Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng việt nam trong thời kì 1919-1930?

Bí quyết học thi

Trang chủ / Hướng nghiệp / Bí quyết học thi

Môn Sử: Việt Nam từ 1919 đến 1930

Đăng bởi: Vũ Quang Hiển, ngày: 21/03/2013

Trong 6 bài trước, PGS.TS Vũ Quang Hiển đã hướng dẫn các bạn ôn thi phần lịch sử thế giới. Trong bài 7 này, chúng ta sẽ bắt đầu với lịch sử Việt Nam, giai đoạn 1919-1930.

A. Mục tiêu

Trình bàyđược những nét chính của tình hình thếgiới sau chiến tranh thếgiới thứnhất cóảnh hưởng tới Việt Nam [các nước tưbản thắng trận họp tại Véc-xai phân chia lại thếgiới;bước phát triển mới của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế].

Trình bàyđược Nội dung Chương trình khai thác thuộcđịa lần thứ hai của thực dân PhápởĐông Dương, cùng với các chính sách về chính trị, văn hóa và giáo dục.

Tóm tắt được sự biến đổi về mặt kinh tế và xã hội Việt Nam; phân tích được địa vị kinh tế, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của mỗi giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam thời thuộc địa; rút ra được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam lúc đó.

Trình bàyđượcđiều kiện lịch sử và các hoạt động tiêu biểu của phong trào yêu nước: Hoạt động của người Việt Nam yêu nước ở nước ngoài [Trung Quốc và Pháp], những hoạt động của tư sản và tiểu tư sản, phong trào đấu tranh của công nhân.

Nêuđược những hoạtđộng vàphân tích vai tròcủa Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam.

Trình bàyđược sựrađời, hoạt động và vai trò của các tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân đảng.

Phân tích được nguyên nhân thất bại vàýnghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Bái.

Trình bàyđược sựphát triển của phong trào công nhân sau Chiến tranh thếgiới thứnhất

Trình bàyđược nguyên nhân và sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản năm 1929.

Trình bàyđược hoàn cảnh lịch sử và nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Phân tích được ý nghĩa sự ra đời của Đảng.

Phân tíchđược nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đặc biệt làm rõ tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh.

.Phân tíchđược vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930.

Phân biệtđược các khái niệm: lý luận cách mạng giải phóng dân tộc; cách mạng tư sản dân quyền, cách mạng thổ địa [trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Luận cương lĩnh chính trị tháng 10-1930]; tự phát, tự giác [trong phong trào công nhân], lực lượng, động lực cách mạng.

B. Nội dung

I. Những chuyển biến vềkinh tếvàxã hộiởViệt Nam sau Chiến tranh thếgiới thứ nhất

1. Hoàn cảnh quốc tếtác động đến Việt Nam

Các nước đế quốcthắng trận phân chia lại thế giới, thiết lập một trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai Oasinhtơn.

  • Chiếntranh thếgiớiđãtànphá,làmcho cácnước tưbảngặpnhiềukhókhăn, nước Phápthiệthạinặng nề.
  • Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, thúcđẩyphong tràogiảiphóng dântộcởcácnước phươngĐông vàphong tràocông nhânởcácnước phương Tây.
  • Cácđảng Cộng sảnlầnlượt rađời. QuốctếCộng sảnđượcthành lập.

2. Chính sách thống trịvàbóc lột của thực dân PhápởViệt Nam

*Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai

Mục đích: bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra và khôi phục địa vị kinh tế của nước Pháp trong thế giới tư bản chủ nghĩa.

Tăng cường đầu tư vốn trên quy mô lớn, tốc độ nhanh vào các nước ở Đông Dương. Trong vòng 6 năm [1924 1929], số vốn đầu tư tăng gấp 6 lần so với 20 năm trước chiến tranh.

Hướng đầu tư: công nghiệp và nông nghiệp. Trong nông nghiệp: tập trung vào đồn điền [nhất là đồn điền cao su]. Trong công nghiệp: tập trung khai thác mỏ [chủ yếu là mỏ than].

Mởmang một số ngành công nghiệp chế biến quặng kẽm, thiếc; sản xuất tơ, sợi, gỗ, diêm, đường, xay xát.

Thương nghiệp: ngoại thương cóbước phát triển mới. Giao lưu nộiđịa đượcđẩy mạnh.Pháp thi hành chính sách độc chiếm thị trường, dùng hành rào thuế quan để ngăn chặn hàng nhập từ nước khác.

Giao thông vận tải phát triển[kể cả đường sắt, đường bộ và đường thuỷ], nhằm phục vụ công cuộc khai thác và mục đích quân sự. Các tuyến đường sắt xuyên Đông Dương được nối thêm đoạn Đồng Đăng Na Sầm, Vinh Đông Hà. Nhiều cảng biển mới được xây dựng như Bến Thuỷ, Hòn Gai.

Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉhuy kinh tế Đông Dương, phát hành tiền giấy, cho vay lãi. Thực dân Pháp còn tăng thuếđể bóc lột nhân dân.

* Chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục

Vềchính trị:tiếp tục thi hành chuyên chế, mọi quyền hành đều nằm trong tay thực dân Pháp và tay sai. Bộ máy cảnh sát, mật thám, nhà tù tiếp tục được củng cố đến tận các hương thôn để xâm nhập, kiểm soát các làng xã. Đồng thời, chúng cũng thi hành vài cải cách chính trị hành chính để đối phó với biến động ở Đông Dương.

Vềvăn hoá, giáo dục

+ Hệthống giáo dụcđược mởrộng gồm các cấp tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học. Tuy vậy, trường họcđược mởhết sức nhỏ giọt, chủyếu phục vụcho công cuộc khai thác.

+ Cơsởxuất bản, in ấn ngày càng nhiều, có hàng chục tờ báo bằng chữ Quốc ngữ và chữ Pháp, nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác và thống trị ở Đông Dương. Các trào lưu tư tưởng, khoa học, kĩ thuật, văn hóa phương Tây xâm nhập mạnh vào Việt Nam.

3. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội ở Việt Nam

a.Chuyển biến về kinh tế

  • Nềnkinh tếtưbảnthựcdântiếptụcđượcmởrộng vàtrùmlênnềnkinh tếphong kiếnViệtNam.
  • Cơcấukinh tếViệtNam cósựchuyểnbiến, song chỉmang tính chấtcụcbộ;chủyếuvẫnlàmộtnềnkinh tếnông nghiệplạchậu, ngàycàng bịcộtchặtvàokinh tếPháp.

b. Chuyển biến vềgiai cấp xãhội

Sựphân hóa giai cấp xãhội Việt Nam diễn ra sâu sắc hơn.

+ Địa chủphong kiến tiếp tục phân hóa thành ba bộphận tiểuđịa chủ, trung địa chủ và đại địa chủ. Một bộ phận trung, tiểu địa chủ có ý thức chống đế quốc và tay sai. Bộ phận đại địa chủ thường được Pháp sử dụng trong bộ máy cai trị.

+ Giai cấp nông dân chiếm đại đa sốtrong xãhội Việt Nam [khoảng 90%], bịbịbần cùng hóa không lốithoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và tay sai rất gay gắt. Đây là một động lực của cách mạng.

+ Giai cấp tiểu tư sản gồm chủxưởng, những người buôn bán nhỏ, học sinh, sinh viên, tríthức tăng nhanh vềsố lượng, cóýthức dân tộc dân chủ, chống thực dân Pháp và tay sai. Đặc biệt bộ phận trí thức, học sinh, sinh viên rất hăng hái tham gia các cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc.

+ Giai cấp tưsản ra đời sau chiến tranh thếgiới thứnhất, phân hóa thành hai bộphận tưsản mại bản và tư sản dân tộc, trong đó tư sản dân tộc Việt Nam là lực lượng có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

+ Giai cấp công nhân ra đờitrước Chiến tranh thế giới thứ nhât, ngay trong cuộc khai thác thuộc địa của Pôn Đume với số lượng khoảng 10 vạn, sau chiến tranh tăng lên 22 vạn [1929]. Công nhân Việt Nam bị thực dân và tư sản áp bức bóc lột, có quan hệ gắn bó tự nhiên với nông dân, được kế thừa truyền thông yêu nước, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, nhanh chóng vươn lên thành động lực mạnh mẽ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

Mâu thuẫn trong xãhội Việt Nam ngày càng sâu sắc, chủyếu làmâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp vàtay sai phảnđộng. Sự phân hóa giai cấp, mâu thuẫn xãhội vàtác động của trào lưu cách mạng thế giới, nhất là Cách mạng tháng Mười Nga đã thúc đẩy phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam ngày càng phát triển.

c. Nhận xét

Sựbiếnđổi về kinh tế, nhất là sự biến đổi cơ cấu kinh tế quyết định sự biến đổi về xã hội, nhất là sự phân hoá giai cấp ngày càng sau sắc, làm cho xã hội Việt Nam có đầy đủ những giai cấp của một xã hội hiện đại.

Những giai cấp mới làcơ sở vật chất để tiếp thu những tư tưởng mới vào Việt Nam [kể cả tư tưởng tư sản và tư tưởng vô sản], làm cho phong trào dân tộc Việt Nam mang những màu sắc mới mà các phong trào yêu nước trước kia không thể nào có được.

Những giai cấp mới cùng những hệ tư tưởng mới làm xuất hiện hai khuynh hướng tư sản và vô sản. Cả hai khuynh hướng đều cố gắng vươn lên giải quyết nhiệm vụ giành độc lập dân tộc do lịch sử đặt ra. Đó chính là cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam. Đây là đặc điểm lớn nhất của phong trào yêu nước Việt Nam trong thời gian 1919-1930.

II. Phong trào dân tộc dân chủ1919 1930

1. Phong trào yêunước theo khuynh hướng dân chủ tư sản

Mặc dùcòn nhiều hạn chế, nhưng với tinh thần dân tộc, dân chủ, chống đế quốc và chống phong kiến, giai cấp tư sản Việt Nam đã bước lên vũ đài chính trị với một phong trào yêu nước sôi nổi, rộng lớn, lôi cuốn đông đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú.

a. Hoạtđộng yêu nước của tư sản vàtiểu tưsản từnăm 1919 đến năm 1925

Hoạtđộng của tiểu tưsản

+ Năm 1923, một số thanh niên yêu nước hoạtđộng ởQuảng Châu Trung Quốc, trong đó cóLêHồng Sơn, Hồ Tùng Mậu lập ra tổ chức Tâm tâm xã. Năm 1924, Phạm Hồng Thái thực hiện mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méc-lanh ở Sa Diện [Quảng Châu], tuy không thành công, nhưng đã khích lệ tinh thần đấu tranh của nhân dân, nhất là tầng lớp thanh niên yêu nước.

+ Ởtrong nước, tầng lớp tiểu tư sản tríthức sôi nổiđấu tranh đòi quyền tự do dân chủ; thành lập một sốtổchức chính trị[nhưPhục Việt, Hưng Nam, Việt Nam nghĩa đoàn, Thanh niên cao vọng], xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ [bằng tiếng Pháp có:An Nam Trẻ, Người nhà quê, Chuông rè,báo bằng tiếng Việt: Hữu Thanh, Đông Pháp thời báo].Một số nhà xuất bản nhưNam đồng thư xã[Hà Nội],Cường học thư xã[Sài Gòn],Quan hải tùng thư[Huế]đã phát hành nhiều sách tiến bộ.

+Một số phong trào đấu tranh chính trị như cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu [1925], truy điệu và để tang Phan Châu Trinh, đòi thả nhà yêu nước Nguyễn An Ninh [1926]. Ngoài ra, tiểu tư sản Việt Nam còn tiến hành những hoạt động văn hoá tiến bộ, tuyên truyền tư tưởng tự do dân chủ và cổ vũ lòng yêu nước. Càng về sau, phong trào của tiểu tư sản càng bị phân hoá mạnh, có bộ phân đi sâu hơn nữa vào khuynh hướng tư sản, có bộ phận chuyển dần sang khuynh hướng vô sản.

Hoạtđộng của tưsản:

+ Từnăm 1919, tưsản Việt Nam tổchức tẩy chay hàngHoa Kiều, vận động chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa.

+ Năm 1923, một sốtưsản vàđịa chủ lớnởNam Kìđấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn vàxuất cảng lúa gạoởNam Kì.

+ Năm 1923, một sốtưsản vàđại địa chủởNam Kìthành lậpĐảng Lập hiến,đưa ra một số khẩu hiệu đòi tự do dân chủ, nhằm tranh thủ quần chúng.

Ngoài ra còn cónhóm Nam phong vànhóm Trung Bắc tân văn hoạtđộng ởBắc Kì, mở các cuộc vận động đòi tự do đi lại, tự do ngôn luận, tự do buôn bán.

b. Việt Nam Quốc dân đảng [1927 1930]

Sựra đời

+ Sau chiến tranh thếgiới thứnhất, trào lưu dân chủtưsản tiếp tụcảnh hưởngvào Việt Nam, đặc biệt làchủ nghĩa tam dâncủa Tôn Trung Sơn, tác động đến một bộ phận tư sản dân tộc và tiểu tư sản Việt Nam.

+ Trên cơsởhạt nhân lànhà xuất bản Nam Đồng thư xã, ngày 25/12/1927, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Phạm Tuấn Tài thành lập Việt Nam Quốc dân đảng. Đây là tổ chức đại diện cho tư sản dân tộc theo khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản.

Tôn chỉmụcđích:

Khi mới thành lập, đảngchưa có chính cương rõ ràng mà chỉ nêu chung chung là trước làm dân tộc cách mạng, sau làm thế giới cách mạng. Năm 1928, đảng nêu lên chủ nghĩa của đảng là chủ nghĩa xã hội dân chủ. Mục đích của Đảng là đoàn kết lực lượng để đẩy mạnh cách mạng dân tộc, xây dựng nền dân chủ trực tiếp, giúp đỡ các dân tộc bị áp bức.

Bản chương trình hành động củaĐảng [1929] nêu nguyên tắc tư tưởng là Tự do Bình đẳng Bác ái, chương trình gồm 4 thời kỳ, thời kỳ cuối cùng là bất hợp tác với Chính phủ Pháp và triều đình nhà Nguyễn; cổ động bãi công,đánh đuổi giặc Pháp, đánh đổ ngôi vua, thiết lập dân quyền.

Việt Nam quốc dânđảng chủtrương tiến hành cách mạng bằng sắt vàmáu.

Thành phần: tríthức, học sinh, giáo viên, công chức, những người làm nghềtựdo, một sốthân hào ở nông thôn, một số binh lính người Việt trong quân đội Pháp.

Tổchức cơsởtrong quần chúng rất ít, địa bàn hoạtđộng chỉbóhẹp trong một sốtỉnh ởBắc kỳ,ởTrung kỳ vàNam kỳkhông đáng kể.

Hoạtđộng:

+ Tháng 2/1929, Việt Nam Quốc dânđảng tổ chức ám sát trùm mộ phu Ba danh ở Hà Nội. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố, lực lượng của Đảng và quần chúng bị tổn thất nặng nề. Trước tình thế đó, những cán bộ lãnh đạo quyết định thực hiện cuộc bạo động cuối cùng với ý tưởng không thành công cũng thành nhân.

+ Cuộc khởi nghĩa Yên Bái nổra ngày 9/2/1930,trung tâm là thị xã Yên Bái, ở một số nơi có những hoạt động phối hợp như Phú Thọ, Sơn Tây, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội, nhưng cuối cùng bị quân Pháp phản công và dập tắt.

+ Cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại kéo theo sự tan rã hoàn toàn của Việt Nam quốc dân đảng, chấm dứt vai trò lịch sử của giai cấp tư sản Việt Nam trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.

c. Nguyên nhân thất bại vàý nghĩa lịch sử

Nguyên nhân thất bại

+ Giai cấp tư sản Việt Nam rất nhỏ yếu cả về kinh tế và chính trị nên không đủ sức giữ vững ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.

+ Ngọn cờtư tưởng tư sản tuy đối với người Việt Nam còn rất mới mẻ, nhưng không đủ khả năng giúp nhân dân Việt Nam thoát khỏi kiếp nô lệ.

+ Giai cấp tư sản Việt Nam còn thiếu một đường lối chính trị đúng đắn và một phương pháp cách mạng khoa học.

+ Tổchức chính trịcủa giai cấp tư sản Việt Nam, tiêu biểu là Việt Nam quốc dân đảng, rất lỏng lẻo, thiếu cơ sở trong quần chúng, nên không đủ sức chống đỡ trước sự tiến công của đế quốc Pháp.

+ Vềkhách quan,đây là lúc thực dân Pháp đang mạnh, đang củng cố được nền thống trị ở Đông Dương. So sánh lực lượng chưa có lợi cho phong trào yêu nước, thời cơ cách mạng cũng chưa xuất hiện.

Ýnghĩa lịch sử

+ Cổvũmạnh mẽtinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam, bồi đắp thêm cho chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

+Đào tạo, rèn luyện một đội ngũ những nhà yêu nước cho những phong trào đấu tranh mới về sau.

+ Góp phần khảo nghiệm một conđường cứu nước, chứng tỏ con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản là không thành công.

+ Giúp cho những người yêu nước Việt Nam hướng đến một con đường mới, tiếp thu lý luận giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, làm cho phong trào yêu nước trở thành một trong những điều kiện dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Phong trào theo khuynh hướng vô sản

a. Phong trào công nhân

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong lần khai thácthuộc địa lần thứ nhất của Pháp, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ngày càng tăng về số lượng. Dưới ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, phong trào công nhân ngày càng phát triển thep phương hướng từ tự phát đến tự giác.

1919-1925: Đã nổ ra 25 cuộc đấu tranh, tiêu biểu:

+ Năm 1922, cócác cuộc bãi công của công nhân vàviên chức các cơ sởcông thương tưnhânởBắc Kì vàcông nhân các lònhuộmởSài Gòn ChợLớn.

+ Năm 1924 có các cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, rượu, xay xát ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương.

+ Tháng 8 1925, thợmáy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn bãi công, không chịu sửa chữa chiến hạm Misơlêcủa Pháp trước khi chiến hạm này chởlính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Lầnđầu tiên trong cuộc đấu tranh này đã xuất hiện ý thức giai cấp, ý thức chính trị và tinh thần đoàn kết quốc tế.

+ Vềtổchức, năm 1920, cótổchức Công hội bímật do Tôn Đức Thắng sáng lậpởSài Gòn.

+ Nhận xét:

Phong trào công nhân cóbước phát triển mới so với trước Chiến tranh thế giới thứ nhất: hình thức bãi công đã trở nên phổ biến hơn, qui mô lớn hơn và thời gian dài hơn.

Tuy nhiên khẩu hiệuđấu tranh chủ yếu vẫn là kinh tế. Giai cấp công nhân Việt Nam chưa ý thức được sứ mệnh lịch sử của mình, còn thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất và một đường lối chính trị đúng đắn. Phong trào vẫn còn dừng ở trình độ tự phát và còn phụ thuộc vào phong trào yêu nước nói chung.

1926 1929

+ Tháng 6 1925, Hội Việt Nam cách mạng thanh niênđược thành lập. Thông qua những hoạt động của tổ chức này, phong trào công nhân ngày càng phát triển mạnh.

+ Trong hai năm 1926 1927, nổra khoảng 20 cuộc bãi công, sôi nổi nhất làphong trào công nhânđồn điền.

+ Năm 1928, sau khi cóchủtrương vôsản hoá, nhiều cán bộcủa Hội Việt Nam Cách mạngthanh niên đã đi vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, cùng sinh hoạt và lao động với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân, làm cho phong trào công nhân lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.

+ Trong hai năm 1928 1929, có khoảng 40 cuộc bãi công của công nhân nổ ra từ Bắc chí Nam, nhất là ở các trung tâm kinh tế, chính trị.

+ Vềtổchức: Tại nhiều nhàmáy, xínghiệp, sựlãnh đạo của tổchức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên hay Tân Việt cách mạng đảng được mở rộng. Công hội Nam Kì đã bắt liên lạc với Tổng liên đoàn lao động Pháp để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế đối với phong trào công nhân Việt Nam.

+ Điều đáng chú ý là trong phong trào, những khẩu hiệu kinh tế được kết hợp chặt chẽ với các khẩu hiệu chính trị; có sự liên kết của công nhân nhiều nhà máy, nhiều địa phương, nhiều ngành kinh tế.

+ Nhận xét:

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng giác ngộvềchính trị,ý thức giai cấp ngày càng rõrệt, đang đi dần vào cuộc đấu tranh có tổ chức.

Phong trào công nhân đang chuyển biến mạnh mẽ từ tự phát đến tự giác, có sức quy tụ và dẫn đầu phong trào yêu nước nói chung.

* Ýnghĩa:

Phong trào công nhân ngày càng phát triển tạo cơsởđể tiếp thu ánh sáng của thờiđại, nhất là lí luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.

Sựphát triển của phong trào công nhân nói riêng, phong trào yêu nước nói chungđặt ra yêu cầu phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản. Yêu cầu đó tác động vào các tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Tân Việt cách mạng đảng, dẫn đến cuộc đấu tranh nội bộ và sự phân hoá tích cực trong các tổ chức này, hình thành nên ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam, và cuối cùng là sự thống nhất các tổ chức đó thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác Lênin và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam sục sôi trong 20 năm đầu thế kỷ XX.

b. Sựra đời vàhoạtđộng của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên [1925-1929]

Sựthành lập

+ Sau chiến tranh thếgiới thứnhất cónhiều thanh niên tríthức, tiểu tưsản yêu nước sang Trung Quốc hoạtđộng cứu nước, tuy nhiên họ chưa cóphương hướng chính trịđúng đắn, vì thếhọrất cầnđược trang bịvề lýluận cách mạng.

+ Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu [Trung Quốc], liên lạc với những người Việt Nam yêu nước. Tại đây Người chọn một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã để tổ chức thành nhóm Cộng sản đoàn [2/1925].

+ Tháng 6/1925, NguyễnÁi Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Đây là một tổ chức yêu nước có khuynh hướng cộng sản, một bước chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tônchỉmụcđích:tổchứcvàlãnhđạo quầnchúngđấu tranh,đánhđổđế quốcđể giải phóng dân tộc.

Hoạt động

+ Xây dựng hệthống tổchứcởkhắp nơi trong nước. Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Tổng bộ, xuống kì bộ, cơ sở là chi bộ. Năm 1928, Hội có gần 300 hội viên, năm 1929 có 1700 hội viên.

+ Mởcác lớp huấn luyện chínhtrị, đào tạo cán bộ. Hội phái người về trong nước đưa những người yêu nước sang Quảng Châu [Trung Quốc] dự các lớp huấn luyện chính trị của Nguyễn Ái Quốc. Đa số là học sinh, sinh viên, trí thức Việt Nam yêu nước. Họ học làm cách mạng, học cách hoạt động bí mật. Sau khi dự các lớp huấn luyện này, một số được gửi đi học ở Liên Xô, một số khác vào học ở trường Quân sự Hoàng Phố, còn phần lớn trở về nước hoạt động.

+ Tuyên truyền líluận cách mạng giải phóng dân tộc theokhuynh hướng vô sản trong nhân dân Việt Nam, thông qua báoThanh niênvà tác phẩmĐường kách mệnh, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị điều kiện về tư tưởng chính trị cho sự thành lập Đảng Cộng sản. Cuối năm 1928, sau khi có chủ trương vô sản hoá nhiều cán bộ của hội đã đi sâu vào các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền cùng lao động và sống với công nhân để tuyên truyền cách mạng.

+ Đấu tranh trong nội bộđể thành lậpĐảng Cộng sản: Trước sựphát triển của phong trào công nhân vàphong trào yêu nước, đòi hỏi phải có sựlãnhđạo của một Đảng Cộng sản. Trong nội bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã diễn ra cuộc đấu tranh, dẫn đến sự phân hóa tích cực, hình thành nên hai tổ chức cộng sản: Đông Dương cộng sản đảng [6-1929] và An nam cộng sản đảng [8-1929].

Vai tròcủa Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đối với cách mạng Việt Nam:

+ Việc truyền bálíluận cách mạng giải phóng dân tộc vềViệt Nam đã từng bước giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỷ XX;

+ Làm cho giai cấp công nhân ngày càng giác ngộ, phong trào công nhân ngày càng phát triển theo hướng vươn lên một phong trào tự giác; làm cho khuynh hướng vô sản ngày càng chiếm ưu thế trong phong trào dân tộc Việt Nam.

+ Góp phần chuẩn bịvềtưtưởng chính trịvàtổchức, tạođiều kiện chín muồi cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam.

c. Hoạtđộng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc 1911 1930

* Hoạtđộng tìmđường cứu nước 1911 1920

Trong bối cảnh thờiđại sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi sự nghiệp giải phóng dân tộc đang lam vào tình hình đen tối tưởng như không có đường ra, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Sài Gòn đi tìm đường cứu nước.

Từnăm 1911 đến năm 1917, Ngườiđến nhiều nhiều châu lục và quốc gia trên thế giới, nhất là ba nước tư bản phát triển [Anh, Pháp, Mĩ]. Từ thực tiễn lịch sử, Người nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man.

Đầu tháng 12/1917, NguyễnÁi Quốc từAnh trở lại Pháp, ởđây Người hăng hái hoạtđộng trong phong trào yêu nước của Việt kiều vàtrởthành nhân vật lãnh đạo chủ chốt của Hội người Việt Nam yêu nước ở Pari.

Đầu năm 1919, NguyễnÁi Quốc gia nhậpĐảng Xãhội Pháp vìđây làtổchức chính trịtiến bộduy nhấtởPháp lúc đó.

Tháng 6/1919, thay mặt cho những người Việt Nam yêu nước, NguyễnÁi Quốc gửi đến Hội nghị Vecxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam, đòi các tự do, dân chủ, quyền bình đẳng cho dân tộc. Mặc dù không được chấp nhận, nhưng nó là đòn tấn công trực diện đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc vào bọn đế quốc, có tiếng vang lớn tại Pháp, về Việt Nam và trên thế giới. Người kết luận: Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.

Giữa tháng 7/1920, khi đọcSơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địacủa V.I. Lênin, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Đây là cái cần thiết cho chúng ta. Đây là con đường giải phóng cho chuíng ta.

Tháng 12/1920, tạiĐại hộiĐảng Xãhội Pháp [họp tại Tua], NguyễnÁi Quốc bỏphiếu tán thành gia nhập Quốc tếCộng sản vàtham gia thành lậpĐảngCộng sản Pháp, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.

Như vậy, sau khoảng 10 năm tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lênin và xác định được con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, mở đường giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỷ XX.

* Hoạtđộng của Người trong những năm từ1921 1930

Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc ra sức hoạt động để xây dựng và truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân tộc theo khyunh hướng vô sản vào Việt Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị điều kiện về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam.

Hoạt động ở Pháp[1921 1923]:

+ NguyễnÁi Quốc cùng với một sốngười yêu nước của các nước trong khối thuộcđịa Pháp thành lậpHội liên hiệp thuộc địa[1921]. Cơ quan ngôn luận của Hội là báoNgười cùng khổdo Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút.

+ Người viết bài cho nhiều báo:Nhân đạocủa Đảng Cộng sản Pháp,Đời sống công nhâncủa Tổng Liên đoàn lao động Pháp. Đặc biệt, người viết tác phẩmBản án chế độ thực dân Pháp[được xuất bản lần đầu tiên tại Pari năm 1925].

Hoạt động ở Liên Xô[1923-1924]:

+ Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự đại hội Quốc tế Nông dân [10/1923] và được bầu vào Ban chấp hành của Hội.

+ Người vừa nghiên cứu, học tập, vừa viết bài cho báoSự thậtcủa Đảng Cộng sản Liên Xô, tạp chíThư tín quốc tếcủa Quốc tế Cộng sản.

+ TạiĐại hội lần thứV của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc khẳng định vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.

Hoạtđộng ở Trung Quốc và Đông Bắc Xiêm [1924 1929]:

+ Ngày 11/11/1924, NguyễnÁi Quốcđến Quảng Châu Trung Quốcđể trực tiếpđào tạo cán bộ, xây dựng tổchức cách mạng, truyền bálýluận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam.

+ Nguyễn Ái Quốc lựa chọn một số thanh niên trong Tâm tâm xã để tổ chức thành nhóm Cộng sản đoàn [2/1925] làm nòng cốt để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên [6-1925] nhằm chuẩn bị điều kiện tiến tới thành lập Đảng Cộng sản; xuất bản báoThanh niênđể tuyên truyền tư tưởng cách mạng cho quần chúng.

+ NguyễnÁi Quốc mởnhiều lớp huấn luyện đào tạo cán bộ. Từnăm 1925 đến năm 1927 đã đào tạo được 75 người. Những bài giảng của Người được xuất bản thành cuốnĐường kách mệnh[1927].

Những năm 1928-1929, Người còn hoạt động ở Đông Bắc Xiêm, tuyên truyền lý luận cách mạng và tổ chức Việt kiều yêu nước.

Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất các nhóm cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Người soạn thảo raCương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng[bao gồmChính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt], được Hội nghị thông qua.

* Vai tròcủa NguyễnÁi Quốc đối với cách mạng Việt Nam [1919-1930]:

Vai tròmởđưởng để giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu thế kỷ XX [xác định được con đường cứu nước mới].

Vai tròquan trọng trong việc chuẩn bịđiều kiện cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam

Líluận cách mạng giải phóng dân tộc, được truyền bávào Việt Nam, đã thúcđẩy phong trào dân tộc phát triển, làsựchuẩn bịđiều kiện về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng.

Việc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên vàđào tạo cán bộcho cách mạng Việt Nam làsự chuẩn bị điều kiện về tổ chức cho sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam về sau.

Vai tròquyếtđịnh thành công của Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, chấm dứt tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

a. Sựra đời của ba tổchức cộng sản năm 1929

Đến năm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước kết thành một làn sóng dân tộc dân chủ ngày càng mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu phải có sự lãnh đạo của một Đảng Cộng sản.

Yêu cầu trên tácđộng vào các tổ chức tiền cộng sản, dẫn đến cuộc đấu tranh nội bộ và sự phân hoá tích cực trong các tổ chức này, hình thành nên ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.

Tháng 3/1929, tại số5D, Hàm Long [HàNội] những người tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kì lập ra chi bộ cộng sản đầu tiên. Chi bộ mở cuộc vận động để thành lập một đảng cộng sản nhằm thay thế Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

Tháng 5/1929, tạiĐại hội lần thứnhất của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên họp tại Hương Cảng [Trung Quốc], đoànđại biểu Bắc Kìđưa ra vấn đề thành lậpđảng cộng sản, song không được chấp nhận, nên rút khỏi Đại hội về nước.

Ngày 17/6/1929, đại biểu các tổchức cơsở cộng sảnởmiền Bắc họpđại hội thành lậpĐông Dương Cộng sảnĐảng, thông qua Tuyên ngôn,Điều lệ, ra báo Búa liềm, xây dựng cơ sở ở khắp nơi trong cả nước.

Tháng 8/1929. các cán bộlãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộvàKìbộNam Kìquyết định thành lập An Nam Cộng sảnđảng. Đảng có một chi bộhoạtđộng ởTrung Quốc, một sốchi bộhoạtđộng ởNam Kì. Tờ báoĐỏ làcơquan ngôn luận củađảng.

Tháng 9/1929 những thành viên trong Tân Việt Cách mạng đảng tuyên bốthành lậpĐông Dương Cộng sản liênđoàn, xây dựng nhiều chi bộởTrung Kì, Bắc KỳvàcảNam Kỳ.

Nhận xét:

+ Sựrađời ba tổ chức cộng sản là một xu thế khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.

+ Các tổchức cộng sảnđều tích cực lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng, làm làm cho phong trào phát triển mạnh hơn.

+ Nhưng ba tổ chức lại hoạt động riêng rẽ với nhau, làm cho lực lượng và sức mạnh của cách mạng bị phân tán. Điều đó không có lợi cho phong trào cách mạng.

b. Hội nghịthành lậpĐảng Cộng sản Việt Nam

Hoàn cảnh lịch sử

+ Năm 1929, ba tổchức cộng sản ra đời vàtích cực lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Tuy nhiên, các tổ chứcđó hoạtđộng riêng rẽ, tranh giànhảnh hưởng của nhau làm cho phong trào cách mạng trong cả nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải thống nhất các tổ chức thành một đảng.

+ Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản có quyền quyết định mọi vấn đề của cách mạng Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc chủ động triệu tập đại biểu của Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng để bàn về việc thống nhất đảng. Hội nghị bắt đầu họp ngày 6/1/1930 tại Cửu Long [Hương Cảng Trung Quốc] do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.

Nội dung Hội nghị

+ Thảo luận vànhất tríýkiến của Nguyễn Ái Quốc làthống nhất thành mộtđảng cộng sản duy nhất lấy tên làĐảng Cộng sản Việt Nam.

+ Thông quaChính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắtcủa Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, có giá trị lí luận và thực tiễn lâu dài đối với cách mạng Việt Nam.

+ Vạch kếhoạch hợp nhất các tổchức cộng sản trong nước và thành lập Ban chấp hành trung ương lâm thời.

+ Nhân dịpĐảng ra đời, NguyễnÁi Quốc ra lời kêu gọicông nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh, anh chị em bị áp bức bóc lột đấu tranh.

Hội nghịcóýnghĩa nhưmộtđại hội thành lậpĐảng. Ngày 24/2/1930 theo đề nghị củaĐông Dương Cộng sản liênđoàn, tổ chức nàyđược gia nhập vàoĐảng Cộng sản Việt Nam.

Nội dung Cương lĩnh chính trịđầu tiên của Đảng

+ Xácđịnh đường lối chiến lượccủa cách mạng Việt Nam là làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.

+ Nhiệm vụtrong giaiđoạn cách mạng trước mắt là: đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và phản cách mạng làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do; lập chính phủ công nông binh; tổ chức quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc; tịch thu ruộng đất của đế quốc và phản cách mạng chia cho dân cày nghèo.

+ Lực lượng cách mạng là: Công nhân, nông dân, tiểu tưsản, tríthức. Đối với phúnông, trung tiểuđịa chủvàtưbản phải lợi dụng hoặc trung lập.

+ Lãnh đạo cách mạng: Đảng cộng sản Việt Nam, đội quân tiên phong của giai cấp vôsản sẽgiữ vai tròlãnh đạo cách mạng.

+ Vềquan hệvới cách mạng thếgiới: Đảng phải liên lạc với các dân tộc bịáp bức và giai cấp vôsản thếgiới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.

Nhận xét:

+ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp. Độc lập tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.

+ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời làkết quả tất yếu của cuộcđấu tranh dân tộc vàgiai cấp của nhân dân Việt Nam.Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lênin và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.

Ý nghĩa sự ra đời của Đảng: Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam. Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam được đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, một đảng có đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ đảng viên kiên trung nguyện suốt đời hy sinh cho lý tưởng Đảng, vì độc lập dân tộc và tự do cho nhân dân.

+ Sựrađời của Đảng với tổ chức thống nhất và cương lĩnh chính trị đúng đắn đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo cách mạng kéo dài mấy chục năm đầu thế kỷ XX. Từ đây cách mạng Việt Nam bước lên một con đường mới, con đường đấu tranh giành độc lập dân tộc và hướng tới chủ nghĩa xã hội.

+ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời chứng tỏgiai cấp công nhân Việt Namđã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. Phong trào công nhân Việt Nam từ đây hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác.

+ Sựlãnhđạo của đảng làm cho cách mạng Việt Nam thực sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Từ đây nhân dân Việt Nam tham gia vào sự nghiệp cách mạng thế giới một cách có tổ chức.

+ Đảng ra đời làsựchuẩn bị tất yếu đầu tiên có ý nghĩa quyết định cho những bước phát triển tiếp theo của lịch sử dân tộc Việt Nam. Đó là nhân tố hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

C. Câu hỏiôn tập

Câu 1.Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương? Nêu tác động của cuộc khai thác đó đối với tình hình kinh tế và xã hội Việt Nam.

Câu 2.Phân tích nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930.

Câu 3.Khái quát những khuynh hướng mới trong phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930.

Câu 4.Trình bày điều kiện lịch sử và sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1929. Nêu ý nghĩa của phong trào công nhân đối với cách mạng Việt Nam.

Câu 5.Phân tích điều kiện lịch sử và đặc điểm của phong trào dân tộc Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930.

Câu 6.Tóm tắt quá trình chuẩn bị điều kiện về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 7.Trình bày sự ra đời, hoạt động và đánh giá vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đối với cách mạng Việt Nam.

Câu 8.Hãy làm sáng tỏ tính đúng đắn và sáng tạo trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 9.Bằng những sự kiện lịch sử chọn lọc, hãy làm sáng tỏ vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong thời gian từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1930.

Câu 10.Chứng minh rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân Việt Nam, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử trong ba thập niên đầu thế kỉ XX.

Câu 11.Hãy lập bảng thống kê các tài liệu phản ánh lí luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 20 của thế kỷ XX theo mẫu sau:

Nơi viết tài liệuThời gianTên tài liệu
Pháp
Liên Xô
Trung Quốc

Các tin khác:
» Thi THPT 2020: Lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT
» Còn hơn 2 tuần nữa thi tốt nghiệp THPT 2020, thí sinh nên làm gì và học như thế nào?
» Thời gian nhận giấy báo dự thi, cách tra cứu thông tin trên Cổng thông tin Kỳ thi tốt nghiệp THPT
» Đăng ký nguyện vọng như thế nào để cơ hội trúng tuyển đại học cao nhất
» Top 14 điều bạn cần ghi nhớ để vượt qua kì thi THPT năm 2020
» Trọn bộ bí kíp mùa thi
» Ổn định tâm lý mùa thi
» Bí quyết ôn thi tổ hợp các môn xã hội hiệu quả
» Chương trình tư vấn trực tuyến: Đồng hành cùng thí sinh ĐKDT, ĐKXT năm 2018
» Sơ đồ tư duy giúp học sinh ôn thi môn Ngữ văn lớp 12
    Tin tức
    THPT
  • Thông báo tuyển sinh
  • Bồi dưỡng kiến thức
  • Đại học
  • Thông tin tuyển sinh
  • Ngành đào tạo
  • Đào tạo ngành 2 [bằng kép]
  • Thông tin cần biết
  • Sau đại học
  • Thông tin tuyển sinh
  • Chuyên ngành đào tạo
  • Bổ túc kiến thức
  • Thông tin cần biết
  • Ngắn hạn - VLVH
  • Tuyển sinh ngắn hạn
  • Tuyển sinh VLVH
  • Tiếng Việt cho người nước ngoài
  • Thông tin cần biết
  • Hướng nghiệp
  • Chọn ngành, chọn nghề
  • Bí quyết học thi
  • Sức khoẻ mùa thi
  • Tra cứu kết quả
  • Học tại USSH
  • Tại sao chọn USSH
  • Môi trường học tập
  • Học phí - Học bổng
  • Ký túc xá

Liên kết nhanh

THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC CHÍNH QUY NĂM 2021
THÔNG TIN TUYỂN SINH THẠC SĨ, TIẾN SĨ NĂM 2021
TUYỂN SINH CTĐT THỨ 2 [BẰNG KÉP] NĂM 2021
TÌM HIỂU CÁC NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
THAM KHẢO ĐIỂM TRÚNG TUYỂN CÁC NĂM

Tin nổi bật

  • Công bố kết quả trúng tuyển đại học chính quy theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021
    15/09/2021
  • Thông tin tuyển sinh đại học chính quy năm 2021
    28/08/2021
  • Thông báo ngưỡng điểm nhận đăng ký xét tuyển đại học chính quy theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021
    02/08/2021
  • Thông báo kết quả thi tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2021
    29/06/2021
  • TRA CỨU LẠI thông tin dự thi [có điều chỉnh] kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn năm 2021
    09/06/2021

Thống kê

Tổng truy cập
7269703
Trực tuyến
000041

Video liên quan

Chủ Đề