Luyện tập Cách làm bài văn lập luận chứng minh

Soạn bài Cách làm văn lập luận chứng minh

Soạn bài Cách làm văn lập luận chứng minh siêu ngắn - Ngữ văn lớp 7

Trang trước Trang sau

  • Soạn bài Cách làm văn lập luận chứng minh [hay nhất]
  • Soạn bài Cách làm văn lập luận chứng minh [ngắn nhất]
  • Soạn bài Cách làm văn lập luận chứng minh [Cực ngắn]

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

2. Lập dàn ý

3. Viết bài

4. Đọc lại và sửa chữa

Quảng cáo

- Cả hai đề văn đều rất giống chân lí ở bài văn mẫu: có chí thì nên

- Tuy nhiên cách thức diễn đạt khác nhau:

+ Đề 1: lấy một hành động của ý chí làm nguyên nhân có công mài sắt là có chí và một kết quả cụ thể có ngày nên kim tức là thì nên

+ Đề 2: hai dòng đầu nói rõ hơn câu tục ngữ, hai dòng sau dùng bằng chứng để thấy khả năng diệu kì của chí

Quảng cáo

- Làm theo các bước như sau

Đề 1

A, MB: giới hiệu vấn đề: có công mài sắt có ngày nên kim

B,TB

- Giải thích nghĩa của câu tục ngữ: có chí phấn đấu chăm chỉ rèn luyện ắt có ngày thành công

- Chứng minh câu tục ngữ

+ Mọi việc đều cần sự cố gắng phấn đấu, nỗ lực không ngừng của bản thân mới đem lại hiệu quả

+ Thành quả luôn là phản lực tương đương của công sức ta đã bỏ ra

Quảng cáo

+ Lười nhác chỉ chuốc lấy thất bại

+ Dẫn chứng

- Bài học rút ra cho bản thân

C, KB: khái quát lại vấn đề

Đề 2

A, MB: giới thiệu vấn đề

B, TB

- Giải thích nội dung bài thơ: có chí ắt làm nên

- Chứng minh chân lí:

+ Không có việc gì làm khó được ta khi ta đã có quyết tâm

+ Chí khí là nguồn sức mạnh dồi dào to lớn đưa ta đi tới thành công

+ Không có chí khí ta mãi chẳng thể nào có được thành công mình muốn

+ Dẫn chứng

- Bài học

C, KB: khái quát vấn đề

Xem thêm các bài Soạn bài lớp 7 ngắn gọn, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Trang trước Trang sau

Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh [Chi tiết]

Phần I

Video hướng dẫn giải

CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH

Theo đvăn:Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

a] Xác định yêu cầu chung của đề.

Chứng minh tư tưởng của câu tục ngữ là đúng đắn

b] Câu tục ngữ khẳng định điều gì?

- Chí là hoài bão, ý chí, nghị lực, sự kiên trì

- Ai có chí thì sẽ thành công.

c] Chứng minh:

- Về lí lẽ: Bất cứ việc gì như việc học ngoại ngữ nếu không kiên tâm thì có học được không?

Nếu gặp khó khăn mà không có ý chí vượt lên thì không làm được gì?

- Về thực tế là những tấm gương tiêu biểu [đọc lại bài văn Đừng sợ vấp ngã để lấy dẫn chứng].

2. Lập dàn bài

a]Mở bài: Câu tục ngữ đúc rút một chân lí: có ý chí, nghị lực trong cuộc sống sẽ thành công.

b] Thân bài:

- Xét về lí:

+ Chí cho con người vượt trở ngại.

+ Không có chí sẽ thất bại.

- Xét về thực tế:

+ Những tấm gương thành công của những người có chí.

+ Chí giúp con người vượt qua những chướng ngại lớn

c] Kết bài:

- Phải tu dưỡng chí.

- Bắt đầu chuyện nhỏ sau này là chuyện lớn.

3. Viết bài

- Tập trung viết đúng theo chủ đề và dàn ý đã lập.

- Phân chia thời gian hợp lí.

4. Đọc lại và sửa chữa

- Đọc và sửa lỗi chính tả.

Phần II

Video hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

Cho hai đề văn sau:

Đề 1:Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Đề 2:Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:

Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên.

[Hồ Chí Minh]

Em sẽ làm theo các bước như thế nào? Hai đề bài có gì giống và khác so với đề văn đã làm mẫu ở trên?

Trả lời:

- Em sẽ làm theo các bước:

+ Bước 1 [Mở bài]: Giới thiệu về tư tưởng đạo lý

+ Bước 2 [Thân bài]: Phân tích tư tưởng, đạo lý đó

+ Bước 3 [Kết bài]: Tổng kết lại nội dung tư tưởng, đạo lý đó.

- Cả hai đề văn đều rất giống chân lí ở bài văn mẫu. Đó là “Có chí thì nên". Tuy nhiên cách thức diễn đạt khác nhau.

Đề 1: Lấy một hành động của ý chí làm nguyên nhân"có công mài sắt" là “có chí” . Và một kết quả cụ thể “có ngày nên kim" tức là “thì nên”.

Đề 2: Hai dòng đầu nói rõ hơn câu tục ngữ.

Hai dòng sau dùng bằng chứng để thấy khả năng kì diệu của “chí”.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng. Câu 1: * Luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu: “Sự nhất quán giữa hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác”.

  • Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh. Câu 1. Trong đời sống, ta cần chứng minh khi mình muốn cho ai đó thấy rằng điều mình nói là đúng, không phải nói dối.

  • Soạn bài Ý nghĩa văn chương - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh. Câu 1: * Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương: tình cảm, lòng thương người và muôn vật, muôn loài.

  • Soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Luyện tập lập luận chứng minh. Câu 1. Cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.

Soạn văn 7: Cách làm bài văn lập luận chứng minh

  • Soạn văn Cách làm bài văn lập luận chứng minh
    • I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh
    • II. Luyện tập

Soạn văn Cách làm bài văn lập luận chứng minh

I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

2. Lập dàn bài

3. Viết bài

4. Đọc lại và sửa chữa

Tổng kết:

- Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa.

- Dàn bài:

  • Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.
  • Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
  • Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.

- Giữa các phần và đoạn cần có phương tiện liên kết.

II. Luyện tập

Đề 1: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

Đề 2: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ:

Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên.

[Hồ Chí Minh]

Em sẽ làm theo các bước như thế nào? Hai đề bài có gì giống và khác so với đề văn đã làm mẫu ở trên?

Gợi ý:

Các bước làm gồm có:

  • Tìm hiểu đề và tìm ý
  • Lập dàn bài
  • Viết bài
  • Đọc lại và sửa chữa

Sự giống và khác nhau:

- Giống nhau: Nội dung cần chứng minh đều là ý chí, kiên trì sẽ giúp con người đạt được thành công trong cuộc sống.

- Khác nhau:

  • Đề 1: Từ câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” để đặt ra vấn đề.
  • Đề 2: Từ câu nói của Bác Hồ “Không có việc gì khó…/Quyết chí ắt làm nên” để đặt vấn đề.

Soạn văn 7: Luyện tập lập luận chứng minh

  • Soạn bàiLuyện tập lập luận chứng minh
    • I. Chuẩn bị ở nhà
    • II. Thực hành trên lớp

Soạn bàiLuyện tập lập luận chứng minh

I. Chuẩn bị ở nhà

Cho đề văn: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

  • Vấn đề cần chứng minh: nhân dân Việt Nam luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn”.
  • Cách lập luận: chứng minh.

2. Lập dàn ý

[1]. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần chứng minh: Nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn".

[2]. Thân bài

- Cả hai câu tục ngữ đều là nhắc nhở, khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu - những người đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước về tấm lòng biết ơn.

- Chứng minh qua các dẫn chứng:

  • Thời xưa: Người xưa thường tổ chức cúng kính để cảm ơn trời đất, mỗi vụ mùa đều cúng thần linh, thờ tổ tiên...
  • Thời nay: các ngày lễ lớn như thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thầy thuốc để tri ân người có ơn với đất nước; Tinh thần ghi nhớ công ơn về các anh hùng liệt sĩ ngã xuống vì dân tộc, các cuộc đền ơn đáp nghĩa…

- Liên hệ bản thân: Con cháu cần kính trọng ông bà và cha mẹ những người đã sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta...; Học trò cần tôn trọng thầy cô giáo, những người đã cung cấp cho ta kiến thức bổ ích, dạy dỗ chúng ta nên người.

[3]. Kết bài

Đánh giá lại truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc Việt Nam.

3. Viết bài

- Đoạn mở bài:

Con người khi sống cần phải có tấm lòng biết ơn. Chính vì vậy ông cha ta có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn” - là một lời nhắc nhở nhưng cũng thể hiện được cách sống của nhân dân ta từ xưa đến nay.

- Đoạn kết bài:

Qua phân tích trên, có thể thấy được cách sống đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” vô cùng tốt đẹp. Thế hệ trẻ hôm nay hãy tiếp tục phát huy truyền thống đó để tiếp nối thế hệ ông cha trong quá khứ.

II. Thực hành trên lớp

Gợi ý:

Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI - với sự phát triển của khoa học công nghệ đã kéo theo nhiều giá trị cuộc sống thay đổi. Nhưng nhân dân Việt Nam vẫn giữ gìn được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là cách sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Đầu tiên, đây là hai câu tục ngữ trong kho tàng tục ngữ của dân tộc. Với những hình ảnh về “người ăn quả” - “kẻ trồng cây” và “uống nước”, “nhớ nguồn”, ông cha ta muốn khuyên nhủ con cháu rằng khi được hưởng thành quả, cần biết ơn những người đã cho ta thành quả đó.

Có thể khẳng định, sống có lòng biết ơn thì con người mới có được những giá trị tốt đẹp khác. Từ xa xưa, ông cha ta đã luôn giữ gìn tấm lòng biết ơn dành của mình qua tục thờ cúng tổ tiên, các bậc anh hùng có công với đất nước. Đến hiện tại, truyền thống đó vẫn được giữ gìn và phát huy. Những ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 7 nhằm tri ân những con người, những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Hay như trong đại dịch Covid-19 vừa qua, tấm lòng biết ơn được thể hiện qua hành động tri ân với các y bác sĩ - “những chiến sĩ tuyến đầu” của nhiệm vụ chống dịch…

Đôi khi, lòng biết ơn lại đến từ những hành động vô cùng nhỏ bé. Đó có thể là lời giúp đỡ bố mẹ công việc nhà, lời cảm ơn dành cho người đã giúp đỡ mình, hay sự trung thực trong thi cử… Dù nhỏ bé nhưng lại thể hiện được thái độ trân trọng với những người có ơn với chúng ta.

Khi học cách biết ơn, có nghĩa là bạn sẽ biết trân trọng mọi thứ trong cuộc sống. Nhờ vậy mà bản thân sẽ cố gắng hơn, để đạt được những thành quả tốt đẹp mà bản thân mình đã từng khao khát có được. Thái độ biết ơn, trân trọng cũng sẽ khiến cho mọi người xung quanh có cái nhìn thiện cảm, thêm yêu thương bạn hơn. Chính vì vậy, cần lên án và tránh xa những hành vi vô ơn, bội bạc.

Tóm lại, “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một truyền thống vô cùng đáng quý. Hãy giữ gìn và phát huy truyền thống đó bởi: “Trái tim không biết ơn sẽ không tìm được hạnh phúc. Khi chúng ta có lòng biết ơn, sẽ tìm thấy hạnh phúc trong từng giờ”.

Xem thêm Chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lí Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Video liên quan

Chủ Đề