Tại sao cần phải học quản trị

Quản trị học là gì? Quản trị là gì? Quản trị là hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm thành đạt những mục tiêu chung. Cùng tìm hiểu thế nào là nhà quản trị giỏi ở bài viết sau đây:

Tham khảo thêm bài viết:

+ Tuyển Chọn 150 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh (Kèm Mẫu)

Cơ sở lý thuyết về tuyển dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Tại sao cần phải học quản trị
Quản trị học là gì? Thế nào là một nhà quản trị giỏi?

1. Khái niệm quản trị học

Về nội dung, thuật ngữ "Quản trị" là một danh từ khó định nghĩa. Mỗi một tác giả khi đề cập đến quản trị đều có một định nghĩa của riêng mình. Đây là định nghĩa phổ biến nhất: Nói một cách tổng quát, quản trị là hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm thành đạt những mục tiêu chung. 

Mục lục [Ẩn] 

Tại sao cần phải học quản trị

 Quản trị học là gì? Thế nào là một nhà quản trị giỏi?

Với định nghĩa đó, rõ ràng rằng khi cá nhân tự mình hoạt động thì không cần phải làm những công việc quản trị. Trái lại, công việc quản trị lại cần thiết khi có các tổ chức . Bởi vì nếu không có kế hoạch, không có tổ chức, không có sự kích thích động viên nhau, cũng như không có một sự kiểm tra chu đáo công việc của mỗi người, thì mỗi người, mỗi bộ phận trong cùng một tổ chức sẽ không biết phải làm gì, và mục tiêu chung sẽ không bao giờ đạt được.

Tổ chức nào cũng cần làm những hoạt động quản trị, dù tổ chức đó là một công ty liên doanh, hoặc là một xí nghiệp cơ khí. Nội dung của hoạt động quản trị, bao gồm việc hoạt định tổ chức, quản trị con người và kiểm tra và các tổ chức khác nhau về mức độ phức tạp và về phương pháp thực hiện. Tóm lại, quản trị học là gì?

  • Một hoạt động cần thiết.
  • Bằng và thông qua người khác.
  • Gắn liền với một tổ chức.
  • Nhằm thực hiện mục tiêu chung

Như vậy, về căn bản mục tiêu của quản trị trong các cơ sở kinh doanh và phi kinh doanh là như nhau. Cũng giống như ở mọi cấp: Chủ tịch Công ty, Cảnh sát trưởng, trưởng khoa ở các trường Đại học, ông Giám mục xứ họ đạo … tất cả họ với tư cách là các nhà quản trị đều có cùng mục tiêu. Các mục đích của họ có thể khác nhau, và mục đích ấy có thể khó xác định và khó hoàn thành hơn với tình huống này so với tình huống khác, nhưng mục tiêu quản trị vẫn như nhau.

2. Nhà quản trị là gì

Nhà quản trị là người làm việc trong tổ chức, những người có nhiệm vụ thực hiện chức năng quản trị trong phạm vi được phân công phụ trách, được giao nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của những người đó.

Nhà quản trị là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra con người, tài chính, vật chất và thông tin trong tổ chức sao cho có hiệu quả để giúp tổ chức đạt mục tiêu.

3. Cấp bậc nhà quản trị là gì

3.1  Nhà quản trị viên cao cấp 

Là nhà quản trị hoạt động ở bậc cao nhất trong tổ chức, là người chịu trách nhiệm về những thành quả cuối cùng của tổ chức.

  • Nhiệm vụ: đưa ra các quyết định chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược để duy trì và phát triển tổ chức.
  • Chức danh: chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, ủy viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc...

3.2  Nhà quản trị viên cấp trung gian

Là nhà quản trị hoạt động ở dưới các quản trị viên lãnh đạo (quản trị viên cao cấp) nhưng ở trên các quản trị viên cấp cơ sở.

  • Nhiệm vụ: đưa ra các quyết định chiến thuật, thực hiện các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp, phối hợp các hoạt động, các công việc để hoàn thành mục tiêu chung.
  • Chức danh: trưởng phòng, phó phòng, chánh quản đốc, phó quản đốc...

3.3  Nhà quản trị viên cấp cơ sở

Là nhà quản trị hoạt động ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị trong cùng một tổ chức.

  • Nhiệm vụ: Đưa ra các quyết định tác nghiệp nhằm đốc thúc, hướng dẫn, đièu khiển các công nhân viên trong các công việc sản xuất kinh doanh cụ thể hàng ngày, nhằm thực hiện mục tiêu chung.
  • Chức danh: tổ trưởng sản xuất, tổ trưởng các tổ bán hàng, đốc công, trưởng ca...

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp. Bạn cần đến dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ để giúp mình hoàn thành những bài luận đúng deadline?

Khi gặp khó khăn về vấn đề viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp, hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.

4. Thế nào là một nhà quản trị giỏi

Một nhà quản trị giỏi cần hội tụ những yếu tố sau:

Tại sao cần phải học quản trị
Thế nào là một nhà quản trị giỏi

- Chịu trách nhiệm đến cũng với quyết định của mình

Khi ra quyết định, dù là kết quả thế nào đi chăng nữa thì một nhà quản trị giỏi cần phải chịu trách nhiệm đến cùng với nó và xử lý nó một cách nhanh gọn nhất. Không đổ lỗi cho bất kỳ ai mà nên suy xét lại tất cả và cùng cấp dưới giải quyết.

- Biết nắm bắt, tận dụng cơ hội vàng

Khi cần, nhà quản trị giỏi cần phải biết nắm bắt cơ hội, dám mạo hiểm như vậy mới không bỏ qua những cơ hội “vàng” của công ty, tổ chức.

- Luôn điềm tĩnh, không nóng vội

Người quản trị giỏi không nên có tình háo thắng, nóng vội bởi như vậy rất dễ xảy ra những sơ xót ảnh hưởng đến cả một tổ chức, công ty.

- Luôn nghĩ tích cực, nhìn vào cơ hội

Và trên hết, những nhà quản trị giỏi thường xem sự thay đổi là một cơ hội hơn là mối đe dọa. Họ luôn đảm bảo rằng những trở ngại không vượt quá cơ hội. Nhiều công ty, trang đầu tiên của báo cáo quản lý hàng tháng sẽ trình bày danh sách những trở ngại chính. Tuy nhiên, làm như vậy sẽ gây sự chán nản cho cấp dưới, sẽ tốt hơn nếu cho cơ hội lên trên đầu.

- Điều hành hiệu quả các cuộc họp

Bí quyết để trở thành nhà quản trị giỏi đó chính là quyết định trước thể loại cuộc họp, chấm dứt cuộc họp ngay khi mục đích cụ thể đã được hoàn thành. Những nhà quản trị giỏi thường không bao giờ đưa mọi vấn đề ra thảo luận. Họ thường tổng kết và ngừng để buổi sau họp tiếp tục những vấn đề khác.

Tham khảo thêm các nội dung về cách quản lý xưởng sản xuất

5. Vai trò nhà quản trị là gì

Theo kết quả nghiên cứu của Henry Mintzberg vào những năm 1960, nhà quản trị phải đảm đương 10 vai trò khác nhau. Các vai trò này được chia thành ba nhóm:

5.1 Vai trò quan hệ với con người:

 Tổ chức mạnh khi nhiều người trong tổ chức đó đều hoạt động hướng đến mục tiêu của tổ chức. Để đạt được điều đó, nhà quản trị có vai trò hướng các thành viên của tổ chức đến mục tiêu chung vì lợi ích của doanh nghiệp.

Vai trò đại diện: Đại diện cho công ty và những người dưới quyền trong tổ chức.

Vai trò lãnh đạo: Phối hợp và kiểm tra công việc của nhân viên cấp dưới; Tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn, khích lệ nhân viên.

Vai trò liên kết: Quan hệ với người khác để hoàn thành công việc được giao cho đơn vị của họ. NQT luôn là 1 người trọng tài, có trách nhiệm hòa giải, đoàn kết tất cả các thành viên thành một khối thống nhất để phát huy sức mạnh tập thể.

5.2 Vai trò thông tin: 

Thông tin là tài sản của doanh nghiệp, do vậy quản lý thông tin cũng là một vai trò quan trọng của nhà quản trị.

Vai trò thu thập và tiếp nhận các thông tin: Nhà quản trị có nhiệm vụ thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh xung quanh tổ chức để thu thập những tin tức, sự kiện có ảnh hướng tới hoạt động của tổ chức.

Vai trò phổ biến thông tin: Phổ biến cho mọi người có liên quan tiếp xúc các thông tin cần thiết đối với công việc của họ.

Vai trò cung cấp thông tin: Thay mặt tổ chức để đưa tin tức ra bên ngoài với mục đích cụ thể có lợi cho doanh nghiệp.

5.3 Vai trò quyết định:

Vai trò doanh nhân: Vai trò này được thể hiện khi nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt động của tổ chức như việc áp dụng công nghệ mới hay điều chỉnh một kỹ thuật đang áp dụng.

Vai trò giải quyết xáo trộn: Ứng phó với những bất ngờ làm xáo trộn hoạt động bình thường của tổ chức nhằm đưa tổ chức sớm trở lại ổn định.

Vai trò người phân phối tài nguyên: Phân phối tài nguyên hợp lý giúp đạt hiệu quả cao. Các tài nguyên bao gồm con người, tiền bạc, thời gian, quyền hạn, trang bị hay vật liệu.

Vai trò đàm phán: Thay mặt tổ chức để thương thuyết với những đơn vị khác cũng như với bên ngoài.

Bài viết này đã giải quyết giúp bạn 2 vấn đề: “Quản trị học là gì?” và “nhà quản trị giỏi là người như thế nào?”. Chúc bạn học tập và làm việc tốt!