Tác động cửa Covid đến nhà hàng

03/06/2021 18:38 [GMT+7]

    Dịch COVID-19 "giáng đòn mạnh" đối với ngành kinh doanh nhà hàng tại Thái Lan   

Hà Nội [TTXVN 3/6]--


Khi Chính phủ Thái Lan thông báo về các biện pháp hạn chế mới tại thủ đô Bangkok của nước này nhằm khống chế sự lây lan của dịch COVID-19, anh Chirayu Na Ranong, 36 tuổi, chủ nhà hàng Chu Chocolate Bar & Cafe nổi tiếng, đã không thể ngăn nổi dòng nước mắt. Các biện pháp hạn chế mới nhất mà Chính phủ Thái Lan rõ ràng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Chu Chocolate Bar & Cafe - một quán cà phê nổi tiếng với vị trí đẹp, tiện lợi ngay giữa trung tâm thủ đô và là điểm lui tới thường xuyên của cả du khách và người dân địa phương trong 10 năm qua.
Có thể nói, dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng tới ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống của Thái Lan do các biện pháp hạn chế đối với các nhà hàng, quán bar và quán rượu, với doanh thu giảm mạnh khi hầu hết người dân chuyển sang hình thức làm việc tại nhà, trong khi lượng du khách cũng giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Theo ước tính của Hiệp hội Nhà hàng Thái Lan, ngành kinh doanh này đang mất tới 1,4 tỷ baht [44,97 triệu USD] mỗi ngày do các biện pháp hạn chế hiện nay. Chỉ trong riêng 2 tháng qua, có tới 50.000 nhà hàng đã buộc phải đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn, khiến 500.000 người mất việc làm. Cho đến khi làn sóng dịch bệnh được kiểm soát, dự kiến ít nhất 10.000 nhà hàng sẽ phải dừng hoạt động kinh doanh vĩnh viễn.     
Cuối tháng 5 vừa qua, Chính phủ Thái Lan đã nới lỏng một số hạn chế đối với các nhà hàng, cho phép phục vụ lại thực khách dùng bữa tại nhà hàng, song với công suất hạn chế ở mức 25% và chỉ được phép mở cửa đến 21h00 hằng ngày. Tuy nhiên, các chủ nhà hàng cho rằng với các điều kiện như trên và nếu chính phủ không có biện pháp hỗ trợ tài chính, họ sẽ khó lòng duy trì được hoạt động, do lượng tiền mặt đã cạn kiệt để giữ chân nhân viên, cũng như chi trả tiền thuê nhà. Hiệp hội nhà hàng và nhóm ngành khác Fire & Ice cũng đã kêu gọi chính phủ hỗ trợ tài chính khẩn cấp.
Kể từ khi làn lây nhiễm mới xuất hiện và kéo dài suốt 2 tháng qua, Thái Lan ghi nhận trung bình gần 4.000 ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày. Tính đến nay, quốc gia Đông Nam Á này đã ghi nhận tổng cộng 169.348 ca mắc COVID-19, trong đó có 1.146 trường hợp không qua khỏi./.

Huy Tiến

Lưu ra file

Mọi người đều đang thích nghi dần với cuộc sống giữa đại dịch, và điều này cũng đúng đối với các doanh nghiệp.

Họ đang làm việc cùng nhau để tìm cảm hứng, công cụ và phương pháp hay nhất ở những địa điểm bất ngờ.

Bằng cách cởi mở và chia sẻ các lưu ý với nhau, các nhà lãnh đạo đang sử dụng dữ liệu và các công cụ mới để nhanh chóng thích nghi. Không chỉ là một xu hướng, trạng thái bình thường mới này sẽ có những tác động lâu dài và mạnh mẽ đến tương lai của doanh nghiệp và thế giới.

Đây là ba bài học rút ra trong đại dịch:

1. Các ngành công nghiệp hoạt động từ xa

Hoạt động từ xa là thách thức đối với các doanh nghiệp công nghiệp. Nhân viên tuyến đầu không có quyền truy cập vào các công cụ giống như nhân viên bàn giấy, tạo ra một sự ngăn cách giữa khối văn phòng và cửa hàng. Các ngành công nghiệp hiện đang khám phá cách họ có thể áp dụng các bài học kinh nghiệm từ không gian tri thức, được gia tốc bằng cách vượt qua sự gián đoạn do COVID-19.

Các công cụ phần mềm như Honeywell Forge cho phép các công ty vận hành nhà máy từ xa. Đầu tiên, dữ liệu được thu thập trên thiết bị và phần cứng. Sau đó, dữ liệu hoạt động đó được hợp nhất với dữ liệu kinh doanh và được lưu trữ trên đám mây. Tiếp theo, các nhà lãnh đạo có thể chạy các công cụ phân tích hỗ trợ bởi AI để giúp họ đưa ra quyết định sáng suốt hơn về cách hợp lý hóa và tự động hóa các quy trình quan trọng. Cuối cùng, mục tiêu là làm cho các hoạt động từ xa trở nên liền mạch như ở cơ sở.

2. Lao động tri thức được trang bị văn hóa an toàn

Một điều mà các doanh nghiệp công nghiệp biết rõ nhất là an toàn. Những môi trường này vốn nguy hiểm hơn văn phòng, đòi hỏi phải có văn hóa giao tiếp, chính sách và chương trình đào tạo để giữ cho người lao động an toàn và làm việc hiệu quả.

“Đối với tôi, an toàn luôn là một lĩnh vực của thế giới công nghiệp,” Que Dallara, giám đốc điều hành của Honeywell Connected Enterprise cho biết trong một cuộc phỏng vấn tin tức. "Chúng ta không thể mở một nhà máy mà không có điều đó, nhưng điều này giờ đây còn diễn ra đối với cả khu vực văn phòng, nơi vấn đề cấp bách này đã trở thành một vấn đề công thái học.”

Văn phòng là nơi hoạt động chủ yếu của lao động tri thức như kế toán và lập trình viên. Những lao động đó đảm nhiệm những công việc đòi hỏi kỹ năng tư duy nhiều hơn so với lao động chân tay. Giữa các quy định mới về sức khỏe COVID-19 và mối quan ngại ngày càng tăng của nhân viên, các văn phòng cần nhanh chóng thấm nhuần văn hóa an toàn song song với nỗ lực trở lại làm việc của mình. Hướng dẫn về giãn cách xã hội yêu cầu các doanh nghiệp phải hiểu sâu sắc về cách các tòa nhà của họ đang được sử dụng, cách mọi người di chuyển trong không gian và cách các hệ thống trong tòa nhà giữ cho họ thoải mái và khỏe mạnh. Điều này đòi hỏi các công cụ có thể tổng hợp dữ liệu kinh doanh, dữ liệu tòa nhà và dữ liệu bảo mật để thúc đẩy việc ra quyết định và giao tiếp.

3. Các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn, nhanh hơn

Một điều mà tất cả các doanh nghiệp có thể làm tốt hơn là nhanh chóng đưa ra quyết định và hành động theo đó. Từ việc tăng cường hoạt động mới để sớm ra mắt sản phẩm, các doanh nghiệp có xu hướng di chuyển chậm và bài bản hơn. Mặc dù điều này giúp đảm bảo quy trình tốt, nhưng nó ngày càng chậm so với tốc độ kinh doanh. Đại dịch buộc các doanh nghiệp phải suy nghĩ nhanh, hành động nhanh và bớt sợ hãi. Và đó là một điều tốt.

“Chúng tôi xây dựng nhà máy sản xuất khẩu trang N95 trong 5 tuần. Thông thường việc đó mất 9 tháng”, Dallara nói

Cảm giác cấp bách mới này thậm chí đang thay đổi cách chúng tôi xây dựng sản phẩm. Honeywell chỉ dành hai tuần để xây dựng một công cụ phân tích để theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của chính mình. Sau đó, nhiệm vụ đơn giản là biến nó thành một sản phẩm khả thi về mặt thương mại, vượt xa khỏi vòng đời phát triển sản phẩm truyền thống. Các doanh nghiệp đang có những bước nhảy vọt về phía những đặc tính nhanh nhạy của văn hóa khởi nghiệp, hay nói theo cách nói của Dallara, “Chúng tôi đang nhìn thấy sự tăng tốc của tương lai."

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Deliveroo cho ra mắt một tính năng mới gọi là "Dịch vụ đặt bàn"

Các nhà hàng "đang bị thiệt hại nặng nề" do đại dịch Covid 19, ông chủ của công ty giao đồ ăn Deliveroo nói với BBC.

"Ngay cả khi những hạn chế được dỡ bỏ sớm, sẽ có một khoảng thời gian dài đi ăn phải có giãn cách xã hội", Will Shu nói.

Deliveroo đã mở rộng thị trường tại Vương quốc Anh, với Covid-19 đẩy nhanh việc dùng các ứng dụng giao hàng, ông nói.

Trả lời chương trình Today của BBC, ông Shu nói rằng "Covid-19 thực sự đã đánh dấu một kỷ nguyên giao hàng mới".

"Kể từ khi chúng tôi bắt đầu Deliveroo, đã có sự chấp nhận đáng kinh ngạc đối với mua trực tuyến và dùng ứng dụng. Nhưng tôi nghĩ Covid-19 đã giúp đẩy thói quen tiêu dùng này nhanh hơn khoảng từ một đến ba năm."

"Mặt khác, các đối tác nhà hàng của chúng tôi đang bị thiệt hại," ông nói.

Mặc dù nhà hàng sẽ được phép mở cửa trở lại ở Anh vào ngày 4 tháng 7 với yêu cầu áp dụng biện pháp giãn cách xã hội, ông Shu nói rằng ông tin rằng "sẽ có nhu cầu giao đồ ăn tận nhà hoặc tới lấy đồ tại chỗ tăng lên".

Các công ty công nghệ như Deliveroo "cần phát triển các công cụ tốt hơn để các nhà hàng hoạt động an toàn và sinh lợi," ông Shu nói.

Deliveroo cho ra mắt một tính năng mới gọi là "Dịch vụ đặt bàn". Từ ngày 15 tháng 7, người dùng ở Anh sẽ có thể đặt món ăn và thanh toán qua ứng dụng Deliveroo khi họ đặt một bữa ăn tại các nhà hàng, quán cà phê hoặc pub.

Hãng này cho biết họ muốn làm cho sự giãn cách xã hội dễ dàng hơn khi đi ăn ở ngoài.

"Đây là một tính năng an toàn quan trọng, khiến người tiêu dùng tự tin rằng họ có thể quay lại nhà hàng một cách an toàn và cả đối với nhân viên nhà hàng, những người sẽ có thể làm việc trong khi giảm thiểu tiếp xúc trực tiếp," Deliveroo nói trong một thông báo.

Virus corona: Suy thoái kinh tế sẽ theo mô hình nào?

Covid-19: Kinh tế Anh 'điêu đứng nhất OECD'

Chụp lại hình ảnh,

Will Shu là người đồng sáng lập Deliveroo năm 2013

Công ty này trước đó đã lên tiếng về những vấn đề mà dịch vụ nhà hàng khách sạn gặp phải trong đại dịch.

Vào tháng Sáu, Deliveroo viết một lá thư, có chữ ký của các nhà hàng đối tác bao gồm Itsu và Pret A Manger, cảnh báo rằng ngành này phải đối mặt với việc cắt giảm việc làm hàng loạt nếu không có thêm trợ giúp.

Thư kêu gọi cả giảm thuế VAT đối với thực phẩm nhà hàng và duy trì trả lương cho nhân viên bị nghỉ việc ở nhà hàng trong khi áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội.

Trả lời chương trình Today của BBC, ông Shu nói thêm rằng trong khi hãng gần đây đã mở rộng thị phần ở Anh, lĩnh vực nhà hàng khách sạn không phải là ngành "có lãi".

"Chúng tôi cần đầu tư xây dựng doanh nghiệp này," ông nói.

Tuần trước, cơ quan giám sát cạnh tranh của Vương quốc Anh cho biết họ không còn lo ngại về kế hoạch đầu tư vào dịch vụ giao đồ ăn của Amazon.

Amazon đã công bố kế hoạch mua 16% của Deliveroo vào tháng 5/2019.

Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường lúc đầu lo ngại rằng thỏa thuận trị giá 440 triệu bảng sẽ ngăn Amazon ra mắt một công ty cạnh tranh, điều này sẽ làm tăng sự cạnh tranh và có khả năng giảm giá cho người tiêu dùng, nhưng sau đó đã thay đổi quyết định.

"Đây là công ty bị ám ảnh bởi người tiêu dùng nhất trên thế giới và chúng tôi thực sự tự hào khi nhận được đầu tư từ họ", ông Shu nói.

"Đó là một lực đẩy lớn về niềm tin trong lĩnh vực công nghệ của Anh cũng như đối với Deliveroo."

Video liên quan

Chủ Đề