượng thi công xây dựng dược quy định cụ thể tại Điều 23 – Nghị định số 46/2015/NĐ-CP như sau:

Điều 23. Trình tự quản lý chất lượng thi công xây dựng

Chất lượng thi công xây dựng công trình phải được kiểm soát từ công đoạn mua sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị được sử dụng vào công trình cho tới công đoạn thi công xây dựng, chạy thử và nghiệm thu đưa hạng mục công trình, công trình hoàn thành vào sử dụng. Trình tự và trách nhiệm thực hiện của các chủ thể được quy định như sau:

1. Quản lý chất lượng đối với vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng.

2. Quản lý chất lượng của nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng công trình.

3. Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.

4. Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình.

5. Thí nghiệm đối chứng, thí nghiệm thử tải và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.

6. Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận [hạng mục] công trình xây dựng [nếu có].

7. Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.

8. Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

9. Lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng, lưu trữ hồ sơ của công trình và bàn giao công trình xây dựng.

Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng

Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu thi công xây dựng bao gồm:

+ Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng;

+ Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế;

+ Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công;

+ Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định;

+ Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường;

+ Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành;

+ Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư;

+ Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu cho từng loại công việc.

Nguyên tắc chung trong quản lý chất lượng công trình xây dựng

Quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng cần thực hiện theo các nguyên tắc như sau:

+ Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của Luật Xây dựng + Nghị định QLCL và pháp luật có liên quan từ chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận.

+ Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

+ Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện, Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện.

+ Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật.

+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.

+ Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng [Nhà thầu, Chủ đầu tư, Cơ quan chuyên môn về xây dựng nói trên] chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc do mình thực hiện.

+ Đẩy mạnh ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin như: Phần mềm Quản lý chất lượng công trình GXD [QLCL GXD], hệ thống thông tin công trình BIM, các giải pháp lưu trữ dữ liệu đám mây [cloud], thời gian thực [Realtime] để thực hiện quản lý chất lượng công trình.

+ Con người tham gia vào công việc Quản lý chất lượng công trình xây dựng phải được đào tạo, tham gia các khóa huấn luyện như: Khóa học quản lý chất lượng công trình, lập hồ sơ chất lượng hoàn công công trình, ứng dụng phần mềm QLCL GXD.

Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng

Để nghiệm thu công việc xây dựng cần căn cứ vào:

– Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng

– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận

– Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng

– Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng

– Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng

– Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu

– Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng

– Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng

– Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng

– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận

– Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng

– Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng

– Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng

– Biên bản nghiệm thu các công việc thuộc bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu

– Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng

– Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng và giai đoạn thi công xây dựng hoàn thành của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng…

Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo

Quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng đảm bảo chất lượng kỹ thuật, đơn vị thi công thực hiện đầy đủ và triệt để đúng hồ sơ thiết kế và quy trình quy phạm, kiểm tra nghiệm thu trong quá thi công công trình.

Cần cử cán bộ – kỹ sư, công nhân đúng chuyên ngành, có trình độ chuyên môn cao để thi công công trình, cử cán bộ chuyên trách thường xuyên giám sát chất lượng công trình:

+ Hàng ngày đơn vị thi công có nhật ký thi công để ghi chép các công việc đã thực hiện và những ý kiến của kỹ sư giám sát.

+ Phối hợp thường xuyên với kỹ sư giám sát và chủ nhiệm đồ án thiết kế để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thi công, phải tiến hành kiểm tra chất lượng trước khi chuyển giai đoạn thi công. Thực hiện công tác giao ban thường kỳ tại công trường.

+ Trong quá trình thi công, kỹ sư chỉ đạo thi công và cán bộ, công nhân của Đơn vị thi công tuyệt đối tuân thủ các hồ sơ thiết kế được, các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng công trình theo tiêu chuẩn Việt Nam về xây dựng.

+ Tổ chức tại hiện trường bộ phận thí nghiệm để kiểm tra đánh giá chất lượng thi công kịp thời chính xác. Tất cả các vật liệu đưa vào thi công phải có chứng chỉ của nơi sản xuất và được cơ quan có thẩm quyền công nhận là sản phẩm thương mại đạt yêu cầu chất lượng và kỹ thuật xây dựng.

Các vật liệu như: xi măng, sắt thép, cát, đá… trước khi đưa vào sử dụng phải được thí nghiệm kiểm tra và chỉ tiêu cơ lý, hóa tại phòng thí nghiệm chuyên ngành và phải được cấp chứng chỉ hợp lệ.

Bê tông phải thí nghiệm cấp phôi, lấy mẫu kiểm tra và thử độ sụt trong quá trình thi công. Đơn vị thi công luôn sẵn sàng cung cấp đầy đủ các số liệu thí nghiệm, các chứng từ thí nghiệm vật liệu và cấu thành hạng mục công trình để làm cơ sở cho việc nghiệm thu công trình, sẵn sàng thực hiện việc kiểm tra thí nghiệm của chủ đầu tư khi xét thấy cần thiết. Trong công tác bê tông phải đảm bảo thi công đúng mác thiết kế. Công tác bảo dưỡng bê tông cũng phải được quan tâm đúng quy trình.

Ván khuôn được gia công phẳng, nhẵn và chống dính, chống rò rỉ nước xi măng và đảm bảo mỹ thuật công trình. Việc tháo dỡ ván khuôn theo đúng quy trình quy phạm trong thi công.

Trong quá trình thi công đặc biệt quan tâm đến công tác định vị trí các hạng mục thi công. Việc kiểm tra tọa độ, cao độ công trình bằng máy toàn đạc, máy kinh vĩ, máy thủy bình. Đo đạc kích thước, khoảng cách các cấu kiện dùng thước thép.

Tất cả các hạng mục thi công phải được chủ đầu tư nghiệm thu bằng văn bản theo từng giai đoạn thi công mới được thi công phần tiếp theo. Sau khi thi công xong công trình phải có biên bản tổng nghiệm thu kỹ thuật và biên bản bàn giao công trình, hồ ớ hoàn công công trình với chủ đầu tư.

Các hạng mục, phần việc đạt yêu cầu kỹ thuật, đơn vị thi công sẽ sửa chữa kịp thời theo đúng yêu cầu của chủ đầu tư. Thực hiện nghiêm túc chế độ bảo hành công trình theo luật định. Trong quá trình thi công đơn vị thi công phải tuân thủ theo đúng quy trình quy phạm thi công hiện hành của Nhà nước, của Bộ xây dựng và Bộ giao thông vận tải.

Video liên quan

Chủ Đề