Tác phẩm Đường Kách mệnh đó Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên xuất bản được biên soạn đưa trên

Mục lục

  • 1 Về tên gọi
  • 2 Nội dung và bố cục
  • 3 In ấn và phân phối
  • 4 Bảo vật quốc gia
  • 5 Ghi chú
  • 6 Tham khảo
  • 7 Liên kết ngoài

Về tên gọiSửa đổi

Theo nhà báo – học giả Quang Đạm, hai chữ "cách mệnh" từ Trung Quốc vào Việt Nam có thể là vào những năm xã hội Việt Nam tiếp nhận "Tân thư" của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu [cùng khoảng thời gian với các tác phẩm từ nước Pháp của R.Descartes, Montesquieu]. Chữ "cách mệnh" theo tinh thần của Nho giáo Trung Quốc là "đổi cái mệnh Trời giao cho con Trời [thiên tử] – là vua nếu vua không làm tròn nhiệm vụ, giữ cái mệnh ấy, vì vậy phải giao "sứ mệnh" này cho con Trời khác".[2]

Tác phẩm "Đường Kách mệnh" mở đường, dẫn lối cho cách mạng Việt Nam

Cập nhật lúc: 09:29, 01/03/2018 [GMT+7]

TIN LIÊN QUAN
  • Tác phẩm "Ðường Kách mệnh" mở đường, dẫn lối cho cách mạng Việt Nam [kỳ cuối]
  • Tác phẩm "Ðường Kách mệnh" mở đường, dẫn lối cho cách mạng Việt Nam [kỳ 2]

Tác phẩm “Đường Kách mệnh” tập hợp những bài giảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tổ chức tại Quảng Châu [Trung Quốc] trong những năm 1925-1927, được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức xuất bản thành sách năm 1927. Đây là một trong những văn kiện lịch sử có ý nghĩa mở đường, dẫn lối cho cách mạng Việt Nam và trải qua hơn 90 năm đến nay tác phẩm “Đường Kách mệnh” vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Cuốn “Đường Kách mệnh” bản gốc được phong là Bảo vật Quốc gia năm 2012

Bối cảnh ra đời của tác phẩm

Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu [Trung Quốc]. Tại đây, Người tập hợp những người Việt Nam yêu nước, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Công việc đầu tiên là Nguyễn Ái Quốc mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Người vừa là giảng viên chính, vừa là người tổ chức và hướng dẫn lớp học. Từ 1925 đến 1927, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức được 3 lớp với tổng số 75 học viên. Các bài giảng của Người là tài liệu chính cho học viên nghiên cứu, trao đổi. Đầu năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp học ở Quảng Châu được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức tập hợp lại và xuất bản thành sách với tên gọi “Đường kách mệnh”. Sách khổ 13x18, in giấy nến, kiểu chữ viết thường.

Nội dung xuyên suốt của tác phẩm là những quan điểm cơ bản về lý luận, phương pháp cách mạng Việt Nam trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn phong trào cách mạng trong nước và quốc tế, được trình bày một cách hệ thống; là tư liệu tham khảo đặc biệt quan trọng và cơ sở lý luận cho việc hoạch định đường lối cách mạng Việt Nam.

Với cách viết súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, cuốn sách mang giá trị lý luận và thực tiễn to lớn, đóng góp quan trọng trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam; kết hợp phong trào yêu nước với chủ nghĩa Mác; tạo lập các tiền đề tư tưởng, lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kết cấu của tác phẩm ngoài lời đề tựa, cuốn sách đã tập trung đề cập đến 15 vấn đề, theo 3 nội dung cơ bản: Những vấn đề lý luận chung về cách mạng xã hội; tổng kết các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, rút ra bài học cho cách mạng Việt Nam; xác định phương pháp tổ chức và hoạt động cách mạng.

Những vấn đề lý luận chung về cách mạng xã hội

Trên tờ bìa cuốn sách, ngay dưới tên sách, Nguyễn Ái Quốc trích câu nói nổi tiếng trong tác phẩm Làm gì của V.I.Lênin: “Không có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động... Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong”, nhằm mục đích khẳng định vai trò và tầm quan trọng của lý luận đối với sự phát triển của phong trào cách mạng nói chung.

Phần đầu tác phẩm, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tập trung đề cập 3 vấn đề rất căn bản của cách mạng, đó là: Xác định chuẩn mực đạo đức của những người cách mạng; chỉ rõ mục đích viết cuốn sách này và phân tích, lý giải những câu hỏi liên quan đến vấn đề về cách mạng.

Về Tư cách một người cách mệnh, Nguyễn Ái Quốc nêu ra 23 tiêu chuẩn, quy tụ trong 3 mối quan hệ cơ bản là: [I]Tự mình, có 14 tiêu chuẩn: “Cần kiệm. Hòa mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại [chịu khó]. Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng tham muốn về vật chất. Bí mật”. [II] Đối với người, có 5 chuẩn mực: “Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người”. [III] Đối với công việc, có 4 tiêu chuẩn: “Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể”; đó là những phẩm chất cơ bản làm thành các giá trị về nhân cách của người cách mạng - Một mẫu người mới cần có trong phong trào cách mạng của dân tộc.

Theo Nguyễn Ái Quốc, nhân cách một con người không chỉ xem xét ở mối quan hệ người - người, mà còn bao hàm cả con người và công việc, con người với bản thân mình, nghĩa là chú ý đến cả phẩm chất lẫn năng lực và thế giới nội tâm. Vì vậy, đã là người cách mạng, những người được xem là công bộc của dân thì trước hết phải là người có tư cách đạo đức tốt: yêu nước, thương nòi; có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng; cần kiệm, hiếu học, chịu khó, hy sinh, cống hiến; sống trong sạch, mẫu mực, gần gũi với quần chúng...

Về mục đích viết sách này, Nguyễn Ái Quốc muốn nói cho đồng bào ta biết rõ: [1] Vì sao chúng ta muốn sống thì phải cách mệnh. [2] Vì sao cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc một hai người. [3] Đem cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. [4] Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ. [5] Ai là bạn ta? Ai là thù ta? [6] Cách mệnh thì phải làm thế nào? Để rồi đạt đến mục đích cao nhất là “đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh”; “Văn chương và hy vọng sách này chỉ ở trong hai chữ: Cách mệnh! Cách mệnh!! Cách mệnh!!!”.

Tác phẩm cũng đã phân tích làm sáng tỏ nội hàm của khái niệm “Cách mệnh” với 9 nội dung: Cách mệnh là gì? Cách mệnh có mấy thứ? Vì sao mà sinh ra tư bản cách mệnh? Vì sao mà sinh ra dân tộc cách mệnh? Vì sao mà sinh ra giai cấp cách mệnh? Cách mệnh chia làm mấy thứ? Ai là những người cách mệnh? Cách mệnh khó hay là dễ? Cách mệnh trước hết phải có cái gì?

Bằng cách trình bày súc tích, kèm theo các dẫn chứng cụ thể, sinh động, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra những luận điểm cơ bản về lý luận cách mạng, đó là: [1] Cách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt; rồi người nêu những ví dụ cụ thể về những cuộc cách mạng trong khoa học, công nghiệp, kinh tế làm thay đổi thế giới gắn liền với các tên tuổi nổi tiếng như: Galilê [1633], Stêphenxông [1800], Đácuyn [1859], Các Mác.

[2] Nêu lên các cuộc cách mạng trên thế giới gồm: Tư bản cách mệnh: Pháp [1789], Mỹ [1776], Nhật [1864]; Dân tộc cách mệnh: Ytali đuổi cường quyền Áo năm 1859, Tàu đuổi Mãn Thanh năm 1911. Giai cấp cách mệnh: Nga đuổi tư bản và giành lấy quyền năm 1917.

[3] Người chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến các cuộc cách mạng trên thế giới suy cho cùng là do bị áp bức, bóc lột và sự bất công trong xã hội: “Địa chủ hết sức ngăn trở tư bản mới, tư bản mới hết sức phá địa chủ, hai bên xung đột nhau làm thành ra tư bản cách mệnh”. Còn “Một nước cậy có sức mạnh đến cướp một nước yếu, lấy võ lực cai trị dân nước ấy,... Đến khi dân nô lệ ấy chịu không nổi nữa, tỉnh ngộ lên, đoàn kết lại,... đồng tâm hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình đi; ấy là dân tộc cách mệnh”. Và “Công nông không chịu nổi, đoàn kết nhau đánh đuổi tư bản đi… ấy là giai cấp cách mệnh”. Đặc biệt Người chỉ rõ Dân tộc cách mệnh và thế giới cách mệnh có quan hệ chặt chẽ với nhau, biết đoàn kết nhau lại thì sẽ thành công.

[4] Về đối tượng của cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đưa ra tiêu chí “bị áp bức” và chỉ rõ: “Ai mà bị áp bức càng nặng thì lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết” và theo tiêu chí này, Người xếp công nông là “gốc cách mệnh”, không chỉ họ chiếm số đông trong dân chúng mà cơ bản là họ bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất, tàn bạo nhất.

[5] Cách mạng là sự nghiệp của toàn dân tộc chứ không phải của một vài cá nhân, vì vậy phải giác ngộ cách mệnh cho quần chúng và phải có đảng cách mệnh, “Đảng có vững cách mệnh mới thành công”, mà “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt”; đồng thời Người cũng chỉ ra: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Từ đó, Người đi đến khẳng định Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định sự thành công của cách mệnh, đây là vấn đề có tính nguyên tắc.

KỲ 2: Tổng kết các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, rút ra bài học cho cách mạng Việt Nam

VĂN NHÂN

Tác phẩm Đường Kách mệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sửa cái xã hội cũ đã mấy ngàn năm làm xã hội mới, ấy là rất khó. Nhưng biết cách làm, biết đồng tâm hiệp lực mà làm thì chắc làm được, thế thì không khó.

LTS: Đường Kách mệnh là tác phẩm tập hợp các bài giảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tổ chức tại Quảng Châu [Trung Quốc] trong những năm 1925-1927.

Những bài giảng đó đã được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức tập hợp lại và xuất bản thành sách năm 1927. Kể từ đó đến nay, cuốn sách liên tục được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản và phát hành rộng rãi.

Trong cuộc đời mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo nhiều văn kiện lịch sử quan trọng, nhưng có thể khẳng định rằng Đường Kách mệnh là một trong số các tác phẩm, mà những ý tưởng hàm chứa trong đó, không chỉ được thực tiễn chứng minh là đúng đắn, độc đáo, sáng tạo mà còn có sức sống mãnh liệt, có sức lay động sâu xa trái tim hàng triệu triệu người.

Báo VietNamNet trân trọng giới thiệu lại tác phẩm này.

Không có lý luận kách mệnh, thì không có kách mệnh vận động... Chỉ có theo lý luận kách mệnh tiền phong, đảng kách mệnh mới làm nổi trách nhiệm kách mệnh tiền phong- LÊNIN [Trích trong cuốn Làm gì? của V.I.Lê-nin[BT]]

BỊ ÁP BỨC DÂN TỘC LIÊN HỢP HỘI
TUYÊN TRUYỀN BỘ ẤN HÀN

Tư cách một người kách mệnh

Tự mình phải:

Cần kiệm.

Hoà mà không tư.

Cả quyết sửa lỗi mình.

Cẩn thận mà không nhút nhát.

Hay hỏi.

Nhẫn nại [chịu khó].

Hay nghiên cứu, xem xét.

Vị công vong tư.

Không hiếu danh, không kiêu ngạo.

Nói thì phải làm.

Giữ chủ nghĩa cho vững.

Hy sinh.

Ít lòng tham muốn về vật chất.

Bí mật.

Đối người phải:

Với từng người thì khoan thứ.

Với đoàn thể thì nghiêm.

Có lòng bày vẽ cho người.

Trực mà không táo bạo.

Hay xem xét người.

Làm việc phải:

Xem xét hoàn cảnh kỹ càng.

Quyết đoán.

Dũng cảm.

Phục tùng đoàn thể.

Vì sao phải viết sách này?

1. Phàm làm việc gì cũng vậy, bất kỳ lớn bé, bất kỳ khó dễ, nếu không ra sức thì chắc không thành công. Tục ngữ Tàu có câu: "Sư tử bắt thỏ tất dùng hết sức". Sư tử mạnh biết chừng nào, nếu bắt thỏ thì có khó gì, thế mà còn phải dùng hết sức, huống gì làm việc to tát như việc giải phóng gông cùm nô lệ cho đồng bào, cho nhân loại, nếu không hết sức thì làm sao được.

2. Lại nhiều người thấy khó thì ngã lòng, không hiểu rằng "nước chảy đá mòn" và "có công mài sắt, có ngày nên kim". Việc gì khó cho mấy, quyết tâm làm thì làm chắc được, ít người làm không nổi, nhiều người đồng tâm hiệp lực mà làm thì phải nổi. Đời này làm chưa xong thì đời sau nối theo làm thì phải xong.

3. Muốn đồng tâm hiệp lực, muốn bền gan thì trước ai ai cũng phải hiểu rõ vì sao mà phải làm, vì sao mà không làm không được, vì sao mà ai ai cũng phải gánh một vai, vì sao phải làm ngay không nên người này ngồi chờ người khác. Có như thế mục đích mới đồng; mục đích có đồng, chí mới đồng; chí có đồng, tâm mới đồng; tâm đã đồng, lại phải biết cách làm thì làm mới chóng.

4. Lý luận và lịch sử Kách mệnh có nhiều sách lắm. Pháp nó sợ, nên cấm chúng ta học, cấm chúng ta xem, cho nên đồng bào ta đối với hai chữ Kách mệnh còn lờ mờ lắm. Có người biên chép đề xướng ra một chút lại làm một cách rất hồ đồ; hoặc xúi dân bạo động mà không bày cách tổ chức; hoặc làm cho dân quen tính ỷ lại, mà quên tính tự cường.

5. Mục đích sách này là để nói cho đồng bào ta biết rõ: [1] Vì sao chúng ta muốn sống thì phải Kách mệnh. [2] Vì sao Kách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người.[3] Đem lịch sử Kách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi. [4] Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ. [5] Ai là bạn ta? Ai là thù ta? [6] Kách mệnh thì phải làm thế nào?

6. Sách này muốn nói cho vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ. Chắc có người sẽ chê rằng văn chương cụt quằn. Vâng! Đây nói việc gì thì nói rất giản tiện, mau mắn, chắc chắn như 2 lần 2 là 4, không tô vẽ trang hoàng gì cả.

Hơn sáu mươi năm nay, đế quốc chủ nghĩa Pháp đạp trên đầu; hơn hai mươi triệu đồng bào hấp hối trong vòng tử địa. Phải kêu to, làm chóng để cứu lấy giống nòi, thì giờ đâu rảnh mà vẽ vời trau chuốt!

Sách này chỉ ước ao sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm Kách mệnh.

Văn chương và hy vọng sách này chỉ ở trong hai chữ: Kách mệnh! Kách mệnh!! Kách mệnh!!!

KÁCH MỆNH

1. Kách mệnh là gì?

Kách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt. Thí dụ: ông Galilê [1633] là khoa học Kách mệnh. Ngày xưa ai cũng tưởng rằng giời tròn đất vuông, nhân kinh nghiệm và trắc đạc[1], ông ấy mới quyết rằng trái đất tròn và chạy chung quanh mặt giời.

Ông Stêphenxông [1800] là cơ khí Kách mệnh. Ngày xưa chỉ đi bộ và đi xe ngựa kéo; ông ấy mới làm ra xe lửa.

Ông Đácuyn [1859] là cách vật Kách mệnh[2]. Ngày xưa không ai hiểu rõ sự sinh hoá[3]của vạn vật, ông ấy mới nghiên cứu ra vì sao mà có sự sinh hoá ấy.

Ông Các Mác là kinh tế học Kách mệnh. Ông ấy nghiên cứu rõ ràng tư bản chủ nghĩa, đế quốc chủ nghĩa, giai cấp tranh đấu, vân vân ở đâu mà sinh ra; lịch sử nó thế nào, hiện tượng nó thế nào, và kết quả nó sẽ ra thế nào.

2. Kách mệnh có mấy thứ?

Ấy là tư tưởng Kách mệnh, dân chúng Kách mệnh thì có 3 thứ:

A- Tư bản Kách mệnh.

B- Dân tộc Kách mệnh.

C- Giai cấp Kách mệnh.

Tư bản Kách mệnh như Pháp Kách mệnh năm 1789. Mỹ Kách mệnh độc lập năm 1776 [đuổi Anh], Nhật Kách mệnh năm 1864[4].

Dân tộc Kách mệnh như Ytali đuổi cường quyền Áo năm 1859. Tàu đuổi Mãn Thanh năm 1911.

Giai cấp Kách mệnh như công nông Nga đuổi tư bản và giành lấy quyền[5]năm 1917.

3. Vì sao mà sinh ra tư bản Kách mệnh?

A. Tư bản ở thành phố là tư bản mới, nó có lò máy và làm ra hàng hoá. Có lò máy thì muốn có nhiều thợ làm công cho nó. Làm ra hàng hoá thì muốn nhiều người mua của nó. Muốn nhiều người mua bán thì muốn giao thông tiện lợi.

B. Tư bản ở hương thôn là địa chủ, nó muốn giữ những chế độ phong kiến, thổ địa nhân dân; ở chỗ nào chủ quyền đều là về tay bọn quyền quý ở đấy cả; nó đối với nhân dân, nó coi như trâu, như lợn, nó bắt ở yên một chỗ để cày ruộng cho nó, nó đối với người đi buôn, thì hàng hoá nó muốn lấy thuế bao nhiêu thì lấy, không có chừng độ, tiền bạc mỗi xứ một thứ, đi lại phải xin chúng nó cho phép, nó làm nhiều cách trở ngại cho việc buôn bán mới.

Địa chủ hết sức ngăn trở tư bản mới, tư bản mới hết sức phá địa chủ, hai bên xung đột nhau làm thành ra tư bản Kách mệnh.

Không bao giờ hai tụi này chống nhau kịch liệt và rõ ràng, dễ thấy bằng bên Mỹ. Năm 1861 đến 1865, mấy tỉnh phía Bắc [tư bản mới] cử binh đánh lại mấy tỉnh phía Nam [điền chủ] như 2 nước thù địch vậy[6].

4. Vì sao mà sinh ra dân tộc Kách mệnh?

Một nước cậy có sức mạnh đến cướp một nước yếu, lấy võ lực cai trị dân nước ấy, và giành hết cả quyền kinh tế và chính trị. Dân nước ấy đã mất cả tự do độc lập, lại làm ra được bao nhiêu thì bị cường quyền vơ vét bấy nhiêu.

Nó đã cướp hết sản vật, quyền lợi của dân rồi, khi có giặc giã, nó lại bắt dân đi lính chết thay cho nó. Như trong trận Âu chiến 1914 - 1918, Tây bắt ta đi lính, sau lại gia thuế gia sưu. Đánh được thì nó hưởng lợi quyền, thua thì mình đã chết người lại hại của.

Nói tóm lại là bọn cường quyền này bắt dân tộc kia làm nô lệ, như Pháp với An Nam. Đến khi dân nô lệ ấy chịu không nổi nữa, tỉnh ngộ lên, đoàn kết lại, biết rằng thà chết được tự do hơn sống làm nô lệ, đồng tâm hiệp lực đánh đuổi tụi áp bức mình đi; ấy là dân tộc Kách mệnh.

5. Vì sao mà sinh ra giai cấp Kách mệnh?

Trong thế giới có 2 giai cấp:

A. Tư bản [không làm công mà hưởng lợi].

B. Công và nông [làm khó nhọc mà chẳng được hưởng].

Như người thợ An Nam, làm ở mỏ than Hòn Gay, một ngày làm 11 giờ, đầu năm làm đến cuối, một ngày chỉ được 3 hào, ăn chẳng đủ ăn, mặc không có mặc, đau không có thuốc, chết không có hòm.

Còn anh chủ mỏ ấy không bao giờ nhúng tay đến việc gì, mà nó ăn sung mặc sướng, lên ngựa xuống xe, mỗi năm lại được mấy mươi triệu đồng lời [năm 1925 nó được 17.000.000 đồng]. Thử hỏi 17 triệu ấy thằng chủ Tây làm ra hay là công nhân An Nam làm ra? Dân cày ta ruộng không có mà cày, mà tụi đồn điền Tây nó chiếm hết 122.000 mẫu ruộng tốt ở Trung Kỳ, 150.000 mẫu ở Nam Kỳ.

Dân ta nơi thì không đủ ăn, nơi thì chết đói, mà điền chủ mỗi năm nó bán gạo gần 1.000 triệu quan tiền Tây[7][năm 1925 nó bán 911.477.000 quan].

Nước ta như vậy, các nước cũng như vậy. Công nông không chịu nổi, đoàn kết nhau đánh đuổi tư bản đi, như bên Nga, ấy là giai cấp Kách mệnh; nói tóm lại là giai cấp bị áp bức Kách mệnh[8]để đạp đổ giai cấp đi áp bức mình.

6. Kách mệnh chia làm mấy thứ?

Kách mệnh chia ra hai thứ:

A. Như An Nam đuổi Pháp, Ấn Độ đuổi Anh, Cao Ly[9]đuổi Nhật, Philíppin đuổi Mỹ, Tàu đuổi các đế quốc chủ nghĩa để giành lấy quyền tự do bình đẳng của dân nước mình, ấy là dân tộc Kách mệnh.

B. Tất cả dân cày, người thợ trong thế giới bất kỳ nước nào, nòi nào đều liên hợp nhau lại như anh em một nhà, để đập đổ tất cả tư bản trong thế giới, làm cho nước nào, dân nào cũng được hạnh phúc, làm cho thiên hạ đại đồng - ấy là thế giới Kách mệnh.

Hai thứ Kách mệnh đó tuy có khác nhau, vì dân tộc Kách mệnh thì chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền. Còn thế giới Kách mệnh thì vô sản giai cấp đứng đầu đi trước. Nhưng 2 Kách mệnh ấy vẫn có quan hệ với nhau. Thí dụ: An Nam dân tộc Kách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp Kách mệnh cũng dễ. Và nếu công nông Pháp Kách mệnh thành công, thì dân tộc An Nam sẽ được tự do.

Vậy nên Kách mệnh An Nam với Kách mệnh Pháp phải liên lạc với nhau.

7. Ai là những người Kách mệnh?

Vì bị áp bức mà sinh ra Kách mệnh, cho nên ai mà bị áp bức càng nặng thì lòng Kách mệnh càng bền, chí Kách mệnh càng quyết. Khi trước tư bản bị phong kiến áp bức cho nên nó Kách mệnh. Bây giờ tư bản lại đi áp bức công nông, cho nên công nông là người chủ Kách mệnh[10].

1. Là vì công nông bị áp bức nặng hơn,

2. Là vì công nông là đông nhất cho nên sức mạnh hơn hết,

3. Là vì công nông là tay không chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc. Vì những cớ ấy, nên công nông là gốc Kách mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn Kách mệnh của công nông thôi.

8. Kách mệnh khó hay là dễ?

Sửa cái xã hội cũ đã mấy ngàn năm làm xã hội mới, ấy là rất khó. Nhưng biết cách làm, biết đồng tâm hiệp lực mà làm thì chắc làm được, thế thì không khó. Khó dễ cũng tại mình, mình quyết chí làm thì làm được. Nhưng muốn làm Kách mệnh thì phải biết:

A- Tụi tư bản và đế quốc chủ nghĩa nó lấy tôn giáo và văn hoá làm cho dân ngu, lấy phép luật buộc dân lại, lấy sức mạnh làm cho dân sợ, lấy phú quý làm cho dân tham. Nó làm cho dân nghe đến 2 chữ Kách mệnh thì sợ rùng mình.

Vậy Kách mệnh trước phải làm cho dân giác ngộ.

B- Dân khổ quá hay làm bạo động, như dân An Nam ở Trung Kỳ kháng thuế, Hà Thành đầu độc, Nam Kỳ phá khám; không có chủ nghĩa, không có kế hoạch, đến nỗi thất bại mãi.

Vậy Kách mệnh phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa[11]cho dân hiểu.

C- Dân vì không hiểu tình thế trong thế giới, không biết so sánh, không có mưu chước, chưa nên làm đã làm, khi nên làm lại không làm[12].

Kách mệnh phải hiểu phong triều thế giới, phải bày sách lược cho dân.

D- Dân thường chia rẽ[13]phái này bọn kia, như dân ta người Nam thì nghi người Trung, người Trung thì khinh người Bắc, nên nỗi yếu sức đi, như đũa mỗi chiếc mỗi nơi.

Vậy nên sức Kách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải có đảng Kách mệnh.

9. Kách mệnh trước hết phải có cái gì?

Trước hết phải có đảng Kách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững Kách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam.

Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, Kách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin.

[1] Trắc đạc: đo đạc [BT].

[2] Cách vật Kách mệnh: sinh vật Kách mệnh [BT].

[3] Sinh hoá: nảy nở và biến đổi [BT].

[4]Cuộc Minh Trị duy tân từ năm 1868 [BT].

[5]Giành lấy chính quyền [BT].

[6]Cuộc nội chiến ở Mỹ kéo dài từ năm 1861 đến năm 1865 giữa các tập đoàn tư sản công nghiệp miền Bắc và các tập đoàn chủ nô miền Nam [BT].

[7]Đồng phrăng Pháp [BT].

[8]Giai cấp bị áp bức Kách mệnh,tức là giai cấp bị áp bức làm cách mạng [BT].

[9] Nay là nước Triều Tiên [BT].

[10]Công nông là người chủ Kách mệnh, tức là công nhân và nông dân là lực lượng nòng cốt, là đội quân chủ lực của cách mạng [BT].

[11]Giảng giải lý luận và chủnghĩa,tức là giảng giải lý luận cách mạng và chủ nghĩa Mác - Lênin [BT].

[12]Tức là không biết nắm thời cơ cách mạng [BT].

[13] Dân thường bị chia rẽ [do âm mưu của bọn thực dân là chia rẽ để dễ cai trị] [BT].

[Còn nữa]

Đạo đức cách mạng

Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khǎn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước.

Theo Trang tin điện tử Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Video liên quan

Chủ Đề