Tác dụng của chính sách quân điền thời Đường

Nội dung của Chế độ quân điền và tổ chức điền trang

Những quy định trong tổ chức quân điền và điền trang thời cổ đại ở Trung Quốc

Download
Xem online

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Nội dung của Chế độ quân điền và tổ chức điền trang ở Trung quốc thời cổ đại: Ruộng đất tư hữu bắt đầu ra đời ở Trung quốc từ thời Xuân Thu. Từ thời chiến quốc về sau, ruộng đất tư ngày càng phát triển. Trong khi đó ruộng đ ất công v ẫn ph ải tiếp tục tồn tại. Do vậy hai hình thái sở hữu ruộng đất của Nhà nước và của tư nhân song song tồn tại từ đầu đến cuối chế độ phong kiến. Bộ phận ruộng đất thuộc quyền quản lí trực tiếp của Nhà nước, trong sử sách Trung quốc thường được gọi bằng các tên như công điền, vương điền, quan điền Nguồn gốc của loại ruộng đất này, ngoài bộ phận ruộng đất vốn có của Nhà nước, còn có ruộng đất vắng chủ sau những thời kỳ chiến tranh loạn lạc. Trên cơ sở quyền sở hữu của mình, các triều đại phong kiến đem ban cấp cho quý tộc quan lại làm bổng lộc và tổ chức thành đồn điền, điền trang để sản xuất hoặc chia cho nông dân dưới hình thức quân điền để thu tô thuế. - Chế độ quân điền do nhà vua Hiếu Văn Đế của triều Bắc Ngụy [thuộc tộc tiên ti] ban hành năm 485, mục đích nhằm khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp b ảo đảm nguồn thuế khóa cho nhà nước. Chế độ quân điền tồn tại từ cuối thế kỉ V đến cuối thế kỉ VIII ở các triều Bắc ngụy, Bắc Tề, Tùy, Đường * Chế độ quân điền với những nội dung qui định như: - Nhà nước đem ruộng đất do mình trực tiếp quản lí chia cho nông dân cày cấy . + Thời Bắc Ngụy, đàn ông từ 15 tuổi trở lên được cấp 40 mẫu ruộng trồng lúa [lộ điền] và 20 mẫu trồng dâu, đàn bà được cấp 20 mẫu ruộng trồng lúa, nô tì cũng được cấp như người tự do, bò cày được cấp mỗi con 30 mẫu, nếu ruộng thuộc loại đất phải đ ể nghỉ 1 hay 2 năm thì được nhân gấp đôi hoặc gấp 3. + Thời Đường thì qui định đàn ông từ 18 tuổi trở lên được cấp 80 mẫu ruộng trồng lúa gọi là khẩu phần và 20 mẫu ruộng trồng dâu gọi là ruộng vĩnh nghiệp, cụ già, người tàn tật, ốm yếu được cấp 40 mẫu ruộng khẩu phần , bà góa được cấp 30 mẫu ruộng khẩu phần, nếu là chủ hộ thì được cấp nữa suất của tráng đinh. - Các quan lại tùy theo chức vụ cao thấp được cấp ruộng đất làm bổng lộc. + Thời Bắc Ngụy, quan lại thấp nhất được 6 koảnh [1 khoảnh = 100 mẫu], cao nhất được 15 khoảnh. + Thời đường, quý tộc, quan lại tùy theo địa vị, công lao, chức tước mà đ ược ban cấp ruộng. Ruộng vĩnh nghiệp ban cho quý tộc được phong tước và các quan từ ngũ tứ trở lên, ít nhất là 5 khoảnh, nhiều nhất là 100 khoảnh, ruộng thưởng công ban cho những người có chiến công, ít nhất 60 mẫu, nhiều nhất được 30 khoảnh, ruộng chức vụ ban cho các quan lại làm lương bổng, ít nhất là 80 mẫu, nhiều nhất là 12 khoảnh. - Ruộng trồng lúa đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước, còn ruộng trồng dâu, ruộng vĩnh nghiệp được truyền cho con cháu. Ruộng chức vụ phải giao lại cho người kế nhiệm , trừ ruộng ban thưởng cho quý tộc, quan lại được tự mua bán, ruộng cấp cho nông dân thì không được chuyển nhượng. Nhưng, trong một số trường hợp đặc biệt như nông dân thiếu hoặc thừa ruộng trồng dâu hoặc gia đình có việc tang ma mà qúa nghèo túng thì có thể mua bán ruộng trồng dâu, hoặc nông dân dời chổ từ nơi ít ruộng đất đến nơi nhiều ruộng đất thì được bán cả ruộng khẩu phần. Chế độ quân điền là một chính sách chung của cả nước, nhưng thời Tùy , Đường, chế độ đó thực tế chỉ thi hành ở miền bắc, nơi có nhiều ruộng vô chủ mà thôi. Sau khi thi
  2. hành chế độ quân điền, những người nông dân không có ruộng hoặc có ít ruộng đ ất, những người đi lưu tán trở về quê hương đều được cấp ruộng đất. Do đó họ đã trở thành nông dân cày cấy, ruộng đất công thoát khỏi sự lệ thuộc vào địa chủ. Hơn nữa, do việc giao ruộng đất cho nông dân nên toàn bộ ruộng đất bị bỏ hoang vì chiến tranh đã đ ược canh tác trở lại, vì thế Nhà nước lại được phát triển. Nhà nước và nông dân đều có lợi. * Tổ chức điền trang: Do sự chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ và số ruộng đất do nhà nước quản lý từ triều Tống về sau chỉ được ban cấp cho quan lại, thân vương, công chúa lập điền trang gọi là hoàng trang, quan trang, tỉnh trang mà thôi, cùng với sự tiến triển của lịch sử, giai cấp địa chủ ngày càng giàu và đồng thời xã hội ngày càng bị địa chủ lớn chiếm hữu r ất nhiều ruộng đất. Ruộng tư ngày ngày phàt triển và số ruộng đất tập trung vào tay bọn địa chủ cũng ngày một nhiều . Trên cơ sở ấy, từ thời Đông Hán tổ chức điền trang đã ra đời và tồn tại lâu dài trong lịch sử. Tương tự như những trang viên phong kiến ở Tây Âu, điền trang là những đơn vị kinh tế tự sản, tự tiêu. Trong các điền trang không những chỉ trồng các loại ngũ cốc mà còn trồng các loại cây nhằm cung cấp nguyên liệu cho các nghề thủ công như dâu, đay Ngoài ra ở đây còn có vườn cây ăn quả, ao thả cá, bãi chăn nuôi, trong điền trang lại có nghề thủ công như nuôi tằm, dệt lụa, dệt vải, nhuộm, may, nấu rượu, làm tương, chế thuốc, làm công cụ, binh khíCó thể cung cấp đủ nhu cầu hàng ngày cho điền trang và trang dân, điền trang còn có nơi khai thác gổ, quặng, sắt do đó phạm vi tự túc l ại càng đông. Những người lao động trong điền trang từ thời ĐôngHán đến Nam Bắc triều là điền khách, bộ khúc, nô tì. + Điền khách là những nông dân lĩnh canh ruộng đất của điền trang và có nghĩa vụ phải nộp tô cho chủ. Hình thức địa tô chủ yếu là tô sản phẩm. + Bộ khúc là những điền khách được luyện tập quân sự, ngày thường thì sản xuất nông nghiệp, khi có chiến sự thì trở thành lượng tự vệ của điền trang. + Nô tì ngoài việc phục vụ cho tầng lớp địa chủ, còn giữ địa vị khá quan trọng trong sản xuất, nhất là trong thủ công nghiệp. Trong điền trang cả Điền khách và bộ khúc đều là nông dân lệ thuộc vào chủ điền trang. Tuy nhiên mức độ lệ thuộc ấy không chặt chẽ như nông nô ở phương tây. Họ không bị đời đời buộc chặt vào ruộng đất của chủ, mà có thể tự ý rời bỏ điền trang b ất cứ lúc nào. - Điền trang ở Trung quốc tồn tại trong điều kiện có bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương nên điền trang không phải là những đơn vị hành chính và tư pháp. - Đến thời Đường, Tống cùng với sự phát triển của ruộng tư hữu, số điền trang trong nhà nước càng nhiều hơn. Nhưng đồng thời do sự phát triển của kinh tế Nhà nước, tính chất tự nhiên của kinh tế điền trang có giảm bớt, có một số điền trang đã sản xuất rau, đốt than để đem ra bán ở thị trường. Mặt khác, thân phận của lực lượng lao động sản xuất chủ yếu trong các điền trang [nay gọi là trang khách] thuần túy là những tá điền của địa chủ, những thay đổi trong tổ chức điền trang thời Đường, Tống chính là những biểu hiện của sự tan rã dần dần của chế độ điền trang ở Trung quốc. Trần Thị Yến Phi
  3. Sinh viên lịch sử

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề